"Tạt tu" (Tattoo)- thú chơi của người giàu

Jolie

Member
Mỗi hình xăm đơn giản cũng có giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu. Nghệ thuật "tạ tu" (tattoo) không dành cho người nghèo...

Đam mê...

Hầu hết những cơ sở xăm nghệ thuật đều có một nguyên tắc chung: khách hàng phải viết cam kết trước khi xăm và không xăm cho người chưa đủ 18 tuổi. Những Tattoo Artist sẽ tư vấn cho khách hàng về cách chọn hình xăm, vị trí xăm, cách bảo quản hình…

Trước khi xăm thật, thợ xăm sẽ dán hình xăm chì lên người để khách hàng có thể nhìn thấy trước hình ảnh thực tế của nó. Có khi thao tác xăm chỉ mất khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, nhưng thời gian tư vấn, chuẩn bị tâm lý cho người xăm lại mất đến cả buổi. Bởi vậy, trung bình một ngày, mỗi phòng xăm chỉ thực hiện được cho khoảng 2-3 khách.

1735104057-1-IMG_5618%282%29.JPG.jpeg

Một khách hành nữ

Đã yêu thích Tattoo, người chơi cũng không được “tiếc tiền” đầu tư cho những máy móc, thiết bị hiện đại như máy xăm, mực xăm hầu hết được nhập ngoại từ Mỹ, Nhật… tuy giá cả đắt gấp đôi, gấp ba mực xăm, máy xăm của Trung Quốc nhưng chất lượng thì hơn hẳn.

Bởi vậy xăm nghệ thuật không phải là thú chơi của con nhà nghèo. Mỗi hình xăm đơn giản có giá khoảng vài trăm nghìn, hình phức tạp có khi lên tới hàng triệu. Tuy vậy, nhưng những người yêu thích nghệ thuật xăm vẫn có xu hướng tìm đến những phòng xăm có uy tín, không chỉ bởi vì chất lượng mà còn vì sự an toàn: mỗi khách hàng sẽ được sử dụng kim xăm, dao cạo, mực xăm riêng, sau khi hoàn tất có thể cầm về làm kỷ niệm.

1735104057-2-IMG_0105.JPG.jpeg

Hình xăm ở vị trí "nhạy cảm"

Trào lưu xăm mình ngày càng nở rộ. Bên cạnh những người coi việc xăm mình như một thứ “mốt” để chứng tỏ “đẳng cấp”, sự “chịu chơi” thì cũng có không ít người tìm đến xăm nghệ thuật vì niềm yêu thích thực sự, vì muốn lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp hay đơn giản vì lý do thẩm mỹ là để che sẹo.

Trần Chí Hiếu - người đứng đầu câu lạc bộ Xăm nghệ thuật Việt Nam cho biết: “Càng ngày, lượng khách đến với phòng xăm của câu lạc bộ ngày càng đa dạng, có cả giáo viên, nhân viên công sở, công an…mỗi thợ xăm sẽ có trách nhiệm tư vấn để người xăm có sự lựa chọn đúng đắn, không phải ân hận sau khi xăm”.

Chân dung những Tattoo Artist

Đứng đầu trong giới xăm nghệ thuật, phải kể đến Trần Chí Hiếu - người sáng lập ra câu lạc bộ Xăm nghệ thuật Việt Nam (Tattoo Club Viet Nam) từ năm 2005.

Vào thời điểm này, tại Việt Nam từ trước tới giờ vẫn chưa có ai thực sự nghiên cứu về nghệ thuật Tattoo. Với niềm đam mê thực sự, Trần Chí Hiếu đã tự mình tìm hiểu về kỹ thuật xăm ở các nước Thái lan, Singapore, Nhật Bản…và thành lập câu lạc bộ Xăm nghệ thuật Việt Nam với mong muốn tạo sân chơi cho những người đam mê Tattoo.

1735104057-3-IMG_7168.JPG.jpeg

Khách hàng nam...

Hiếu cũng được những người yêu thích Tattto đánh giá là “chịu chơi” khi cần mẫn sưu tập những chiếc máy xăm đủ mọi chủng loại, quốc tịch. Đến nay bộ sưu tập độc đáo của anh cũng đã lên tới con số vài trăm. Hiếu cũng đã đào tạo được khoảng 20 – 30 học viên về nghệ thuật này.

1735104057-4-IMG_0110.JPG.jpeg

Nguyễn Đức Tuấn đang thiết kế hình xăm trên máy tính

Giống như Hiếu, Nguyễn Đức Tuấn – chàng cựu sinh viên Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội đam mê Tattoo từ khi còn là sinh viên năm hai. Tốt nghiệp đại học, Tuấn sang Thái Lan một tháng để học thêm về nghệ thuật xăm. Phòng xăm Tats Studio tại khu tập thể Khương Thượng (Hà Nội) vừa là nơi mưu sinh, vừa giúp Tuấn thoả mãn niềm đam mê của mình.

1735104057-5-IMG_8024.JPG.jpeg

Một hình xăm của nam

Với những Tattoo Artist như Chí Hiếu hay Đức Tuấn, điều quan trọng nhất là mong ước thay đổi cái nhìn của xã hội về Tattoo và nhìn nhận nó như một môn nghệ thuật thực sự. Luôn tìm tòi những mẫu xăm mới, những kỹ thuật xăm tiên tiến, phòng xăm là nơi họ chia sẻ niềm đam mê của mình với mọi người.






Việt Báo​
 
Back
Top