Tai nạn thương tích ở trẻ em và các biện pháp phòng tránh

thanhlinh

Junior Member
Trên thế giới tai nạn thương tích (TNTT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Ghi nhận qua hệ thống giám sát TNTT tại Bệnh viện nhi đồng Cần Thơ và Bệnh viện trẻ em Hải Phòng từ 10/2004-3/2005 cho thấy: nguyên nhân hàng đầu gây TNTT ở trẻ đến viện là ngã (chiếm 60,7%), tiếp theo là tai nạn giao thông (20,3%), bỏng (8,5%), bị thương do vật sắc nhọn, bạo lực trong gia đình, đuối nước, vật sắc nhọn đâm, súc vật cắn, ngộ độc, dị vật, nhóm tác nhân khác.
Theo nghiên cứu của nhiều đề tài khoa học, tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sự chăm sóc của gia đình, thời gian, địa điểm sinh sống của trẻ có liên quan rất nhiều tới nguyên nhân gây tai nạn thương tích ở trẻ em.[FONT=&quot][/FONT]
Đặc điểm tâm sinh lý[FONT=&quot][/FONT]
Trẻ dưới 3 tủôi: Lứa tuổi này các cơ quan trong cơ thể phát triển chưa hoàn thiện. Trẻ tập bò, tập đi lại, tò mò muốn hiểu biết xung quanh, chưa nhận thức được mối nguy hiểm xung quanh, chưa biết tự bảo vệ mình do đó thường bị:[FONT=&quot][/FONT]

  • Dị vật đường thở do sặc bột, sặc thức ăn.[FONT=&quot][/FONT]
  • Bị dị vật lỗ mũi, lỗ tai... do tự nhét hột đỗ, hột lạc.[FONT=&quot][/FONT]
  • Bỏng, nhất là bỏng nước sôi.[FONT=&quot][/FONT]
  • Ngã.[FONT=&quot][/FONT]
  • Bị đuối nước (nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa nước nổi) do bị ngã xuống nước.[FONT=&quot][/FONT]
  • Điện giật.[FONT=&quot][/FONT]

Trẻ từ 3 đến 13 tuổi: (đặc biệt là từ 6 đến13 tuổi, lứa tuổi này trẻ đã đến tuổi đi học): do trẻ hiếu động, nghịch ngợm, chạy chơi tự do ngoài vòng kiếmoát của bố mẹ nên thường bị ngã, điện giật, đúôi nước, bắn súng cao su vào nhau, đánh nhau, bị bỏng nhất là bỏng vôi do ngã vào hố vôi mới tôi.[FONT=&quot][/FONT]
Trẻ từ 13 đến 18 tuổi: Ở lứa tuổi này trẻ em muốn tự khẳng định mình, muốn trở thành người lớn, dễ bị kích động, muốn tách khỏi sự quản lý của gia đình và nhà trường... nên rất dễ bị tai nạn giao thông, đuối nước, ngã do leo trèo...[FONT=&quot][/FONT]
Giới tính: Trẻ trai do bản tính hiếu động nên thường có xu hướng dễ bị TNTT hơn so với trẻ gái. Theo báo cáo thống kê về tình hình TNTT tại cộng đồng 6 tháng đầu năm 2005 tại 6 tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Đồng Tháp, Cần Thơ, tỷ lệ trẻ trai dưới 15 tuổi mắc TNTT chiếm khoảng 66% so với trẻ gái chỉ chiếm 34%.[FONT=&quot][/FONT]
Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới tai nạn thương tích ở trẻ em[FONT=&quot][/FONT]

  • Tai nạn vào ngày nghỉ: Tai nạn xảy ra vào ngày nghỉ, kỳ nghỉ hè chiếm tỷ lệ cao hơn.[FONT=&quot][/FONT]
  • Tai nạn thường xảy ra ở gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trẻ thiếu sự chăm sóc của cha mẹ và người lớn.[FONT=&quot][/FONT]

Đặc điểm thương tích ở trẻ em[FONT=&quot][/FONT]

  • Tạo môi trường an toàn cho trẻ:[FONT=&quot][/FONT]
  • Phòng chống đuối nước:[FONT=&quot][/FONT]
- Rào ao, hỗ, rãnh nước quanh nhà, làm cửa chắn nếu nhà gần ao hồ.[FONT=&quot][/FONT]
- Đổ nước trong các xô chậu nếu không cần.[FONT=&quot][/FONT]
- Luôn đậy nắp bể, giếng...[FONT=&quot][/FONT]
- Vùng lũ: Dùng giường ba vách, tập trung trẻ ở nhà trẻ.[FONT=&quot][/FONT]
- Trẻ lớn: Không cho trẻ tự do đi bơi ở sông hồ lớn...[FONT=&quot][/FONT]

  • Phòng chống tai nạn giao thông:[FONT=&quot][/FONT]
- Cha, mẹ trẻ cần tôn trọng luật lệ giao thông, làm gương cho trẻ.[FONT=&quot][/FONT]
- Giáo dục luật giao thông trong trường học.[FONT=&quot][/FONT]

  • Phòng chống bỏng cho trẻ em:[FONT=&quot][/FONT]
- Tuyên truyền về phương pháp phòng chống cho gia đình và trẻ lớn.[FONT=&quot][/FONT]
- Bố trí lớp nấu ăn hợp lý, ngoài tầm với của trẻ.[FONT=&quot][/FONT]
- Không để đồ vật đang nóng trong tầm với của trẻ (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là nóng...).[FONT=&quot][/FONT]
- Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa...[FONT=&quot][/FONT]

  • Phòng chống tai nạn do ngã:[FONT=&quot][/FONT]
- Sử dụngcũi để trông trẻ nhỏ.[FONT=&quot][/FONT]
- Không cho trẻ nhỏ ngồi, nằm võng nơi khi không có người lớn trông.[FONT=&quot][/FONT]
- Sắp xếp đồ đạc cho hợp lý không để vướng trẻ đi lại.[FONT=&quot][/FONT]

  • Phòng chống điện giật trẻ em:[FONT=&quot][/FONT]
- để nguồn điện cao, xa khỏi tầm tay với của trẻ.[FONT=&quot][/FONT]
- Kiểm tra hệ thống điện để bảo đảm an toàn.[FONT=&quot][/FONT]
- Hướng dẫn cách phòng điện giật cho cha mẹ và trẻ lớn tuổi.[FONT=&quot][/FONT]
- Hướng dẫn cách sơ cấp cứu cơ bản cho gia đình, trường học và cộng đồng.[FONT=&quot][/FONT]

Bộ Y tế Việt Nam
 

Attachments

  • bong%20nang..jpg
    bong%20nang..jpg
    2.4 KB · Views: 0
Back
Top