Đài Loan bầu cử tổng thống

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
7061.jpg
Dân Tiến Đảng của bà Thái Anh Văn theo đuổi chính sách độc lập

Cử tri ở Đài Loan bắt đầu việc bỏ phiếu lựa chọn tổng thống mới đang diễn ra trong ngày 14/1/2012.
Lần tranh cử lần này sẽ góp phần định hình mối quan hệ giữa hòn đảo này với Trung Quốc.
Tổng thống Mã Anh Cửu, người đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai đang phải đương đầu với một thách thức lớn từ lãnh đạo phe đối lập Dân Tiến Đảng (DPP), bà Thái Anh Văn.
Ông Mã đã có nhiều chính sách cải thiện trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng bà Thái cho rằng cách tiếp cận của ông có thể gây nguy hiểm đối với chủ quyền của Đài Loan.
Trung Quốc coi Đài Loan như một tỉnh ly khai và muốn thống nhất.
Một ứng cử viên thứ ba trong cuộc chạy đua tranh cử tổng thống là Tống Sở Du.
Ông là một cựu nhân vật cấp cao trong Quốc Dân Đảng (KMT) của ông Mã.
Giới quan sát cho rằng ông có thể lấy đi ít nhiều số phiếu dành cho người đương nhiệm.
Những người theo dõi bầu cử địa phương dự đoán số người tham dự sẽ từ 76% đến 80% trong số hơn 18 triệu cử tri đăng ký ở Đài Loan.
[h=2]Quan hệ giữa hai bờ eo biển[/h]
7062.jpg
Nhiều ý kiến lo ngại chính sách của ông Mã Anh Cửu trong vấn đề tiếp cận Trung Quốc

Nền kinh tế Đài Loan đã bị suy thoái ở tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua kèm theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Tuy nhiên, hầu hết các cử tri xem vấn đề quan hệ với Trung Quốc là điều quan trọng nhất trong cuộc bầu cử tổng thống.
Trong lúc đương nhiệm, ông Mã đã thiết lập được các chuyến bay trực tiếp và đường tàu biển thường xuyên với Trung Quốc, đồng thời ký kết một bản thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt về việc cắt giảm thuế quan trên hàng trăm mặt hàng xuất khẩu của Đài Loan vào đại lục.
Ông Mã, 61 tuổi, cho biết mỗi lá phiếu bầu cho ông là lá phiếu cho hòa bình.
Tuy nhiên, một số cử tri lo ngại rằng chính sách của ông Mã sẽ mở đường cho sự thống nhất với đại lục.
"Tôi hy vọng chúng ta có thể thấy được tình huống mà đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc trong bốn năm tới. Chúng tôi không muốn nhìn thấy sự bế tắc và hy vọng có được một nền kinh tế tốt hơn, cùng với hòa bình và ổn định," một cử tri nói.
Bà Thái và ông Mã bỏ lá phiếu đầu tiên của mình ở Đài Bắc.
"Tôi rất hạnh phúc, tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy đến bỏ phiếu sớm. Thời tiết này hẳn sẽ giúp tỉ lệ đi bầu," ông Mã nói với các phóng viên tại khu vực bỏ phiếu của mình trong một nhà thờ tại Đài Bắc khi trận mưa nhẹ đã ngớt.
Bà Thái bỏ lá phiếu của mình tại một trường học ở vùng ngoại ô Đài Bắc. Bà cho biết đã được chuẩn bị để trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan.
"Tôi hy vọng chúng ta có thể thấy được tình huống mà đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc trong bốn năm tới. Chúng tôi không muốn nhìn thấy sự bế tắc và hy vọng có được một nền kinh tế tốt hơn, cùng với hòa bình và ổn định."
Khi được hỏi thêm chi tiết, bà nói: " Tôi hy vọng chúng tôi sẽ có thể cung cấp được câu trả lời đầy đủ sau khi đầu phiếu."
Đảng Dân Tiến của bà Thái theo đuổi chính sách ủng hộ Đài Loan chính thức độc lập từ Trung Quốc.
Mặc dù vậy, bà đã có những lời đề nghị với đại lục, nói rằng bà không phản đối việc đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề kinh tế miễn là không ảnh hưởng đến chủ quyền của Đài Loan.
[h=2]Tiềm tàng điểm nóng[/h]Dẫu sao Thái Anh Văn và đảng của bà vẫn còn có mối nghi ngờ với Trung Quốc.
Bắc Kinh có 1.500 tên lửa nhằm vào hòn đảo này để ngăn chặn mọi nỗ lực tuyên bố độc lập của Đài Loan.
Hoa Kỳ, một đồng minh quan trọng của Đài Loan, cũng đang theo dõi kết quả của cuộc bầu cử một cách chặt chẽ.
Theo đạo luật về mối quan hệ với Đài Loan được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua năm 1979, Mỹ có nghĩa vụ đối với việc bảo vệ hòn đảo này nếu bị tấn công bởi bất kỳ bên nào khác.
Mặc dù Washington không công khai ủng hộ ông Mã, các nhà quan sát cho rằng thực ra ai cũng hiểu Hoa Kỳ ưa chuộng cách tiếp cận Trung Quốc của ông Mã hơn.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top