T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Giới chức tại thành phố Khải Đông thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc đã phải huỷ bỏ một dự án xây dựng đường ống nước thải sau cuộc biểu tình quy mô lớn của người dân địa phương
Hàng chục nghìn người biểu tình đã đổ xuống đường ở thành phố Khải Đông, phía bắc Thượng Hải, và xông vào các văn phòng chính phủ địa phương. Họ ném các tài liệu qua cửa sổ và đập phá các xe cộ.
Người dân địa phương nói rằng đường ống, nhằm đưa nước thải từ một nhà máy giấy ra biển, có thể làm ô nhiễm các vùng ven biển.
Khi xông vào các văn phòng chính phủ địa phương, những thứ mà đám đông biểu tình cáo buộc là quà hối lộ các quan – như rượu – đã bị họ tịch thu.
Một quan chức địa phương thậm chí còn bị những người biểu tình giận dữ lột áo.
Trên mạng xã hội Weibo, các cư dân mạng cho biết đã tìm thấy các món đồ xa xỉ trong các văn phòng chính phủ và những người biểu tình muốn biết Bí thư thành phố mặc áo của hãng nào.
Khi phát hiện ra đó là một thương hiệu đắt tiền của Italia, họ đã được cho là đã lột áo của ông và bắt ông phải mặc một chiếc áo mang dòng chữ chống ô nhiễm môi trường.
Giới chức địa phương cố gắng xoa dịu sự giân dữ của người dân địa phương bằng việc ra thông báo ngừng việc xây dựng nhà máy giấy, nhưng những người biểu tình đã phản đối điều này.
"Nếu chính quyền thực sự muốn ngừng dự án này, họ đáng lẽ phải ngừng ngay từ đầu. Ở thời điểm này là quá muộn", Xi Feng, một người biểu tình, nói.
Trung Quốc đã chứng kiến sự giận dữ ngày càng gia tăng trước những thiệt hại môi trường và bất công xã hội sau 3 thập niên phát triển kinh tế nhanh chóng.
Hồi đầu tháng này, các kế hoạch xây dựng một nhà máy đồng ở tỉnh Tứ Xuyên đã bị huỷ bỏ sau khi hàng nghìn người xô xát với cảnh sát.
Những người biểu tình trong các vụ việc như vậy ngày càng trở nên thẳng thắn hơn và các cuộc biểu tình của họ được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn.
Các phân tích gia cho rằng đây là một biện pháp nhằm gây áp lực xã hội tại Trung Quốc trong bối cảnh đảng Cộng sản nước này chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực vào cuối năm nay.
(theo dantri)
Hàng chục nghìn người biểu tình đã đổ xuống đường ở thành phố Khải Đông, phía bắc Thượng Hải, và xông vào các văn phòng chính phủ địa phương. Họ ném các tài liệu qua cửa sổ và đập phá các xe cộ.
Người dân địa phương nói rằng đường ống, nhằm đưa nước thải từ một nhà máy giấy ra biển, có thể làm ô nhiễm các vùng ven biển.
Khi xông vào các văn phòng chính phủ địa phương, những thứ mà đám đông biểu tình cáo buộc là quà hối lộ các quan – như rượu – đã bị họ tịch thu.
Một quan chức địa phương thậm chí còn bị những người biểu tình giận dữ lột áo.
Trên mạng xã hội Weibo, các cư dân mạng cho biết đã tìm thấy các món đồ xa xỉ trong các văn phòng chính phủ và những người biểu tình muốn biết Bí thư thành phố mặc áo của hãng nào.
Khi phát hiện ra đó là một thương hiệu đắt tiền của Italia, họ đã được cho là đã lột áo của ông và bắt ông phải mặc một chiếc áo mang dòng chữ chống ô nhiễm môi trường.
Giới chức địa phương cố gắng xoa dịu sự giân dữ của người dân địa phương bằng việc ra thông báo ngừng việc xây dựng nhà máy giấy, nhưng những người biểu tình đã phản đối điều này.
"Nếu chính quyền thực sự muốn ngừng dự án này, họ đáng lẽ phải ngừng ngay từ đầu. Ở thời điểm này là quá muộn", Xi Feng, một người biểu tình, nói.
Trung Quốc đã chứng kiến sự giận dữ ngày càng gia tăng trước những thiệt hại môi trường và bất công xã hội sau 3 thập niên phát triển kinh tế nhanh chóng.
Hồi đầu tháng này, các kế hoạch xây dựng một nhà máy đồng ở tỉnh Tứ Xuyên đã bị huỷ bỏ sau khi hàng nghìn người xô xát với cảnh sát.
Những người biểu tình trong các vụ việc như vậy ngày càng trở nên thẳng thắn hơn và các cuộc biểu tình của họ được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn.
Các phân tích gia cho rằng đây là một biện pháp nhằm gây áp lực xã hội tại Trung Quốc trong bối cảnh đảng Cộng sản nước này chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực vào cuối năm nay.
(theo dantri)