Hiện tượng nôn trớ và cách phòng bệnh

thanhlinh

Junior Member
Một trong những biểu hiện thường xảy ra ở các trẻ sơ sinh làm cho các bà mẹ hết sức lo lắng băn khoăn là hiện tượng nôn trớ. Đa số các chị em sau khi cho con xuất viện, lúc tới kiểm tra sức khỏe, đều hỏi về vấn đề nôn trớ của con. Ở đây chúng tôi chỉ nêu trường hợp nôn trớ do rối loạn tiêu hóa kéo dài và một số biện pháp đề phòng ở trẻ nhỏ từ lúc mới sanh cho tới 12 tháng.

1. Nôn trớ và rối loạn tiêu hóa kéo dài:

Đứa trẻ bình thường khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt và đầy đủ sẽ tăng cân đều đặn. Muốn được như vậy, người nuôi trẻ phải biết cách nuôi dưỡng đúng phương pháp. Tuy nhiên, có từng lúc, cơ thể bị bệnh, thí dụ: sau một bệnh nhiễm siêu vi trùng như sởi, đường tiêu hóa còn yếu, sau khi phục hồi hoặc cho thay thức ăn đột ngột, làm cho trẻ không tiêu hóa được kịp thời, gây ợ chua, khó chịu, bụng căng ậm ạch, rồi nôn ói và tiếp theo là rối loạn tiêu hóa, phân không tiêu.
Nếu các bà mẹ không biết cách điều chỉnh ngay chế độ ăn uống của trẻ, cứ để hiện tượng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy, đầy hơi, tiếp diễn hết ngày này qua ngày khác thì chẳng bao lâu trẻ sẽ bị suy sụp, rất khó trở lại trạng thái mạnh khỏe lúc đầu. Cần phải tìm cho ra nguyên nhân để có chế độ ăn uống đúng và thuốc men cho bé. Tất nhiên, nên đưa bé đi khám và cần có sự góp ý của chuyên khoa.
a) Thay đổi thức ăn đột ngột: Bình thường trẻ lớn nhanh ở giai đoạn 6 tháng đầu sau đẻ, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 và tiếp tục lớn đều, nếu được nuôi dưỡng bằng các thức ăn thích hợp thay thế sữa, đúng cách, không làm cho trẻ bị xáo trộn về tiêu hóa. Thí dụ: cho trẻ chuyển sang bột đặc ngay, mà không qua khâu trung gian từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều làm cho men tiêu hóa ngay từ đầu đã không đủ để phân hóa một khối lượng thức ăn lớn trong dạ dày. Cứ như vậy trong một thời gian khá dài, đường ruột bị tổn thương, dần dần trẻ không hấp thu được thức ăn nữa. Mỗi lần ăn thức ăn gì khác, là bị tiêu chảy ngay. Trẻ gầy gò, cơ nhão, xanh xao, yếu ớt. Cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn, từ ít đến nhiều, ngay từ đầu, cho đường ruột thích nghi với các loại thức ăn mới. Phối hợp với ăn uống, phải có các loại thuốc tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ cho sự hấp thu thức ăn hàng ngày.

b) Trẻ ăn chế độ toàn bột: Đối với loại trẻ này, do thiếu các chất dinh dưỡng phối hợp kéo dài, làm trẻ trở nên xanh nhợt bủng beo, bệu, bắp thịt mềm nhão. Nguyên nhân gây hiện tượng này là do các bà mẹ cho con ăn bột để thay sữa nhưng không bù thêm vào chế độ ăn có các chất dinh dưỡng cơ bản như: đạm, mỡ và các loại vitamin, muối khoáng, trẻ sẽ mắc chứng còi xương, rồi suy dinh dưỡng do thiếu chất. Phải cho trẻ ăn thêm cùng với bột, các chất như thịt, cá, trứng, sớm từ tháng thứ 6 và luôn luôn theo dõi phân bé để biết tình trạng tiêu hóa và sự hấp thu của thức ăn ra sao mà kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống. Không nên cho uống thuốc bừa bãi, làm chết một số vi trùng có ích trong ruột cần thiết để tổng hợp và hấp thu vitamin sẽ làm cho trẻ càng bị rối loạn tiêu hóa thêm.

c) Rối loạn tiêu hóa do sữa bò hoặc bé không chịu được sữa bò: Trường hợp này có thể xảy ra ở một số ít trẻ, nhưng hiếm gặp. Giai đoạn đầu, trẻ có biểu hiện táo bón, phân cứng chắc, hơi nhớt, có mùi thối. Cân nặng trẻ vẫn tăng đều, nhưng sau đó dần dần không tăng cân, hoặc tăng chậm, hoặc giữ mức cân không tăng một thời gian dài, người xanh dần, trẻ bứt rứt, khó chịu, nhiệt độ luôn luôn cao, trên 37oC - 37,5oC, có khi 38oC, tinh thần không sảng khoái, trẻ trở nên lãnh đạm, thờ ơ, ít vận động. Nếu không phát hiện được những triệu chứng trên là do ăn sữa nhân tạo, trẻ tiêu chảy kéo dài, phân nhiều nước, ngày đi 8 - 10 lần và thể trạng suy sụp, mất nước.

Một số trường hợp khác, trẻ không chịu sữa bò, thì triệu chứng xảy ra ồ ạt, thình lình, với biểu hiện phân có nhớt, đờm, chuyển thành lỏng nhiều, hoặc vọt thành tia có lẫn bọt, phân hôi. Điều trị theo nguyên tắc chung là giảm chất đạm trong sữa, cho thêm đường, nhưng là loại đường dễ lên men để phá hủy sự thủy phân protein của vi trùng nhóm thực vật đường ruột. Trước tiên, cần thay thế sữa đang ăn bằng cách xen kẽ một số bữa ăn khác. Nếu ăn sữa bò tươi thì thay thế bằng một số bữa ăn sữa bò đặc có đường. Sau đó cho ăn sữa có thêm canxi 0,10 - 0,30 gam trong một ngày.

d) Sau một bệnh nhiễm vi trùng hoặc siêu vi trùng: Trong giai đoạn đang lớn, từ tháng thứ 6 trở đi, do miễn dịch yếu dần ở đứa trẻ trong khi bản thân đứa trẻ chưa tự tạo được nhiều kháng thể cho nên dễ mắc bệnh nhiễm siêu vi trùng. Sau giai đoạn hồi phục, trẻ thường mắc chứng ho kéo dài, hoặc ăn uống khó tiêu và có thể từ đó cũng suy sụp dần.

Cần phải thận trọng sau mỗi lần trẻ ốm hoài, vấn đề bồi dưỡng sao cho đúng cách cũng tương tự như nuôi dưỡng bước đầu. Chọn thức ăn thích hợp và theo dõi tiêu hóa của trẻ có bình thường hay không là điều tối quan trọng. Một số bà mẹ rất chủ quan trong vấn đề ăn uống của con sau khi mắc bệnh, trẻ cũng rất dễ phục hồi sức khỏe lúc đầu nếu biết cách chăm sóc; ngược lại, nếu bồi dưỡng không đúng, trẻ sẽ bị suy sụp và có thể gây bội nhiễm, tác hại quan trọng tới sự phát triển bình thường của trẻ.

2. Một số biện pháp đề phòng bệnh nôn trớ:

  • Sau sanh lúc đầu nên cho trẻ ăn ít thôi, nếu là ăn nhân tạo.
  • Tăng thức ăn dần dần, không tăng một lúc quá nhiều, thí dụ: trẻ mới đẻ, sau khi hết nôn trớ thì cho ăn và cứ mỗi ngày tăng một bữa 10g trong tuần đầu. Tuần thứ hai, mỗi tuần tăng 10g. Tháng thứ 2 mỗi tháng tăng 10 - 20g...
  • Nếu trẻ nôn thường xuyên nên chia nhỏ bữa ăn, cho ăn một nửa trước; phần còn lại khoảng 5, 10 phút sau sẽ lại cho ăn, không cho bú quá nhanh.
  • Cho ăn thức ăn hâm nóng, vì quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây nôn trớ.
  • Nếu cho trẻ ăn bằng bình sữa, thì chú ý không thông lỗ rộng quá nhưng cũng không hẹp quá. Nếu đầu vú lỗ nhỏ quá, trẻ sẽ mệt khi ăn, nếu lỗ rộng quá trẻ sẽ ăn nhanh và dễ nôn trớ.
  • Sau khi bú, trẻ ợ hơi, bế chếch như tư thế gần ngồi, một lúc sau mới đặt xuống, cho nằm cao đầu, chếch 45o, không nằm ngửa. Cho trẻ nằm nghiêng bên trái 10 - 15 phút để không khí thoát từ dạ dày vào tá tràng, sau đó chuyển sang phải cho thức ăn qua môn vị dễ dàng.
  • Thay đổi chế độ ăn làm giảm nôn trớ

    • Nếu trẻ bú mẹ thì có thể cho ăn thêm 1/2 - 1 thìa cà phê sữa đặc có đường ; đã hấp kỹ trước khi cho bú mẹ, hoặc mỗi bữa có thể cho bú làm nhiều lần, kèm theo thuốc an thần, cần chú ý không cho bú no quá.
    • Trẻ bú sữa bò thì có thể dùng các loại chế phẩm bột để làm đặc thức ăn, nhưng không làm khó tiêu. Ở Việt Nam, theo tài liệu của bộ môn Nhi trường Đại học Y khoa, có thể dùng bột hoàng tinh làm đặc thức ăn hoặc bột cà rốt (Bác sĩ Đỗ Xuân Dục) và cho bú thêm sữa mẹ.
  • Điều trị bằng thuốc an thần chống co bóp dạ dày. Theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Sức khỏe & Đời sống
 

Attachments

  • 856..jpg
    856..jpg
    18 KB · Views: 0
Back
Top