Tiêu chí chọn tượng di lặc

vanlinh0510

New member
Phật Di Lặc hay còn gọi là "Phật Cười". Theo truyền thuyết thì niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là hóa giải những giận dữ, buồn phiền, áp lực hay căng thẳng của con người thành sự vui vẻ, hạnh phúc.

Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Phật Di Lặc trong phong thủy là biểu tượng tuyệt đối của sự hạnh phúc.

Người ta còn tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh và có sức lan truyền tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và Phật tới đâu, ở đó sẽ có hạnh phúc.

Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật thì người buồn phiền cũng có thể giảm căng thẳng, phiền muộn và cảm thấy vui lên. Xoa bụng Phật cũng được cho là sẽ mang lại nhiều may mắn và sự tốt lành.

Sơ lược sự tích về Đức Phật Di Lặc


Vì sao người chơi tượng thường chọn tượng gỗ phong thủy là tượng Di Lặc vào dịp đầu năm? Trước tiên phải nói về sự xuất hiện của Đức Phật Di Lặc cũng như hình ảnh Phật Di Lặc trong tiềm thức mọi người.

Hình ảnh Phật Di Lặc trong tiềm thức mọi người được bắt nguồn từ Phật giáo Trung Hoa – Đó là một ông già bụng phệ, mập mạp và luôn nở nụ cười tươi. Hình ảnh tượng Phật Di Lặc đi kèm nụ cười này còn được dân gian gọi là “Tiếu Phật” hay Tiếu khẩu Di Lặc Phật. Theo Phật Giáo Trung Hoa, ở nước Lương, đời Ngũ Quý, tại vùng Phụng Hóa Châu Minh xuất hiện một vị hòa thượng kì lạ. Tương truyền rằng, Ngài có thân hình béo tốt, y phục tùy tiện, ngôn ngữ hành vi không câu nệ tiểu tiết. Đặc biệt, Ngài có khả năng hóa dữ thành lành và giúp đỡ những người gặp khó khăn. Trên tay Ngài luôn quẩy một tay nải to, vừa hành khuất vừa thuyết pháp thế nên người ta còn gọi Ngài là “Bố Đại Hòa Thượng”. Năm Trinh Minh thứ 2 (Đời Hậu Lương), Bố đại Hòa Thượng nhập tịch tại Nhạc Lâm Tự, ông để lại bài kệ rằng ““Di Lặc thật là Di Lặc, phân thân trong muôn ức, thường thường chỉ dạy người đời, người đời lại không biết”.


Xem thêm: Tượng gỗ di lặc
Dựa vào bài kệ trên, người ta cho rằng Bố Đại Hòa thượng chính là Đức Phật Di Lặc hóa thân chuyển thế, bèn an táng Ngài và lập nên “Am Di Lặc”, xây gác, đắp tượng,…Dần dần, theo năm tháng hình ảnh Bố Đại Hòa Thượng được lưu truyền khắp nơi. Từ đó, người ta tạo nên những mẫu tượng Phật Di Lặc với nhiều phiên bản khác nhau như: Tượng Di Lặc ngồi gốc tùng, Di Lặc vác cành đào, tượng Di Lặc cưỡi rồng, tượng Di Lặc ngũ quỷ,… Mỗi pho tượng mang một nét đẹp thẩm mỹ và một mong cầu mà con người muốn gửi gắm vậy.
 
Back
Top