T
T$
Guest
- 7 tháng 4 2015
Đây là phát biểu mạnh mẽ nhất lên án Thủ tướng David Cameron của đảng Bảo thủ vì lời hứa nếu đảng này thắng cử, cử tri Anh sẽ được quyền chọn ở lại Liên hiệp châu Âu hay để nước này rút ra.
Ông Blair cũng khen lãnh tụ phe tả, ông Ed Milliband là 'người lãnh đạo có nguyên tắc' và phê lời hứa của lãnh đạp phe hữu, David Cameron về một cuộc trưng cầu dân ý là 'chỉ đem lại tiếng xấu cho Anh Quốc'.
Rộng hơn, ông Blair phê phán viễn kiến ông gọi là 'rút lui, tự cô lập' trong thế giới đang có nhiều thách thức từ Trung Quốc, Ấn Độ.
Ông Blair dự kiến sẽ phát biểu như vậy vào thứ Sáu tuần này khi cùng vợ, luật sư Cherie Blair đến thăm hạt cử tri cũ của ông ở County Durham.
Theo những gì báo chí được biết, ông sẽ nói:
"Quyết định bỏ châu Âu nói rất nhiều về chúng ta và đó là điều chẳng hay ho gì: một quốc gia dám mạo hiểm trở thành nhút nhát, một quốc gia có tham vọng toàn cầu chọn trở thành kẻ già nua đứng bên lề; quốc gia nổi tiếng cởi mở lại đi đóng sập cánh cửa gần nhất."
Bất cứ lời khuyên nào của ông Blair cho đảng Lao động cũng sẽ được xem kỹ để tìm ra 'trí khôn' giúp đảng này giành phiếu
Giới chỉ trích cho rằng quyết định của ông David Cameron cho cử tri Anh chọn ở lại châu Âu hay rút khỏi EU là bị ảnh hưởng bởi phái hữu dân tộc chủ nghĩa trong Đảng Bảo thủ.
Nay, ông Blair dùng cơ hội cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra vào ngày 7/5 năm nay để đề cao xu hướng toàn cầu hóa, phê phán phe hữu Anh.
Nhưng tiếng nói của ông Blair ủng hộ cả ông Ed Milliband, đương kim lãnh tụ đảng Lao động (phe tả) được cho là một yếu tố mới trong cuộc bầu cử.
Lý do là, theo ông James Landale, biên tập viên chính trị của BBC News ông Tony Blair "đã thắng cử ba lần".
Tuy thế, theo báo The Guardian, ý kiến của ông Blair cũng có thể khiến một số người thuộc phe tả Anh cảm thấy không thoải mái.
Lý do là khi làm thủ tướng Anh, ông Blair đã quyết định đem quân vào Iraq, điều bị không ít nhân vật thuộc phe tả, gồm cả thành viên đảng Lao động của ông, phản đối.
Các thương vụ làm ăn theo kiểu 'tư vấn cho chính phủ nước ngoài' của ông sau khi rời Downing Street cũng bị báo chí phê phán.
Tại kỳ bầu cử này, hiện tượng chưa từng có trong chính trường Anh mấy chục năm qua là sự phân chia các xu thế, với cả thẩy bảy đảng cùng tham gia tranh cử.
Theo các điều tra dư luận tháng 3/2015, không đảng nào có thể giành đa số phiếu để lập chính phủ, và hai đảng lớn nhất là Bảo thủ và Lao động sẽ đều cần phải tìm kiếm liên minh nếu muốn lập nội các để cầm quyền.
Xem thêm bài về vai trò 'tư vấn cho chính phủ Việt Nam của ông Blair'
Theo BBC Vietnamese