LONDON – Tờ The Guardian ở Anh quốc hôm thứ Tư đã đưa ra hai bức điện tín từ tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội từ năm 2009-2010, trong đó cho thấy một vài quan điểm, tuy không có gì mới mẻ, của Đại sứ Michael Michalak, người sắp rời nhiệm sở năm nay.
Nhằm lúc Đại Hội Đảng CSVN vừa khai mạc, bức điện tín thứ nhất đề ngày 10-9-2009 đưa ra những dự đoán, phân tích về giới lãnh đạo tương lai của Việt Nam năm 2011. Những nhân vật được xem là sáng giá trong guồng máy lãnh đạo mới năm nay gồm có Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, và Tô Huy Rứa. Ngoài ra, yếu tố vùng miền cũng được xem là quan trọng trong hàng ngũ lãnh đạo đảng cầm quyền; do đó, bức điện tín dự đoán sẽ có thể loại một trong hai người miền Nam, có thể là Sang, ra khỏi một trong ba chức vụ cao cấp nhất.
Bức điện tín thứ hai ngày 20-1-2010 nhằm đưa ra lý luận tại sao Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không cần đưa Việt Nam trở lại danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC). Nội dung đề cập đến việc CSVN đàn áp các tu sĩ ở chùa Bát Nhã và giáo dân thuộc giáo xứ Đồng Chiêm, tuy được xem là “sử dụng võ lực quá đáng” và đáng quan tâm như “một chỉ dấu về sự đàn áp nhân quyền rộng lớn hơn của chính phủ Việt Nam trước ngày Đại Hội Đảng tháng Giêng 2011”, nhưng những trường hợp đàn áp này phần lớn là do “tranh chấp đất đai”, không hội đủ điều kiện để đưa CSVN trở lại CPC.
Mặc dù cả hai bức điện tín đều được ghi là “mật” (Confidential), nhưng lập luận về CPC vẫn thường được Đại sứ Michalak dùng khi đối thoại với cộng đồng người Việt Nam tị nạn hải ngoại về tình trạng nhân quyền trong những lần đến Nam California trước đây.
Các tài liệu được đưa ra từ WikiLeaks đều không thể được phối kiểm với tài liệu gốc.


Vi Lang/Viễn Đông
Nhằm lúc Đại Hội Đảng CSVN vừa khai mạc, bức điện tín thứ nhất đề ngày 10-9-2009 đưa ra những dự đoán, phân tích về giới lãnh đạo tương lai của Việt Nam năm 2011. Những nhân vật được xem là sáng giá trong guồng máy lãnh đạo mới năm nay gồm có Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, và Tô Huy Rứa. Ngoài ra, yếu tố vùng miền cũng được xem là quan trọng trong hàng ngũ lãnh đạo đảng cầm quyền; do đó, bức điện tín dự đoán sẽ có thể loại một trong hai người miền Nam, có thể là Sang, ra khỏi một trong ba chức vụ cao cấp nhất.

Bức điện tín thứ hai ngày 20-1-2010 nhằm đưa ra lý luận tại sao Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không cần đưa Việt Nam trở lại danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC). Nội dung đề cập đến việc CSVN đàn áp các tu sĩ ở chùa Bát Nhã và giáo dân thuộc giáo xứ Đồng Chiêm, tuy được xem là “sử dụng võ lực quá đáng” và đáng quan tâm như “một chỉ dấu về sự đàn áp nhân quyền rộng lớn hơn của chính phủ Việt Nam trước ngày Đại Hội Đảng tháng Giêng 2011”, nhưng những trường hợp đàn áp này phần lớn là do “tranh chấp đất đai”, không hội đủ điều kiện để đưa CSVN trở lại CPC.
Mặc dù cả hai bức điện tín đều được ghi là “mật” (Confidential), nhưng lập luận về CPC vẫn thường được Đại sứ Michalak dùng khi đối thoại với cộng đồng người Việt Nam tị nạn hải ngoại về tình trạng nhân quyền trong những lần đến Nam California trước đây.
Các tài liệu được đưa ra từ WikiLeaks đều không thể được phối kiểm với tài liệu gốc.

Vi Lang/Viễn Đông