Tắc tuyến lệ

thanhlinh

Junior Member
458.jpg

Tắc ống mũi-lệ bẩm sinh là khuyết tật thường gặp nhất của hệ tuyến lệ, có thể xảy ra với 6% số trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do các tế bào biểu mô không tạo ra được những "con kênh" để hình thành ống mũi-lệ khi đi xuống mũi.
Những dấu hiệu tắc ống mũi-lệ bẩm sinh có thể xuất hiện từ lúc mới đẻ. Một số trẻ khi khóc không có nước mắt, nhưng bình thường có một thứ nước mắt chảy tràn ra mi rồi xuống má, đồng thời có luồng trào ngược một thứ chất nhầy (ken) được sản xuất trong túi lệ. Có thể da vùng đó nổi ban đỏ hoặc vết trượt do bị kích ứng hoặc cọ xát khi nước mắt rơi xuống. Nếu là tắc hoàn toàn thì những dấu hiệu nói trên trở thành nghiêm trọng và liên tục. Nếu chỉ tắc một phần thì ống mũi-lệ còn có khả năng để cho màng nước mắt cơ bản chảy xuống khi được sản xuất ra. Tuy vậy vào những thời kỳ cơ thể gia tăng sản xuất nước mắt như trời lạnh, có gió hoặc tia nắng mặt trời chiếu, khi phần cuối ống mũi-lệ bị tắc (do phù niêm mạc mũi chẳng hạn) thì nước mắt càng tràn ra nhiều hơn (không phải do khóc).
Những trẻ có tật tắc ống mũi-lệ bẩm sinh có thể bị viêm cấp do nhiễm trùng ống mũi lệ. Vùng túi lệ sưng đỏ, đau và có thể có những dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, khó chịu. Điều trị ban đầu chứng tắc tuyến lệ (chưa có biến chứng) gồm xoa bóp ống mũi-lệ 2-3 lần mỗi ngày, sau đó lau sạch mi mắt bằng nước ấm, dùng kháng sinh tại chỗ nếu thấy chảy ra chất mủ nhầy. Tật tắc ống mũi-lệ bẩm sinh thường tự khỏi trước 1 năm tuổi. Nếu sau 1 năm không khỏi thì cần tìm thày thuốc nhãn khoa trẻ em để được thông dò ống lệ một hoặc hai lần trước khi phải tiến hành đặt các ống hoặc giải phẫu tạo hình ống mũi-lệ.

Báo Gia đình & Xã hội
 
Back
Top