Bí quyết nuôi con khỏe

thanhlinh

Junior Member


Là vấn đề các bà mẹ, nhất là các bà mẹ đang mong chờ đứa con yêu quý sắp chào đời rất quan tâm. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng – giám đốc TT Dinh dưỡng TP.HCM đã nói về đề tài “hấp dẫn” này như thế nào?

Khi bé còn trong bụng mẹ

  1. Những vấn đề dinh dưỡng:

    Trong khẩu phần ăn, bà mẹ phải tăng năng lượng: 350 kcal, tăng nhu cầu chất đạm: 15g, tăng nhu cầu Fe, Ca, Acid Folic…; ăn đa dạng thực phẩm, tăng 10-12kg toàn bộ thai kỳ. Lượng chất dinh dưỡng này có trong 2 ly sữa có bổ sung Fe và Acid Folic, hoặc phải ăn thêm hai – ba bữa phụ, tăng thịt, cá, trứng, đậu đỗ và rau có lá.

  2. Tinh thần, môi trường sống, chăm sóc sứa khỏe

    Người mẹ tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, hóa chất độc hại, không tự ý dùng thuốc, cho bác sĩ biết bạn đang có thai khi kê toa, rượu và thuốc lá (kể cả hút thuốc tự động) không an toàn cho thai nhi, tránh các nguy cơ gây tai nạn, khám và theo dõi cân nặng, thai kỳ thường xuyên, có chế độ thể dục phù hợp, tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, giao tiếp với thai nhi qua những cử chỉ vuốt ve, lời nói âu yếm…

Sơ sinh

  1. Dinh dưỡng

    Cho bé bú sớm trong giờ đầu sau sinh, tư thế bú đúng, bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu, tuyệt đối không cho bé ăn bất cứ thứ gì khác. Nên cho bé bú ít nhất đến 12 tháng. Trẻ sinh mổ chậm nhất là 16-24 gipờ sau sinh phải được bú mẹ. Cho bé bú theo nhu cầu, cho bé bú đều hai bên vú. Cân nặng của bé tăng khoảng 600-1.000g trong một tháng.

  2. Chăm sóc tinh thần

    Kích thích thính giác của bé bằng những lời nói yêu thương mỗi khi cho bé bú, thay tã, ẵm bồng, tắm rửa… Cho bé nghe nhạc. Kích thích thị giác bằng cách treo đồ đạc có màu đen, trắng và các khối vuông trước mặt bé. Kích thích xúc giác bằng cách thường xuyên vuốt ve nhẹ nhàng cơ thể, đưa tay cho bé cầm. Kích thích khứu giác bằng việc ôm ấp để bé ngửi thấy mùi của cha, mẹ và mùi của sữa. Lúc nào cũng đáp ứng, không bỏ mặc khi bé khóc vì đó là lúc bé cần được yêu thương, dỗ dành.

  3. Chăm sóc sức khỏe

    Tiêm chủng đúng lịch. Tắm, thay quần áo sạch sẽ cho bé hàng ngày. Quần áo bé phải thoáng, rộng rãi. Nên cho bé chỗ ngủ riêng biệt. Trẻ dễ bị nhiễm trùng rốn, sưng phổi, sốt nóng với bất kỳ lý do nào, nên đưa bé đến bác sĩ ngay.

Lứa tuổi ăn dặm:

  1. Dinh dưỡng

    Sữa mẹ vẫn là thức ăn chủ lực, cho bé bú tối thiểu 3-4 lần/ngày. Tập ăn dặm từ 4-6 tháng để giúp trẻ tăng trưởng, phát triển, cung cấp thêm năng lượng, P, Fe, Zn …, giúp bé tập nhai khi mọc răng
    Một số thức ăn bé có thể tập: chuối, đu đủ, xoài, khoai lang, khoai tây tán nhuyễn trộn với vài muỗng sữa tươi hoặc sữa mẹ, một muỗng bột trẻ em đã chín với vài muỗng nước chín hoặc sữa, tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình, vài muỗng tàu hủ nước đường. Cho bé nếm thử từng chút một, nếu bé chịu, tăng dần từ 1 lên 3 muỗng. Trẻ cần 7-10 ngày để làm quen một loại thức ăn mới.

  2. Thức ăn tinh thần – môi trường sinh hoạt an toàn

    6 tháng tuổi trở lên: bé rất ham chơi, hào hứng học hỏi môi trường xung quanh bằng tất cả các giác quan: cho bé tiếp xúc với đồ chơi tạo tiếng động nhưng không có góc cạnh, cho bé bò trườn khi chơi với trái bóng mềm, xe chạy pin.

    9-12 tháng: khuyến khích trẻ chơi trò tìm kiếm đồ vật. Chú ý những nơi góc cạnh, phích điện không nên để sát đất. Chuẩn bị cho bé giường với nệm cứng, có song hẹp.

  3. Chăm sóc sức khỏe

    Trẻ tăng khoảng 500-800g/tháng. Bé cần ngủ khoảng 16 tiếng một ngày. Tạo điều kiện cho trẻ chơi ngoài trời để hưởng ánh nắng và không khí thiên nhiên. Tiếp tục tiêm chủng đúng lịch.

Chăm sóc bé 1 - 2 tuổi
Nếu có điều kiện nên tiếp tục cho bé bú mẹ. Thức ăn phải được chuẩn bị phù hợp với sức nhai của bé, đủ số lượng lẫn chất lượng.

Chăm sóc bé 2 - 3 tuổi

Tiếp tục cho bé ăn thức ăn phù hợp với sức nhai. Ngoài ba bữa chính, nên cho bé ăn hai – ba bữa phụ với sữa, yaourt, bánh, trái cây… Cho bé ngồi chung bàn ăn với gia đình, tạo không khí vui vẻ, thoải mái, thức ăn nhiều màu sắc, chén đũa ngộ nghĩnh để lôi cuốn bé.
Chăm sóc bé 3 - 6 tuổi
Bé trở thành một thành viên chính thức của bữa ăn gia đình. Chuẩn bị thức ăn phù hợp với khả năng nhai nuốt của trẻ. Không nên cho trẻ ăn nhiều gia vị.

Giai đoạn từ 1 - 6 tuổi đặc biệt quan trọng cho sự phát triển vượt bậc về thể chất và trí tuệ của bé. Giai đoạn này bé cũng gặp nhiều khó khăn như thay đổi môi trường (đi nhà trẻ, mẫu giáo); thay đổi chế độ ăn (từ lỏng sang đặc). Vì thế bé cần được yêu thương, chăm sóc, được hiểu, được dạy dỗ đúng lúc để bé có thể hòa nhập vào cuộc sống của gia đình và xã hội.


Phụ nữ Chủ nhật
 

Attachments

  • 533..jpg
    533..jpg
    3.3 KB · Views: 0
Back
Top