BAYOU LA BATRE, Alabama: Đứng trên bờ biển Bayou La Batre tại Alabama, ông Trần Kinh Luân nhìn ngắm các thuyền bè đang chạy qua lại trong vịnh. Vùng “thủ đô hải sản” của Alabama tĩnh lặng khác thường, do thiếu mất âm thanh thường ngày của đoàn thuyền đánh cá của các ngư dân gốc Việt.
Luật sư Trần Kinh Luân tin rằng, với kiến thức của ông, bao gồm cả bằng đại học luật Havard và chuyến bay từ Việt Nam đến Canada năm 1981, sẽ có ích khi ông đại diện cho quyền lợi của ngư dân gốc Việt tại vùng vịnh, theo một bản tin của nhật báo Orange County Register.
Khi vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ xảy ra, ông Trần Kinh Luân cũng tham gia hoạt động dọn dẹp bờ biển vùng vịnh. Tuy nhiên, thay vì làm việc trên một con tàu nào đó, vị luật sư vùng Orange County quyết định thực hiện công việc dọn dẹp của mình tại tòa liên bang New Orleans.
Ông Luân tham gia vào một vụ kiện tập thể chống lại các công ty có liên quan đến vụ tràn dầu, ông đại diện cho các ngư dân gốc Việt và chủ nhân các cơ sở kinh doanh tại bờ biển vùng vịnh. Hồ sơ khởi kiện được nộp vào tháng 6, đòi bồi thường thiệt hại cho các ngư dân gốc Việt, sống chủ yếu dựa vào việc đánh bắt tôm và hải sản khác trong vịnh Mexico. Đời sống của các ngư dân này đã bị đe dọa nghiêm trọng khi 4.9 triệu thùng dầu thô từ giếng dầu của BP bị tràn ra biển.
Ông Luân và các thân chủ của ông đang đứng trước một thử thách lớn, và rủi ro cũng rất cao.
Hồ sơ kiện của các ngư dân người Mỹ gốc Việt là 1 trong 300 vụ kiện có liên quan tới vụ tràn dầu, được hợp nhất thành vụ kiện tập thể. Nếu tòa án chấp nhận lời tranh luận của luật sư Trần, rằng đời sống của 13,000 ngư dân gốc Việt tại vùng vịnh đã bị đảo lộn hoàn toàn, thì những người này sẽ có thể nhận được số tiền bồi thường đủ để tìm một nơi sinh sống khác, hoặc đi học lại, hoặc về hưu.
Nếu tòa án bác bỏ vụ kiện, thân chủ của ông Trần sẽ phải tự tìm cách duy trì nghề nghiệp của mình tại một vùng biển ô nhiễm, không còn hải sản.
Có 3 bằng luật trong tay, bao gồm cả một bằng đại học Harvard, ông Trần Kinh Luân là thành viên lâu năm của tổ hợp luật sư Lee Tran & Liang, có văn phòng tại cả Los Angeles và Orange County. Ông Luân, năm nay 39 tuổi, là luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Năm 2003, ông mở tổ hợp luật sư Lee Tran & Liang, và được hội đồng National Asian Pacific American Bar công nhận là “Best Lawyers Under 40,” (luật sư dưới 40 tuổi giỏi nhất). Ngày nay, tổ hợp luật sư này là công ty luật lớn nhất do người Mỹ gốc Á làm chủ, chuyên giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh.
Sau cơn bão Katrina, cư dân vùng vịnh không còn tin tưởng vào nhà chức trách, các tập đoàn thương mại lớn, và cả các luật sư. Và đặc biệt, cộng đồng người Việt tại đây lại càng khó tin tưởng vào những người không biết ngôn ngữ của họ. Ông Trần vượt qua được những trở ngại này. “Tôi không chỉ nói được tiếng Việt, mà tôi còn hiểu được tâm tư của họ,” ông nói.
Bản thân ông Trần cũng là một “thuyền nhân.” Gia đình ông rời Việt Nam năm 1981, 6 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ. Họ đến được Quebec, Canada, và cha mẹ ông Luân, vốn là giáo sư khoa học tại trường đại học, đã gầy dựng cuộc sống mới của mình tại đây.
Ông Luân nhắc đến những khó khăn mà các ngư dân tại vùng Vịnh đã phải vượt qua: “Những người ngư dân cần mẫn này đã phải rời bỏ quê hương mình, họ đã mất tất cả tại Việt Nam, và giờ lại phải chịu đựng sự không may này ngay tại đây.”
Ông Luân cho biết, rào cản ngôn ngữ đã được sử dụng để chống lại các thân chủ của ông. Người thông dịch của BP, trong những tuần đầu tiên sau vụ tràn dầu, đã thông dịch sai các thông tin của công ty, nhằm làm cho các ngư dân Việt Nam chùn bước và không thuê luật sư nữa. Viên chức BP đã bác bỏ thông tin này.
Cho đến nay, một vài người Việt Nam tại vùng vịnh vẫn còn rất thận trọng đối với các luật sư. “Tôi đã nghe nhiều chuyện về các luật sư,” ông John Nguyễn, một cư dân New Orleans, trưởng thành ở Orange County, nói. “Họ chuyên lợi dụng người khác.”
Ở chừng mực nào đó, ông Luân đồng ý với quan điểm này, thừa nhận rằng một số luật sư chỉ hám lợi trước mắt. Nhưng ông thêm rằng, không phải luật sư nào cũng như vậy, và không nên nghĩ rằng mọi luật sư đều xấu.
“Đây là một quốc gia tự do, và mọi người có quyền chọn có nên thuê luật sư hay không,” ông Luân nói. “Tuy nhiên, trong những trường hợp phức tạp như vụ này, các ngư dân nhập cư chất phác này khó có thể thắng kiện nếu chỉ tự đi kiện một mình.”
Hiện tại, ông Trần Kinh Luân và hàng trăm luật sư của các nguyên cáo khác đang vẫn phải chờ đợi. Trong khi chưa quyết định nơi tổ chức phiên tòa, vị chánh án đã chọn ra 15 luật sư trong các hồ sơ kiện khác nhau, để thành lập một ủy ban đại diện cho các nguyên cáo. Vào hôm qua, Thứ Sáu 15 tháng 10, chánh án của vụ kiện này cho biết rằng, phiên tòa đầu tiên liên quan đến vụ tràn dầu có thể sẽ bắt đầu vào tháng 6 năm sau.
Ông Luân tuy không được chọn vào số 15 luật sư của ủy ban, nhưng ông tin rằng mình vẫn có thể tham gia phiên tòa đầu tiên. Ông vẫn đang tiếp tục qua lại giữa Nam California và New Orleans, và đã nói chuyện với ủy ban luật sư về khả năng thành lập một ủy ban cấp dưới.
Với khả năng nói tiếng Việt và liên hệ gần gũi với các ngư dân Việt Nam, luật sư Trần Kinh Luân rất lạc quan về vai trò của mình trong vụ kiện lần này.


Luật sư Trần Kinh Luân tin rằng, với kiến thức của ông, bao gồm cả bằng đại học luật Havard và chuyến bay từ Việt Nam đến Canada năm 1981, sẽ có ích khi ông đại diện cho quyền lợi của ngư dân gốc Việt tại vùng vịnh, theo một bản tin của nhật báo Orange County Register.
Khi vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ xảy ra, ông Trần Kinh Luân cũng tham gia hoạt động dọn dẹp bờ biển vùng vịnh. Tuy nhiên, thay vì làm việc trên một con tàu nào đó, vị luật sư vùng Orange County quyết định thực hiện công việc dọn dẹp của mình tại tòa liên bang New Orleans.
Ông Luân tham gia vào một vụ kiện tập thể chống lại các công ty có liên quan đến vụ tràn dầu, ông đại diện cho các ngư dân gốc Việt và chủ nhân các cơ sở kinh doanh tại bờ biển vùng vịnh. Hồ sơ khởi kiện được nộp vào tháng 6, đòi bồi thường thiệt hại cho các ngư dân gốc Việt, sống chủ yếu dựa vào việc đánh bắt tôm và hải sản khác trong vịnh Mexico. Đời sống của các ngư dân này đã bị đe dọa nghiêm trọng khi 4.9 triệu thùng dầu thô từ giếng dầu của BP bị tràn ra biển.
Ông Luân và các thân chủ của ông đang đứng trước một thử thách lớn, và rủi ro cũng rất cao.
Hồ sơ kiện của các ngư dân người Mỹ gốc Việt là 1 trong 300 vụ kiện có liên quan tới vụ tràn dầu, được hợp nhất thành vụ kiện tập thể. Nếu tòa án chấp nhận lời tranh luận của luật sư Trần, rằng đời sống của 13,000 ngư dân gốc Việt tại vùng vịnh đã bị đảo lộn hoàn toàn, thì những người này sẽ có thể nhận được số tiền bồi thường đủ để tìm một nơi sinh sống khác, hoặc đi học lại, hoặc về hưu.
Nếu tòa án bác bỏ vụ kiện, thân chủ của ông Trần sẽ phải tự tìm cách duy trì nghề nghiệp của mình tại một vùng biển ô nhiễm, không còn hải sản.
Có 3 bằng luật trong tay, bao gồm cả một bằng đại học Harvard, ông Trần Kinh Luân là thành viên lâu năm của tổ hợp luật sư Lee Tran & Liang, có văn phòng tại cả Los Angeles và Orange County. Ông Luân, năm nay 39 tuổi, là luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Năm 2003, ông mở tổ hợp luật sư Lee Tran & Liang, và được hội đồng National Asian Pacific American Bar công nhận là “Best Lawyers Under 40,” (luật sư dưới 40 tuổi giỏi nhất). Ngày nay, tổ hợp luật sư này là công ty luật lớn nhất do người Mỹ gốc Á làm chủ, chuyên giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh.
Sau cơn bão Katrina, cư dân vùng vịnh không còn tin tưởng vào nhà chức trách, các tập đoàn thương mại lớn, và cả các luật sư. Và đặc biệt, cộng đồng người Việt tại đây lại càng khó tin tưởng vào những người không biết ngôn ngữ của họ. Ông Trần vượt qua được những trở ngại này. “Tôi không chỉ nói được tiếng Việt, mà tôi còn hiểu được tâm tư của họ,” ông nói.
Bản thân ông Trần cũng là một “thuyền nhân.” Gia đình ông rời Việt Nam năm 1981, 6 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ. Họ đến được Quebec, Canada, và cha mẹ ông Luân, vốn là giáo sư khoa học tại trường đại học, đã gầy dựng cuộc sống mới của mình tại đây.
Ông Luân nhắc đến những khó khăn mà các ngư dân tại vùng Vịnh đã phải vượt qua: “Những người ngư dân cần mẫn này đã phải rời bỏ quê hương mình, họ đã mất tất cả tại Việt Nam, và giờ lại phải chịu đựng sự không may này ngay tại đây.”
Ông Luân cho biết, rào cản ngôn ngữ đã được sử dụng để chống lại các thân chủ của ông. Người thông dịch của BP, trong những tuần đầu tiên sau vụ tràn dầu, đã thông dịch sai các thông tin của công ty, nhằm làm cho các ngư dân Việt Nam chùn bước và không thuê luật sư nữa. Viên chức BP đã bác bỏ thông tin này.
Cho đến nay, một vài người Việt Nam tại vùng vịnh vẫn còn rất thận trọng đối với các luật sư. “Tôi đã nghe nhiều chuyện về các luật sư,” ông John Nguyễn, một cư dân New Orleans, trưởng thành ở Orange County, nói. “Họ chuyên lợi dụng người khác.”
Ở chừng mực nào đó, ông Luân đồng ý với quan điểm này, thừa nhận rằng một số luật sư chỉ hám lợi trước mắt. Nhưng ông thêm rằng, không phải luật sư nào cũng như vậy, và không nên nghĩ rằng mọi luật sư đều xấu.
“Đây là một quốc gia tự do, và mọi người có quyền chọn có nên thuê luật sư hay không,” ông Luân nói. “Tuy nhiên, trong những trường hợp phức tạp như vụ này, các ngư dân nhập cư chất phác này khó có thể thắng kiện nếu chỉ tự đi kiện một mình.”
Hiện tại, ông Trần Kinh Luân và hàng trăm luật sư của các nguyên cáo khác đang vẫn phải chờ đợi. Trong khi chưa quyết định nơi tổ chức phiên tòa, vị chánh án đã chọn ra 15 luật sư trong các hồ sơ kiện khác nhau, để thành lập một ủy ban đại diện cho các nguyên cáo. Vào hôm qua, Thứ Sáu 15 tháng 10, chánh án của vụ kiện này cho biết rằng, phiên tòa đầu tiên liên quan đến vụ tràn dầu có thể sẽ bắt đầu vào tháng 6 năm sau.
Ông Luân tuy không được chọn vào số 15 luật sư của ủy ban, nhưng ông tin rằng mình vẫn có thể tham gia phiên tòa đầu tiên. Ông vẫn đang tiếp tục qua lại giữa Nam California và New Orleans, và đã nói chuyện với ủy ban luật sư về khả năng thành lập một ủy ban cấp dưới.
Với khả năng nói tiếng Việt và liên hệ gần gũi với các ngư dân Việt Nam, luật sư Trần Kinh Luân rất lạc quan về vai trò của mình trong vụ kiện lần này.

Theo vietherald