Cô độc đi đôi với tuồi già

thanhlinh

Junior Member
“Má ngồi yên đó đi! Không có làm gì hết, ở yên một chỗ cho con nhờ! Bực mình quá rồi! Người gì đâu mà phiền hà quá!”. Đáp lại những câu mắng mỏ liên hồi bà Niềm rưng rức khóc: “Má ngồi khôn ăn bám hoài răng con? Khôn mần chi cả lấy tiền ở mô mà cơm gạo?”. Ở cái tuổi ngoài 80, đôi mắt bà mờ đục rỉ ra những giọt nước mắt lặng lẽ đầy tủi hờn!
Xã hội hiện nay người già ít được con cái quan tâm nhiều. Điều này có phải là nỗi niềm thầm kín của những ông bố bà mẹ khi đến tuổi về già? Bỗng nhiên họ trở thành người giữ nhà, kẻ ăn bám hay thậm chí oshin ngay trong ngôi nhà chính họ đã gầy dựng nên. Bà không được làm gì cả.” “Bọn trẻ không muốn bà động tay động chân vào những việc vặt.”… Đây thường là các câu than thở ta thường nghe được từ các cụ già. Mỗi nhà mỗi cảnh, ông bà của chúng ta – những người đã góp công xây dựng nên xã hội hôm qua bị cuốn theo những thực tế khá phủ phàng do chính xã hội hôm nay tạo ra.
Khi sống trong gia đình khá giả ông bà sẽ làm công việc đơn giản như giữ nhà, giữ cháu cho người trẻ đi làm. Một số người khác ngày ngày phải đối diện với cái tivi và bốn bức tường là chính, con trẻ cảm thấy phiền hà khi phải bưng cho các cụ chén cơm riêng. Không phải bà không biết làm mà con cháu không muốn bà làm vì sợ bà đụng vào lỡ đổ vỡ chỉ tội khổ thân con cháu. Các bậc trẻ cứ lầm tưởng làm như thế thì các ông bà cụ sẽ cảm thấy sung sướng và giữ sức khoẻ sẽ tốt hơn. Họ vô tình đẩy người già ngày càng đi vào tình trạng tâm lý nặng nề hơn do mặc cảm là gánh nặng của con cháu.
happy_grandfather.jpg
[FONT=arial,sans-serif][SIZE=-1]www.istockphoto.com
Theo một điều tra phỏng vấn sâu mới đây của sinh viên khoa Xã Hội Học ĐH Mở, 9/10 cụ già đều khó chịu, không thoải mái và hụt hẫng khi cảm thấy trở thành người vô dụng cho gia đình và xã hội, hoặc nhiều trường hợp chính con cái đã ngầm xác định họ là kẻ ăn bám trong gia đình. Chủ quan các cụ cũng cho rằng mình là người vô dụng vì chân tay thừa thải. Điều này không mấy là khó hiểu bởi từ một người nuôi cả gia đình nay lại để gia đình “nuôi lại”, đây là một thực tế tâm lý khó có ai chấp nhận được. Người già cũng bất mãn với chính cái xã hội mà họ đã sinh sống, xây dựng bởi vì nó thay đổi quá nhanh nhưng họ không có đủ khả năng để thích nghi. Họ vẫn thích một ánh lửa củi xanh đỏ bập bùng lách tách, vẫn thích cái cảm giác rất khó diễn tả khi hít sâu vào lồng ngực mùi hương củi cháy hay khoai sắn lùi chứ không phải cái gì cũng gas, điện, điện tử… Họ không có đủ trình độ để chỉnh cái máy giặt thay vì giặt đồ bằng tay, mắt họ không còn rõ để đọc được chỉ dẫn đồ hộp chưa khui không được hâm bằng lò vi sóng…
[/SIZE][/FONT]
Để hai từ “cô độc” không còn tồn tại trong gia đình truyền thống không phải là chuyện dễ, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để làm được điều này. Thế nhưng, cố gắng “lắng nghe” một chút, quan tâm hơn một chút, thấu hiểu một chút, nhường nhịn một chút và vâng lời thêm một chút nữa thì đời sống ông bà trong gia đình sẽ khác hơn.

Ngược lại, khi các cụ sống trong một gia đình không khá giả cho lắm thì tâm lý càng trở nên khó chịu hơn. Các cụ trở thành người oshin trong chính ngôi nhà thân yêu của mình khi nào không hay. Ban đầu, cụ vui vẻ làm vì nghĩ đã đỡ đần được cho con cái phần nào. Dần dần, mọi việc nghiễm nhiên trở thành trách nhiệm và bổn phận bà phải làm. Bà phải lo từ dọn dẹp, giặt giũ và cả việc bếp núc. Bà cảm thấy bị xúc phạm nặng nề khi con cháu không hài lòng, cằn nhằn, chê bai hay quát mắng. Tâm lý bất lực, vô dụng đè nặng lên đôi vai gầy yếu của bà. Nhiều trường hợp ông già thấy con cái quá đáng lên tiếng dạy bảo còn được nghe ngược lại chỉ với một câu “đầy đủ ý nghĩa”: “Ông làm được gì?”
Để kể cho hết những câu chuyện, những hoàn cảnh có lẽ chẳng đủ giấy mực và quí vị cũng chẳng có thời gian để đọc.
Nhưng rõ ràng chúng ta thường có quan điểm: càng về già tính tình của các cụ càng trở nên khó hơn. Nhưng mấy ai hiểu được nguyên nhân xuất phát từ đâu? Rất nhiều vấn đề phát sinh từ sự lão hóa của cái cơ thể qua bao nhiêu năm hoạt động không còn “chạy” tốt nữa. Cơ thể con người là một bộ máy khoa học hoàn hảo của tạo hóa nhưng nó vẫn không thể nào vượt ra khỏi qui luật của thời gian để mà trường sinh bất lão. Hiện nay trên thế giới chưa ai làm được chuyện đó, người ta chỉ có thể kéo dài tuổi thọ chứ không thể không già và không chết về mặt thể chất. Khi cơ thể lão hóa thường gặp những khó khăn trong vấn đề sinh hoạt thường ngày như: ăn uống, di chuyển, đi tiểu tiện, đại tiện… Bất cứ lứa tuổi nào cũng có những xáo trộn tâm lý, và người cao tuổi cũng vậy. Họ luôn có cảm giác vô dụng, sợ chết, bị bỏ rơi, lúc nào cũng muốn có người quan tâm thăm hỏi. Người già thường hoài niệm tới quá khứ và đi đôi với việc đó là sự tiếc nuối, so sánh rồi khó thích ứng với thực tại. Họ càng rảnh rang quan sát thì càng dễ thấy được nhiều cái sai của con cái mà trước đây họ không có thời gian để ý. Khi ông bà dạy bảo thì con cháu bị cho rằng “già khó tính”. Điều này vô tình làm cho các cụ mặc cảm nặng nề hơn khiến cho mối quan hệ trong gia đình càng thêm rời rạc. Các ông bà thu mình hơn trong sự cô đơn, tủi nhục, trong thế giới của người già. Ông bà im lặng con cháu làm sao có cơ hội để hiểu họ muốn gì, thích gì?
Làm thế nào để ông bà sống hạnh phúc vào tuổi già? Đó là câu hỏi mà tất cả chúng ta đều muốn trả lời.


Diệu Phương
 
Back
Top