<!--@vbbanners:0@-->
(ĐVO) Để hợp pháp hóa cư trú tại Anh một cách đơn giản nhất, đàn ông Việt Nam phải chi trung bình khoảng 10.000 bảng Anh (tương đương hơn 300 triệu đồng) cho một phụ nữ bản địa khi làm đám cưới giả...
Vì làm đám cưới với một người có hộ chiếu trong EU thì được ở lại, nên chuyện cưới giả là bất hợp pháp thì rất nhiều người vẫn thử cách này. Thống kê của Chính phủ Anh cho thấy con số đăng ký kết hôn nghi là giả ở Anh và xứ Wales đang gia tăng đáng kể. Mỗi năm có hàng trăm đám cưới được tổ chức cho cô dâu và chú rể chưa từng biết nhau, hoặc ngay sau ngày cưới đã chia tay không bao giờ gặp lại.
Năm 2010, các cơ quan đăng ký hộ tịch Anh nghi ngờ 934 vụ đám cưới giả tại Anh và xứ Wales - tăng 66% so với năm 2009.
Theo luật của Anh, sau khi được cấp visa hôn nhân 2 năm, nếu hai vợ chồng có người ngoại quốc chứng minh họ vẫn chung sống thì người hôn phối ngoại quốc có thể làn đơn xin visa ở lại Anh.
Cưới giả với nhiều cô gái, chàng trai Anh là một hợp đồng béo bở, không mất công sức lao động mà vẫn "rủng rỉnh" tiền bạc, nhưng cũng có thể là cả bản án tù giam. Không chỉ cưới để đến Anh, nhiều người nước ngoài còn đến các nước khác thuộc EU để cưới một người bản địa, rồi sau đó mới chuyển tới Anh.
Theo cảnh sát Anh, những phụ nữ chấp nhận hôn nhân giả thường là những người mẹ đơn thân hoặc những có dính dáng đến ma túy.
Tờ Telegraph vừa đưa tin, hiện có 4 công dân Anh phải hầu tòa vì liên quan tới việc "đội lốt đám cưới giả để nhập cư vào Anh", trong đó 3 người bị truy tố làm đám cưới giả với người Việt Nam, gồm: Kevin Donnelly, 33 tuổi, Jason Procter, 39 tuổi và Amanda Nolan, 27 tuổi; còn 1 người làm chứng cho các đám cưới phạm luật dạng này là Denny Wallace, 21 tuổi, đang có mang 6 tháng.
"Đó là hai người đàn ông và hai phụ nữ, cư dân của Blackburn và Oswaldtwistle, đã xuất hiện trong tòa Thượng thẩm Blackburn vì các cáo trạng làm đám cưới giả với người Việt để giúp họ lưu lại Anh dưới hình thức kết hôn", truyền thông Anh thông báo.
Thông tin từ phía tòa án cho thấy, mỗi lần kết hôn giả, công dân Anh sẽ nhận được từ người đàn ông Việt Nam là 10.000 bảng Anh. Theo đó, Amanda Nolan đã làm đám cưới giả với một người đàn ông Việt Nam, tên Lu Hoang Tuan, vào tháng 10/2010 tại Darwen. Nhân chứng cho đám cưới này là Denny Wallace. Jason Procter thì cưới Le Thi Le Quyen vào tháng 5/2010, trong khi Kevin Donnelly lấy Trang Thị Thuy Lu năm 2008, đều diễn ra ở Blackburn và theo luật định, hai cô dâu Việt được visa lưu lại Anh Quốc 2 năm.
Chuyện đám cưới giả của người Việt không chỉ xảy ra ở các nước châu Âu, mà còn ồ ạt ở các nước châu Á. Tháng 10/2011, quan chức nhập cư Hàn Quốc cũng cho biết, một đối tượng chuyên dàn xếp các vụ kết hôn giả giữa nam giới vô gia cư với phụ nữ Việt muốn có visa Hàn Quốc đã bị tóm. Kẻ môi giới, 40 tuổi, là đàn ông, bị đội điều tra nhập cư đặc biệt bắt giữ vào ngày 12/10/2011 khi đang dàn xếp các vụ kết hôn giả. 3 đối tượng khác bị cáo buộc là môi giới hôn nhân đã bị cơ quan công tố điều tra.
Theo quan chức Hàn Quốc giấu tên, những kẻ môi giới đã tiếp xúc với một số nam giới vô gia cư tại các nhà ga Seoul và hứa cho họ đi chơi Việt Nam miễn phí, cộng thêm tới 3 triệu won nếu đồng ý làm kết hôn giả. Các cô dâu Việt, muốn được sống và làm việc tại Hàn Quốc, phải trả từ 18.000 đến 20.000 USD. Các nam giới vô gia cư được đưa tới Việt Nam bằng máy bay để kết hôn và cặp đôi mới cưới sau đó sẽ quay lại Hàn Quốc để cưới lại trước khi cô dâu chia tay với chú rể và biến mất.
Đến nay, các nhà điều tra Seoul đã xác định được 34 đàn ông Hàn Quốc và 16 phụ nữ Việt Nam để thẩm vấn, trục xuất 20 người Việt Nam và đang truy lùng 120 người nghi liên quan đến vụ việc trên.
Cũng trong năm 2011, theo Đài phát thanh và truyền hình NHK, cảnh sát Tokyo đã bắt giữ một người Việt Nam vì nghi ngờ người này làm môi giới kết hôn giả giữa một người đàn ông Nhật Bản và một phụ nữ Việt Nam. Nghi phạm này là Tran Thi Xuan Phuong, sống ở tỉnh Saitama, phía bắc thủ đô Tokyo. Người phụ nữ này bị nghi ngờ đã giúp nộp hồ sơ tại một quận của Tokyo để đăng ký kết hôn giả giữa một phụ nữ 39 tuổi và một người đàn ông Nhật Bản.
Cảnh sát cho hay, Phuong đứng đầu một nhóm môi giới kết hôn giả và bị buộc tội đã môi giới ít nhất tám vụ kết hôn giả. Trong mỗi vụ, người phụ nữ này đã nhận khoảng 39.000 USD tiền môi giới.


Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
<>50% Off, A700 7-inch TFT HD Touch Screen Android 2.2 4GB Tablet PC Laptop
<>Kodak Easy Share 14.5MP Camera $49.99
<>20% Off Booty Parlor Vibrating Panty With Remote Control
<>50% Off, $2.40,USB Powered Adapter/Charger for iPhone
<>40% Off Top Rated Solar Lights
<>Get 10% Off your entire order on shoes.com
<!--@vbbanners:9@-->
(ĐVO) Để hợp pháp hóa cư trú tại Anh một cách đơn giản nhất, đàn ông Việt Nam phải chi trung bình khoảng 10.000 bảng Anh (tương đương hơn 300 triệu đồng) cho một phụ nữ bản địa khi làm đám cưới giả...
Vì làm đám cưới với một người có hộ chiếu trong EU thì được ở lại, nên chuyện cưới giả là bất hợp pháp thì rất nhiều người vẫn thử cách này. Thống kê của Chính phủ Anh cho thấy con số đăng ký kết hôn nghi là giả ở Anh và xứ Wales đang gia tăng đáng kể. Mỗi năm có hàng trăm đám cưới được tổ chức cho cô dâu và chú rể chưa từng biết nhau, hoặc ngay sau ngày cưới đã chia tay không bao giờ gặp lại.
Năm 2010, các cơ quan đăng ký hộ tịch Anh nghi ngờ 934 vụ đám cưới giả tại Anh và xứ Wales - tăng 66% so với năm 2009.
Theo luật của Anh, sau khi được cấp visa hôn nhân 2 năm, nếu hai vợ chồng có người ngoại quốc chứng minh họ vẫn chung sống thì người hôn phối ngoại quốc có thể làn đơn xin visa ở lại Anh.
Cưới giả với nhiều cô gái, chàng trai Anh là một hợp đồng béo bở, không mất công sức lao động mà vẫn "rủng rỉnh" tiền bạc, nhưng cũng có thể là cả bản án tù giam. Không chỉ cưới để đến Anh, nhiều người nước ngoài còn đến các nước khác thuộc EU để cưới một người bản địa, rồi sau đó mới chuyển tới Anh.
Theo cảnh sát Anh, những phụ nữ chấp nhận hôn nhân giả thường là những người mẹ đơn thân hoặc những có dính dáng đến ma túy.
Tờ Telegraph vừa đưa tin, hiện có 4 công dân Anh phải hầu tòa vì liên quan tới việc "đội lốt đám cưới giả để nhập cư vào Anh", trong đó 3 người bị truy tố làm đám cưới giả với người Việt Nam, gồm: Kevin Donnelly, 33 tuổi, Jason Procter, 39 tuổi và Amanda Nolan, 27 tuổi; còn 1 người làm chứng cho các đám cưới phạm luật dạng này là Denny Wallace, 21 tuổi, đang có mang 6 tháng.
"Đó là hai người đàn ông và hai phụ nữ, cư dân của Blackburn và Oswaldtwistle, đã xuất hiện trong tòa Thượng thẩm Blackburn vì các cáo trạng làm đám cưới giả với người Việt để giúp họ lưu lại Anh dưới hình thức kết hôn", truyền thông Anh thông báo.
Thông tin từ phía tòa án cho thấy, mỗi lần kết hôn giả, công dân Anh sẽ nhận được từ người đàn ông Việt Nam là 10.000 bảng Anh. Theo đó, Amanda Nolan đã làm đám cưới giả với một người đàn ông Việt Nam, tên Lu Hoang Tuan, vào tháng 10/2010 tại Darwen. Nhân chứng cho đám cưới này là Denny Wallace. Jason Procter thì cưới Le Thi Le Quyen vào tháng 5/2010, trong khi Kevin Donnelly lấy Trang Thị Thuy Lu năm 2008, đều diễn ra ở Blackburn và theo luật định, hai cô dâu Việt được visa lưu lại Anh Quốc 2 năm.
Chuyện đám cưới giả của người Việt không chỉ xảy ra ở các nước châu Âu, mà còn ồ ạt ở các nước châu Á. Tháng 10/2011, quan chức nhập cư Hàn Quốc cũng cho biết, một đối tượng chuyên dàn xếp các vụ kết hôn giả giữa nam giới vô gia cư với phụ nữ Việt muốn có visa Hàn Quốc đã bị tóm. Kẻ môi giới, 40 tuổi, là đàn ông, bị đội điều tra nhập cư đặc biệt bắt giữ vào ngày 12/10/2011 khi đang dàn xếp các vụ kết hôn giả. 3 đối tượng khác bị cáo buộc là môi giới hôn nhân đã bị cơ quan công tố điều tra.
Theo quan chức Hàn Quốc giấu tên, những kẻ môi giới đã tiếp xúc với một số nam giới vô gia cư tại các nhà ga Seoul và hứa cho họ đi chơi Việt Nam miễn phí, cộng thêm tới 3 triệu won nếu đồng ý làm kết hôn giả. Các cô dâu Việt, muốn được sống và làm việc tại Hàn Quốc, phải trả từ 18.000 đến 20.000 USD. Các nam giới vô gia cư được đưa tới Việt Nam bằng máy bay để kết hôn và cặp đôi mới cưới sau đó sẽ quay lại Hàn Quốc để cưới lại trước khi cô dâu chia tay với chú rể và biến mất.
Đến nay, các nhà điều tra Seoul đã xác định được 34 đàn ông Hàn Quốc và 16 phụ nữ Việt Nam để thẩm vấn, trục xuất 20 người Việt Nam và đang truy lùng 120 người nghi liên quan đến vụ việc trên.
Cũng trong năm 2011, theo Đài phát thanh và truyền hình NHK, cảnh sát Tokyo đã bắt giữ một người Việt Nam vì nghi ngờ người này làm môi giới kết hôn giả giữa một người đàn ông Nhật Bản và một phụ nữ Việt Nam. Nghi phạm này là Tran Thi Xuan Phuong, sống ở tỉnh Saitama, phía bắc thủ đô Tokyo. Người phụ nữ này bị nghi ngờ đã giúp nộp hồ sơ tại một quận của Tokyo để đăng ký kết hôn giả giữa một phụ nữ 39 tuổi và một người đàn ông Nhật Bản.
Cảnh sát cho hay, Phuong đứng đầu một nhóm môi giới kết hôn giả và bị buộc tội đã môi giới ít nhất tám vụ kết hôn giả. Trong mỗi vụ, người phụ nữ này đã nhận khoảng 39.000 USD tiền môi giới.
An Đông


Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
<>50% Off, A700 7-inch TFT HD Touch Screen Android 2.2 4GB Tablet PC Laptop
<>Kodak Easy Share 14.5MP Camera $49.99
<>20% Off Booty Parlor Vibrating Panty With Remote Control
<>50% Off, $2.40,USB Powered Adapter/Charger for iPhone
<>40% Off Top Rated Solar Lights
<>Get 10% Off your entire order on shoes.com
<!--@vbbanners:9@-->