Ban công - điểm nhấn tinh tế

T

T$

Guest
Ban công là khoảng không gian để thư giãn, hòa mình với thiên nhiên và là ""cửa sổ tâm hồn"" của ngôi nhà, nơi mang lại vẻ duyên dáng, quyến rũ và mềm mại cho không gian sống.



Ban công có nhiều kiểu, nhưng chủ yếu hướng tới hai kiểu kiến trúc cổ điển và hiện đại, mang dáng dấp của kiến trúc châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... hay của châu Âu như Pháp, Italy... với những họa tiết tinh xảo, đôi khi có phần cầu kỳ. Những năm về trước, ban công thường chủ yếu là sử dụng con tiện đúc sẵn hoặc sứ mang phong cách kiến trúc của Pháp.




Gần đây, kiểu cổ điển, cầu kỳ của ban công thường được thay thế bằng những thiết kế đơn giản, ít chi tiết với những vật liệu sử dụng mới như kính, nhựa lõi thép, sắt hộp nhỏ hay sắt uốn... tạo được sự thu hút riêng. Họa tiết sắt cho ban công thường được thiết kế đồng bộ với cửa sổ, cầu thang… làm cho ngôi nhà trở nên thanh thoát và không có cảm giác khô cứng.

Ban công là khoảng không gian trống lý tưởng trong ngôi nhà để thư giãn tận hưởng không khí, tập thể dục, quan sát xung quanh... Ở ban công, bạn có thể đặt những giỏ hoa, cây xanh, tiểu cảnh nhỏ hay bình gốm để tạo điểm ấn tượng nhất. Cũng có thể làm bồn hoa với những loại hoa như cẩm tú cầu, hồng tỷ muội, cẩm chướng... mang hương sắc cho ngôi nhà. Nếu muốn trồng dây leo trên ban công, phải dàn khung cho cây leo lên. Nên chọn những loại dây leo nhỏ như tigon, hoa giấy hay nụ tầm xuân mang lại vẻ mềm mại cho ngôi nhà.


Tùy thuộc vào sở thích của gia chủ và kiến trúc tổng thể của ngôi nhà mà có kiểu thiết kế ban công sao cho phù hợp. Bạn có thể chọn ban công là không gian nghỉ ngơi và hóng mát hoặc để phục vụ việc nội trợ. Theo kiến trúc sư, đối với những nhà cao tầng khi muốn thiết kế ban công bạn nên chú ý đến vấn đề an toàn khi trong gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Khi thiết kế ban công bạn nên chú ý:

- Lan can ban công phải có độ cao phù hợp, không nên xây quá thấp để tránh nguy hiểm. Với nhà cao tầng khi thiết kế ban công không nên làm những thanh ngang, khoảng cách giữa các gióng lan can nên đan dầy hạn chế sự nguy hiểm với trẻ nhỏ

- Trong kiến trúc, ngoài chức năng trang trí và có thêm diện tích sử dụng, một số hộ gia đình còn tận dụng ban công làm nơi phơi phóng và để đồ. Tuy nhiên như vậy sẽ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của ngôi nhà và không còn mang được giá trị là "khoảng không gian sống trong nhà" nữa.

- Không có kích thước tối thiểu và tối đa cho ban công mà phụ thuộc vào kết cấu tổng thể của ngôi nhà bạn, sở thích của gia chủ và sự tư vấn của kiến trúc sư sao cho phù hợp.


Tuy nhiên để có một ban công hợp lý, đẹp và ấn tượng, tiện dụng với gia chủ, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của đơn vị tư vấn kiến trúc để có sự lựa chọn ưng ý cho ngôi nhà. Tùy từng trường hợp cụ thể theo chức năng mà chúng ta được quyết định về mặt kích thước chuẩn. Kích thước cơ bản thông thường của ban công nếu đặt bàn viết, bàn nhỏ tiếp khách, kết hợp phòng ngủ trẻ em hoặc một phần phòng ngủ người lớn thì cần có một khoảng không gian là 105 x 270 cm, nếu để đủ một giường xếp thì kích thước là 120 x 300 cm. Cũng lưu ý không nên làm ban công quá rộng, vì không phải lúc nào bạn cũng dùng đến.
 

Attachments

  • BC1..jpg
    BC1..jpg
    28.9 KB · Views: 0
  • BC2..jpg
    BC2..jpg
    24.8 KB · Views: 0
  • BC3..jpg
    BC3..jpg
    37.7 KB · Views: 0
Back
Top