Mỹ bất ngờ đóng cửa Đại sứ quán ở Syria

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) - ( 2:52 AM | 08/02/2012 ) - Hôm qua (6/2), Mỹ đã đóng cửa đại sứ quán ở Syria và rút toàn bộ nhân viên ngoại giao trong đó có cả Đại sứ Robert Ford về nước vì những quan ngại về an ninh, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ – Victoria Nuland nói trong một thông cáo rằng: “Mỹ đã tạm ngưng mọi hoạt động tại Đại sứ quán ở Damascus từ ngày 6/2. Và Đại sứ Ford cùng các nhân viên trong đại sứ quán đã rời khỏi Syria ”.
Theo thống kê của Liên Hợp quốc, ít nhất 5.400 người đã thiệt mạng trong các cuộc trấn át người biểu tình kéo dài 11 tháng qua của chính phủ Syria .
Chính quyền Syria trong khi đó lại đổ tội cho các băng nhóm có vũ trang cấu kết với tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda là thế lực đứng đằng sau các cuộc biểu tình cũng như bạo loại ở nước này, đồng thời cho biết hơn 2000 binh lính chính phủ và cảnh sát cũng đã thiệt mạng trong suốt thời gian qua.
Tuyên bố của bà Nuland được đưa ra ngay sau khi quân đội Syria tiến hành một trong những chiến dịch trấn át người biểu tình kinh hoàng nhất nhằm vào thành phố Homs trong suốt 11 tháng bất ổn qua. Theo tin từ hãng tin BBC, 15 người được cho là đã thiệt mạng trong ngày hôm qua (6/2).
“Làn sóng bạo lực gần đây, trong đó có các vụ đánh bom ở Damascus hôm 23/12 và 6/1 đã dấy lên mối quan ngại rằng Đại sứ quán của chúng tôi sẽ không được bảo vệ trước các cuộc tấn công có vũ trang”, bà Nuland nói, đồng thời thêm rằng chính phủ Syria “đã không phản ứng một cách thỏa đáng” trước mối quan ngại an ninh của Mỹ.
Người phát ngôn này cũng cho biết tuy ông Ford – Đại sứ Mỹ tại Syria đã rời Damascus nhưng vẫn đảm nhiệm vai trò đại sứ Mỹ tại Syria .
“Là đại diện của tổng thống, ông ấy sẽ tiếp tục công việc của mình và vẫn trợ giúp người Syria với tư cách người đứng đầu đại sứ quán từ Washington. Cùng với các quan chức cấp cao khác của Mỹ, Đại sứ Forrd vẫn sẽ giữ liên lạc với phe đối lập của Syria và vẫn tiếp tục nỗ lực ủng hộ sự chuyển giao chính trị hòa bình, điều mà người dân Syria mong mỏi”, bà Nuland cho biết thêm.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ đồng thời cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế “hành động không trì hoãn nhằm ủng hộ kế hoạch chuyển giao của Liên đoàn Ả-Rập trước khi bạo lực leo thang đến đỉnh điểm đẩy các biện pháp chính trị ra ngoài tầm kiểm soát, hủy hoại an ninh và hòa bình của khu vực”.
Trước đó, Nga và Trung Quốc đã thẳng thừng phủ quyết nghị quyết dự thảo lên án chính phủ Damascus của Liên Hợp quốc, nói rằng nghị quyết trên thiếu cân bằng.
Ông Vitaly Churkin, Đặc phái viên của Nga tại Liên Hợp quốc cho rằng nghị quyết này nhằm vào chính phủ của Tổng thống Assad nhưng không hề có biện pháp đối phó với các phe nhóm nổi dậy có vũ trang.

Động thái phủ quyết trên của Nga và Trung Quốc đã khiến các cường quốc phương Tây và phe nổi dậy của Syria “sôi sục”.


Ông Vitaly Churkin, Đặc phái viên của Nga tại Liên Hợp quốc cho rằng nghị quyết này nhằm vào chính phủ của Tổng thống Assad nhưng không hề có biện pháp đối phó với các phe nhóm nổi dậy có vũ trang.
15 thành viên của hội đồng đã biểu quyết nghị quyết do các nước Ả-rập đề xuất, với 13 thành viên ủng hộ; trong đó có Hoa Kỳ, Pháp và Đức.
Theo nghị quyết này, Liên đoàn Ả-rập đã đưa ra một kế hoạch, trong đó Tổng thống Assad sẽ phải trao quyền lực lại cho cấp phó, rút quân khỏi các thành phố và bắt đầu một quá trình chuyển giao đất nước đến nền dân chủ.
Tuy nhiên, theo quy định, để được thông qua, dự thảo nghị quyết cần phải nhận được sự ủng hộ của 9 thành viên HĐBA LHQ và không bị thành viên nào trong 5 nước ủy viên thường trực, gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga và Pháp, phủ quyết.
Động thái phủ quyết trên của Nga và Trung Quốc đã khiến các cường quốc phương Tây và phe nổi dậy của Syria “sôi sục”.
Một số quốc gia phương Tây vẫn đang nỗ lực thuyết phục Nga ủng hộ một nghị quyết nhằm cho phép tiến hành một chiến dịch quân sự ở Syria, tuy nhiên Nga đã nhiều lần bác bỏ, cáo buộc việc phương Tây can thiệp quá sâu vào tình hình ở Syria thực ra cũng chỉ là một bước chuẩn bị cho một “kịch bản tương tự ở Libya”.
Giải thích cho động thái phủ quyết của mình, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua cho rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã quá nôn nóng trong việc đưa nghị quyết dự thảo về Syria ra biểu quyết.
Ông nói: “Thật không may là các “đồng tác giả” của nghị quyết này đã quyết định đưa nó ra biểu quyết quá gấp gáp, mặc dù chúng tôi đã yêu cậu họ trì hoãn việc này vài ngày để chúng tôi có thời gian thảo luận tình hình sau khi ông Mikhail Fradkov (Cục trưởng Cục tình báo nước ngoài của Nga) và tôi đi thăm Damascus về ngày 7/2). Mọi việc có thể đã khác nếu họ kiên nhẫn chờ đợi thêm 3 ngày nữa”.
Mặc dù rất phẫn nộ trước động thái phủ quyết của Nga và Trung Quốc, nhưng Mỹ vẫn tỏ ra mềm mỏng khi tuyên bố rằng hành động trên sẽ không làm phương hại đến mối quan hệ của Washington với Moscow và Bắc Kinh.
Người phát ngôn của Nhà Trắng – Jay Carney nói trong một cuộc họp báo vắn rằng: “Chúng tôi sẽ hợp tác với các bạn Syria và người dân nước này nhằm tiếp tục gây sức ép lên thế chế của ông Assad. Và chúng tôi hiển nhiên cũng nghĩ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc và Mỹ trong nhiều vấn đề khác và tất nhiên là trong cả vấn đề Syria ”.
Đan Khanh – (Tổng hợp)
 
Back
Top