T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Giải Nobel Hòa bình năm nay được đồng trao cho ba phụ nữ châu Phi.
Giải Nobel Hòa bình năm nay đã được trao cho ba người phụ nữ trong lễ trao giải tại thủ đô Oslo của Na Uy.
Ba người được giải là Ellen Johnson Sirleaf, tổng thống Liberia, Leymah Gbowee, nhà hoạt động vì hòa bình người Liberia, và nhà vận động vì dân chủ người Yemen, Tawakkol Karman.
Họ được công nhận về "sự đấu tranh bất bạo động" đòi an toàn cho phụ nữ và đòi quyền cho phụ nữ trong việc được tham gia công tác tái thiết hòa bình.
Luật sư người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba đã được giải này hồi năm 2010.
Mỗi năm, những người được giải sẽ được trao một huy chương vàng và một tấm bằng.
Giải thưởng có giá trị bằng tiền mặt là 1,5 triệu đô la Mỹ sẽ được chia cho những người cùng được giải.
"Khiêm nhường và vinh dự"
Bà Sirleaf, 72 tuổi, là phụ nữ châu Phi đầu tiên được bầu là nguyên thủ quốc gia và được ghi nhận về việc đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài đã 14 năm ở Liberia. Việc công bố bà được giải năm nay diễn ra vài ngày trước khi nước bà có kỳ bầu cử tổng thống.
Bà đã chiến thắng trong kỳ bỏ phiếu hồi tháng trước, nhưng đối thủ của bà tẩy chay cuộc chơi và cáo buộc đã có sự gian lận trong vòng bỏ phiếu đầu.
Vị tổng thống Liberia nói với các đại biểu có mặt rằng bà cảm thấy vinh dự khi được theo bước những nhân vật người châu Phi đã từng được trao giải này trước đây, như Tổng giám mục Tutu người Nam Phi và ông Kofi Annan, cựu tổng thư ký Liên hợp quốc, người chào đời tại Ghana.
Bà Sirleaf cũng bày tỏ "sự chia sẻ sâu sắc nhất" với nhân dân Na Uy về vụ tấn công kép do Anders Behring Breivik thực hiện hôm 22/7, khiến 77 người thiệt mạng.
Bà Gbowee, 39 tuổi, dẫn đầu chiến dịch hòa bình nhằm chấm dứt cuộc nội chiến Liberia và lật đổ cựu tổng thống Charles Taylor.
Bà nói: "Tôi cảm thấy khiêm nhường và vinh dự được lựa chọn, và tôi xin nhận giải với danh nghĩa của những người phụ nữ vẫn đang tiếp tục hoạt động vì hòa bình, bình đẳng và công lý trên toàn thế giới."
"Tôi tin rằng giải năm nay sẽ không chỉ là sự thừa nhận sự khó khăn của chúng tôi tại Liberia và Yemen."
"Nó là sự công nhận và vinh danh cuộc đấu tranh gian khó của những phụ nữ bình dị nhất tại Ai Cập, Cộng hòa Dân chủ Công, Bờ Biển Ngà, Tunisia, tại Palestine và Israel, và tại từng góc nhỏ đang có vấn đề trên khắp thế giới."
Bà Karman, người mẹ 32 tuổi với ba con, đã thành lập tổ chức Nữ Phóng viên Không Xiềng xích hồi năm 2005 và trở thành người phụ nữ Ả rập đầu tiên được trao giải.
Phát biểu bằng tiếng Ả rập, bà nói: "Xin cảm ơn quý vị đã trao giải thưởng mà tôi thấy rất vinh dự cho cá nhân tôi, cho đất nước Yemen của tôi, cho phụ nữ Ả rập và phụ nữ trên toàn thế giới, và cho tất cả những ai khát khao được hưởng tự do, được tôn trọng nhân phẩm."
"Tôi xin nhận giải thưởng này, thay mặt cho cá nhân tôi và thay mặt cho thanh niên cách mạng Yemen và Ả rập, những người đang dẫn đầu cuộc đấu tranh hòa bình hiện nay chống lại bạo chúa và tình trạng tham nhũng bằng sự can trường và khôn ngoan chính trị."
Phát biểu trước lễ trao giải tại Tòa thị chính Oslo, Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy nói: "Chúng tôi xin chúc mừng những người được trao giải Nobel Hòa bình năm nay."
"Quý vị đại diện cho một trong những lực lượng quan trọng nhất đem lại sự thay đổi của thế giới ngày nay."
Ủy ban Nobel đã nhận được danh sách đề cử tranh giải năm nay cao kỷ lục, 241 người.
Giải Nobel Hòa bình đầu tiên được trao năm 1901 và được đặt tên theo tên của khoa học gia người Thụy Điển, Alfred Nobel.
Theo BBC Vietnamese

Giải Nobel Hòa bình năm nay đã được trao cho ba người phụ nữ trong lễ trao giải tại thủ đô Oslo của Na Uy.
Ba người được giải là Ellen Johnson Sirleaf, tổng thống Liberia, Leymah Gbowee, nhà hoạt động vì hòa bình người Liberia, và nhà vận động vì dân chủ người Yemen, Tawakkol Karman.
Họ được công nhận về "sự đấu tranh bất bạo động" đòi an toàn cho phụ nữ và đòi quyền cho phụ nữ trong việc được tham gia công tác tái thiết hòa bình.
Luật sư người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba đã được giải này hồi năm 2010.
Mỗi năm, những người được giải sẽ được trao một huy chương vàng và một tấm bằng.
Giải thưởng có giá trị bằng tiền mặt là 1,5 triệu đô la Mỹ sẽ được chia cho những người cùng được giải.
"Khiêm nhường và vinh dự"
Bà Sirleaf, 72 tuổi, là phụ nữ châu Phi đầu tiên được bầu là nguyên thủ quốc gia và được ghi nhận về việc đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài đã 14 năm ở Liberia. Việc công bố bà được giải năm nay diễn ra vài ngày trước khi nước bà có kỳ bầu cử tổng thống.
Bà đã chiến thắng trong kỳ bỏ phiếu hồi tháng trước, nhưng đối thủ của bà tẩy chay cuộc chơi và cáo buộc đã có sự gian lận trong vòng bỏ phiếu đầu.
Vị tổng thống Liberia nói với các đại biểu có mặt rằng bà cảm thấy vinh dự khi được theo bước những nhân vật người châu Phi đã từng được trao giải này trước đây, như Tổng giám mục Tutu người Nam Phi và ông Kofi Annan, cựu tổng thư ký Liên hợp quốc, người chào đời tại Ghana.
Bà Sirleaf cũng bày tỏ "sự chia sẻ sâu sắc nhất" với nhân dân Na Uy về vụ tấn công kép do Anders Behring Breivik thực hiện hôm 22/7, khiến 77 người thiệt mạng.
Bà Gbowee, 39 tuổi, dẫn đầu chiến dịch hòa bình nhằm chấm dứt cuộc nội chiến Liberia và lật đổ cựu tổng thống Charles Taylor.
Bà nói: "Tôi cảm thấy khiêm nhường và vinh dự được lựa chọn, và tôi xin nhận giải với danh nghĩa của những người phụ nữ vẫn đang tiếp tục hoạt động vì hòa bình, bình đẳng và công lý trên toàn thế giới."
"Tôi tin rằng giải năm nay sẽ không chỉ là sự thừa nhận sự khó khăn của chúng tôi tại Liberia và Yemen."
"Nó là sự công nhận và vinh danh cuộc đấu tranh gian khó của những phụ nữ bình dị nhất tại Ai Cập, Cộng hòa Dân chủ Công, Bờ Biển Ngà, Tunisia, tại Palestine và Israel, và tại từng góc nhỏ đang có vấn đề trên khắp thế giới."
Bà Karman, người mẹ 32 tuổi với ba con, đã thành lập tổ chức Nữ Phóng viên Không Xiềng xích hồi năm 2005 và trở thành người phụ nữ Ả rập đầu tiên được trao giải.
Phát biểu bằng tiếng Ả rập, bà nói: "Xin cảm ơn quý vị đã trao giải thưởng mà tôi thấy rất vinh dự cho cá nhân tôi, cho đất nước Yemen của tôi, cho phụ nữ Ả rập và phụ nữ trên toàn thế giới, và cho tất cả những ai khát khao được hưởng tự do, được tôn trọng nhân phẩm."
"Tôi xin nhận giải thưởng này, thay mặt cho cá nhân tôi và thay mặt cho thanh niên cách mạng Yemen và Ả rập, những người đang dẫn đầu cuộc đấu tranh hòa bình hiện nay chống lại bạo chúa và tình trạng tham nhũng bằng sự can trường và khôn ngoan chính trị."
Phát biểu trước lễ trao giải tại Tòa thị chính Oslo, Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy nói: "Chúng tôi xin chúc mừng những người được trao giải Nobel Hòa bình năm nay."
"Quý vị đại diện cho một trong những lực lượng quan trọng nhất đem lại sự thay đổi của thế giới ngày nay."
Ủy ban Nobel đã nhận được danh sách đề cử tranh giải năm nay cao kỷ lục, 241 người.
Giải Nobel Hòa bình đầu tiên được trao năm 1901 và được đặt tên theo tên của khoa học gia người Thụy Điển, Alfred Nobel.
Theo BBC Vietnamese