T
T$
Guest
[h=1]EU đề xuất ‘tiếp nhận di dân’ theo hạn ngạch[/h]
Nhiều người đã bỏ mạng trên biển khi tìm đường đến châu Âu Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra một đề xuất gây tranh cãi là các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải tiếp nhận người tỵ nạn theo quy chế phân bổ hạn ngạch.
Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 60.000 người đã tìm cách vượt qua Địa Trung Hải trong năm nay.
[h=2]‘Bị bạo hành tàn nhẫn’[/h]Các di dân phải tìm đường vượt biển do ‘bị bạo hành tàn nhẫn’ ở Libya, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Hơn 1.800 người đã bỏ mạng trên Địa Trung Hải trong năm nay, tăng gấp 20 lần so với cùng kỳ năm 2014.
Chính sách di dân của Ủy ban châu Âu, dự kiến sẽ được thông báo vào thứ Tư ngày 13/5, sẽ đề xuất tổ chức các phương tiện pháp lý cho di dân đến châu Âu để họ không phải tìm đến những kẻ buôn người.
Tuy nhiên, chính sách này cần phải được các nước EU đồng thuận.
Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ bàn thảo về đề xuất này tại một hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng Sáu.
Đề xuất sẽ khó lòng được thông qua dễ dàng vì nước Anh chống đối rất mạnh ý tưởng này, biên tập viên châu Âu của BBC Katya Adler cho biết.
Hạn ngạch tiếp nhận di dân đối với từng nước sẽ được quyết định bằng một loạt các yếu tố, trong đó có dân số, các chỉ số kinh tế và số lượng người tỵ nạn từng được tiếp nhận trước đó.
Nước Đức rất sốt sắng ủng hộ đề xuất này. Nước này đã từng tiếp nhận đến 200.000 hồ sơ xin tị nạn hồi năm ngoái.
Những đề xuất này là nỗ lực mới nhất của Liên minh châu Âu để ngăn chặn dòng người di dân bị chết đuối trên Địa Trung Hải.
[h=2]Dùng vũ lực đối với bọn buôn người?[/h]Hôm thứ Hai ngày 11/5, bà Federica Mogherina, cao ủy phụ trách đối ngoại của EU, sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép dùng vũ lực đối với những kẻ buôn người hoạt động bên ngoài Libya.
Nếu không được phép của Liên Hiệp Quốc thì bất cứ hành động quân sự nào phá hủy tàu thuyền của người di dân ở vùng biển quốc tế đều là bất hợp pháp.
Các nhà lãnh đạo EU đối mặt sức ép phải hành động trước vấn đề di dân Tuy nhiên, tổ chức Ân xá Quốc tế đã cảnh báo rằng hành động quân sự sẽ khiến cho di dân bị mắc kẹt lại ở Libya trong hoàn cảnh tuyệt vọng.
“Đưa ra những biện pháp đối phó với những kẻ buôn người mà không có một con đường thay thế an toàn cho những người tuyệt vọng chạy trốn xung đột ở Libya sẽ không giúp giải quyết được hoàn cảnh của di dân và người tỵ nạn,” ông Philip Luther, giám đốc khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói.
Một phúc trình mới của tổ chức này có nhan đề ‘Libya là nơi đầy dẫy sự tàn nhẫn’ – dẫn lại một câu nói của một di dân Nigeria ở đất nước này.
Dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn với các di dân, tổ chức này đã thuật lại các trường hợp bắt cóc, đánh đập và cưỡng hiếp.
Phúc trình cáo buộc những kẻ buôn người ‘đánh đập các di dân một cách có hệ thống’. Nó cũng cho biết điều kiện ở các trung tâm giam giữ di dân ở Libya rất là đáng quan ngại.
Một gia đình Syria được phỏng vấn cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải vượt biển trong nguy hiểm.
“Chúng tôi đang đối diện với cái chết ở Libya do đó chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng có thể đối mặt với cái chết khi tìm đường đến Ý.”
Theo BBC Vietnamese
- 11 tháng 5 2015
Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 60.000 người đã tìm cách vượt qua Địa Trung Hải trong năm nay.
[h=2]‘Bị bạo hành tàn nhẫn’[/h]Các di dân phải tìm đường vượt biển do ‘bị bạo hành tàn nhẫn’ ở Libya, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Hơn 1.800 người đã bỏ mạng trên Địa Trung Hải trong năm nay, tăng gấp 20 lần so với cùng kỳ năm 2014.
Chính sách di dân của Ủy ban châu Âu, dự kiến sẽ được thông báo vào thứ Tư ngày 13/5, sẽ đề xuất tổ chức các phương tiện pháp lý cho di dân đến châu Âu để họ không phải tìm đến những kẻ buôn người.
Tuy nhiên, chính sách này cần phải được các nước EU đồng thuận.
Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ bàn thảo về đề xuất này tại một hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng Sáu.
Đề xuất sẽ khó lòng được thông qua dễ dàng vì nước Anh chống đối rất mạnh ý tưởng này, biên tập viên châu Âu của BBC Katya Adler cho biết.
Đưa ra những biện pháp đối phó với những kẻ buôn người mà không có một con đường thay thế an toàn cho những người tuyệt vọng chạy trốn xung đột ở Libya sẽ không giúp giải quyết được hoàn cảnh của di dân và người tỵ nạn.Philip Luther, giám đốc khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Tổ chức Ân xá Quốc tế
Hạn ngạch tiếp nhận di dân đối với từng nước sẽ được quyết định bằng một loạt các yếu tố, trong đó có dân số, các chỉ số kinh tế và số lượng người tỵ nạn từng được tiếp nhận trước đó.
Nước Đức rất sốt sắng ủng hộ đề xuất này. Nước này đã từng tiếp nhận đến 200.000 hồ sơ xin tị nạn hồi năm ngoái.
Những đề xuất này là nỗ lực mới nhất của Liên minh châu Âu để ngăn chặn dòng người di dân bị chết đuối trên Địa Trung Hải.
[h=2]Dùng vũ lực đối với bọn buôn người?[/h]Hôm thứ Hai ngày 11/5, bà Federica Mogherina, cao ủy phụ trách đối ngoại của EU, sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép dùng vũ lực đối với những kẻ buôn người hoạt động bên ngoài Libya.
Nếu không được phép của Liên Hiệp Quốc thì bất cứ hành động quân sự nào phá hủy tàu thuyền của người di dân ở vùng biển quốc tế đều là bất hợp pháp.
“Đưa ra những biện pháp đối phó với những kẻ buôn người mà không có một con đường thay thế an toàn cho những người tuyệt vọng chạy trốn xung đột ở Libya sẽ không giúp giải quyết được hoàn cảnh của di dân và người tỵ nạn,” ông Philip Luther, giám đốc khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói.
Một phúc trình mới của tổ chức này có nhan đề ‘Libya là nơi đầy dẫy sự tàn nhẫn’ – dẫn lại một câu nói của một di dân Nigeria ở đất nước này.
Dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn với các di dân, tổ chức này đã thuật lại các trường hợp bắt cóc, đánh đập và cưỡng hiếp.
Phúc trình cáo buộc những kẻ buôn người ‘đánh đập các di dân một cách có hệ thống’. Nó cũng cho biết điều kiện ở các trung tâm giam giữ di dân ở Libya rất là đáng quan ngại.
Một gia đình Syria được phỏng vấn cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải vượt biển trong nguy hiểm.
“Chúng tôi đang đối diện với cái chết ở Libya do đó chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng có thể đối mặt với cái chết khi tìm đường đến Ý.”
Theo BBC Vietnamese