Bệnh u máu ở trẻ em

thanhlinh

Junior Member


U máu (dị dạng mạch máu bẩm sinh) là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Hầu hết các dị dạng thường xuất hiện ngay khi sinh hoặc trong vài tuần, vài tháng sau sinh. Khối u thường phát triển nhanh từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 10. Sau đó, 80 % trường hợp bệnh phát triển chậm lại và một số dị dạng sẽ mất hẳn.


Về hình thái, u máu được chia làm 3 loại:

  • U máu mao mạch: Xuất hiện như một vết son hay một mảng màu rượu chát trên cùng mặt phẳng với da bình thường, ấn xuống không mất màu.
  • U máu dạng hang: Thường lớn, nhô khỏi mặt da. Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể. Loại u này có thể xuất hiện cả ở các cơ quan nội tạng hay trong não.
  • U hỗn hợp: Thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong và dưới da.
Các khối u này thường nằm ở những vị trí sau:

  • Vùng mí mắt và hốc mắt: Bệnh nhân có nguy cơ bị lão thị hay lác. Nếu sang thương sâu hơn thì có thể bị sụp mí và chèn ép thần kinh thị giác.
  • Tuyến mang tai: Biểu hiện là một khối lớn ở mang tai, gặp nhiều nhất ở trẻ gái. U ở vị trí này thường được phát hiện sớm sau sinh, có thể gây biến dạng mặt nhưng dây thần kinh mặt không bị ảnh hưởng...
  • Hàm trên hay dưới: ít gặp nhưng nếu chẩn đoán và điều trị không đúng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (chảy máu niêm mạc số lượng lớn quanh một răng, răng liên quan bị sưng phù và đau). Nếu nhổ chiếc răng lung lay này, bệnh nhân có thể bị chảy máu dữ dội và tử vong.
  • Dưới sụn nắp thanh quản: ít gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng. Triệu chứng (xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau sinh) gồm khò khè, khó thở thanh quản. 1/3 số trẻ này có u máu trên da kèm theo.
  • Ở cơ tứ đầu của đùi: Có một khối u trong cơ. Bệnh nhân thường cảm thấy đau, vùng da trên u thay đổi.
  • Nội tạng: ở gan, lách, dạ dày, ruột, não.
Sự phát triển bệnh:

  • Sau khi xuất hiện, u máu có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, nó trở thành một mảng hồng đậm màu, thậm chí có thể gồ lên thành mảng. U thường lớn dần theo cơ thể trẻ em, phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí. Chẳng hạn, những u máu ở vùng gần niêm mạc như môi, mắt, vùng cổ, tuyến nước bọt, tuyến dưới hàm sẽ phát triển rất nhanh. Những u ở bề mặt da, tứ chi, ngực, bụng, thường ít phát triển hơn so với ở mặt.
  • U đạt kích thước lớn nhất vào khoảng tháng thứ 6 - 10 và bắt đầu quá trình thoái triển tự nhiên sau 1 năm. U có thể biến mất hoàn toàn hay một phần khi trẻ 5-8 tuổi.
Cách điều trị:
Trước một bệnh nhi bị u máu cần điều trị, việc cân nhắc thận trọng giữa hiệu quả can thiệp và tác hại lâu dài cho cuộc sống sau này của trẻ là rất cần thiết. Theo dõi diễn tiến và không can thiệp là biện pháp tốt nhất hiện nay trong điều trị u máu. Các bác sĩ thường rất dè dặt trong việc chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Ngoài nguy cơ tái phát và tử vong do chảy nhiều máu, việc phẫu thuật các u lớn ở da mặt có thể tạo sẹo xấu, nhất là các u ở môi, mũi, tai và giữa gốc mũi.
Can thiệp phẫu thuật triệt để được chỉ định với những u ảnh hưởng tới chức năng hoặc gây biến dạng. Đó là:

  • U ở vùng niêm mạc.
  • U ở mắt, ống tai, đường thở.
  • U có nguy cơ lan tỏa xâm lấn.
Tùy từng trường hợp cụ thể, cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị.

Báo Người Lao động
 

Attachments

  • 708..jpg
    708..jpg
    6.4 KB · Views: 0
Back
Top