"Phở" đang cạnh tranh với "cơm"

Jolie

Member
Có một thực tế mà cơm không để ý: Phở đang cạnh tranh với cơm bằng vẻ ngoài rất… văn hóa ứng xử.
061Hoa20hop.jpg


Không biết ông nào cà rỡn nghĩ ra cái ẩn dụ cho cơm và phở thật dí dỏm: cơm là vợ, phở là… em út nơi quán xá, nhà hàng. Phở thường đẹp hơn cơm về mẫu mã, kiểu dáng, bởi phở luôn chăm chút, tỉa tót, tô son, “chạy chỉ”. Còn cơm thì đa phần vì bươn chải lo toan vun vén gia đình nên phải chào thua món trang điểm lụa là.

Có một thực tế mà cơm không để ý: Phở đang cạnh tranh với cơm bằng vẻ ngoài rất… văn hóa ứng xử, nhưng thật ra đó là những chiêu ma mị bọc đường. Thường thì phở ăn nói dịu dàng, một vâng hai dạ, anh cần chi ạ, có em có em…

Được khen đẹp, phở nhẹ nhàng thỏ thẻ: “Dạ em cám ơn anh, nhưng em làm sao bằng chị nhà được ạ?...”.

Rồi phở đưa anh lên mây xanh, nói em tu chín kiếp cũng chưa chắc đã sở hữu một ông chồng đẹp trai, hào hoa như anh. Anh nào cũng cười tít mắt, thấy lâng lâng từ gót chân đến đỉnh đầu.

Nếu là phở Hà Nội, anh sẽ được nghe giọng oanh vàng ríu rít: “Thủ trưởng ơi, chương trình quán em có nhạc sống đấy!”. Còn nếu là phở Huế, khi ngồi một mình đăm chiêu, anh sẽ được quan tâm với lời nói như gió thoảng trên dòng Hương: “Anh chi ơi, chiều ni răng mà buồn rứa?...”. Nghe ngọt như mía lùi.

Phở lượn lờ ân cần hỏi han, anh ăn ngon miệng chứ, rồi lả lướt đi qua đi lại, có khi sát sàn sạt với khách, đụng chỗ này tí, chạm chỗ kia tí, rồi cười nụ, mắt chớp chớp, nói “ấy chết, em xó ri nhá!” (sorry: xin lỗi, rất tiếc). Nhiều chàng tranh nhau khoe vốn tiếng Anh với phở, rối rít nói “nót thing, nót thing” (nothing: không có gì). Chu cha là vui.

Bia cạn, không anh nào tự rót, cứ mắt cụp mắt xòe nháo nhác tìm phở. Phở đến, vịn vai khách, rót bia từ phía sau, cái lưng khách bỗng mát dịu như núi đồi Đà Lạt. Cứ thế, phở lúng la lúng liếng, nói có gì gọi em sẵn sàng chiều anh! Chỉ có bấy nhiêu mà đáng lẽ uống vài chai thành vài chục chai. Hầu hết phở biết “trang trí” khá bắt mắt: vài lát ớt đỏ, mấy cọng hành xanh, thêm miếng chanh tươi mọng nước. Đang đói, thử hỏi anh nào không chóp chép?

Trên “tinh thần” đó, khá nhiều anh tìm phở giải khuây, nghe ngòn ngọt, uống cay cay, đu đưa vài câu, liếc liếc vài cái, giải quyết thẩm mỹ cho con mắt rồi về. Chẳng có gì ghê gớm. Đấy là nói phở “nhẹ”. Còn phở “nặng” trong nhà nghỉ, khách sạn bịt bùng thì lại là chuyện khác...

Tan tầm về ngay với cơm ư? Có anh nói đó là buổi chiều… ngu nhất. Mặt buồn xo, anh ta than rằng cơm của anh thường đá thúng đụng nia, dằn mâm xén bát, giọng nói khô rát như gió Lào, vẫn là chuyện cơm áo gạo tiền muôn thuở. “Bả làm như tại tui mà vật giá leo thang, lúc nào cũng mặt nặng mày nhẹ. Trong bữa cơm thế nào cũng rên rỉ gạo lên, thịt lên, rau lên. Chán!”.
Có người thở dài nói: “Ôi, cơm của tui xét nét lắm!”. Rồi anh khen thơ của ai đó viết đúng tâm trạng của anh: Im lặng vợ bảo giận gì/tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ. Thật chẳng biết sống làm sao cho phải. Mình không phở, cơm cũng nghĩ mình phở. Kiểu này thì cứ phở cho bõ ghét.
Cơm hay “nguội lạnh”, xẵng giọng với chồng, có ác cảm với phở là điều cần phải thông cảm. Các ông thử làm cơm mới thấy. Còn bây giờ các ông vẫn là “đôi đũa vàng”, muốn lùa cơm hay khoắng phở gì cũng được.
Mình từng nghe một ông chồng ba trợn ba trạo nói về cơm rất cảm động. Anh kể, có lần phở “nhẹ” xong, về tới hiên nhà chợt nghe cơm ru con: chàng ơi phụ thiếp làm chi/thiếp như cơm nguội chờ khi đói lòng. Anh bỗng thấy nghèn nghẹn ở cổ, thương cơm quá là thương. Rồi cũng chính anh, trong một lần trà dư tửu hậu đã cao hứng tuyên bố mình có… lá bùa hạnh phúc. Lá bùa chính là hai câu thơ (của ai anh quên mất tên): Vợ là thánh chỉ vua ban/bảo sao nghe vậy, miễn bàn đúng sai.
Anh nói mỗi ngày anh đều “tâm niệm” và làm đúng y vậy nên bây giờ anh với cơm tình thắm nghĩa nồng. Bạn bè vỗ tay cười rật rật tán thưởng.



placementID-2





Theo Trần Cao Duyên
Thanh Niên
 
Vừa qua tại một quán bia tại trung tâm thành phố, giới đàn ông đã tổ chức một cuộc hội thảo nghiêm túc với chủ đề "cơm" và "phở". Về dự hội nghị có đông đủ giới đàn ông nhân sĩ, trí thức và các thành phần, kể cả đàn ông Việt ở nước ngoài. Sau 3 ngày khẩn trương làm việc, thảo luận sôi nổi các đại biểu đã thông nhất một bản báo cáo để đệ trình lên Liên hợp quốc giải thích nguyên nhân tại sao chán cơm thèm phở:

1. Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở nhất là phở đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

2. Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc

3. No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.

4. Ăn phở xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.

5. "Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế chỉ có nguội hơn.

6. "Phở' có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm.

7. Lúc ăn phở, dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi". Ai gắt xin tự hiểu.

8. Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân.. tuỳ ta quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.

9. Nếu ăn phở nhiều và trở thành khách quen, ta có thể ăn... chịu. Còn nếu không nộp lương ,"cơm" sẽ dừng ngay.

10. Cuối cùng bỏ tiệm "phở" này dễ dàng tìm tiệm "phở" khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng.

Sưu tầm.




Tag : Cong ty SEO |Lam SEO | dich vu seo |
 
Back
Top