Một cuộc điều tra về cách thức trẻ em người Việt bị lừa, đưa đi phục vụ tệ nạn buôn bán cần sa ở Anh, bị khởi tố như những kẻ tội phạm.
Các bị cáo bị lãnh tổng cộng 32 năm tù
[video=youtube;oUJZQnil5tM]http://www.youtube.com/watch?v=oUJZQnil5tM&feature=player_embedded[/video]
Một cuộc điều tra về cách thức trẻ em Việt Nam bị ép buộc làm việc bí mật trong lĩnh vực buôn bán cần sa đang phát triển, bị giữ làm con tin do nợ nần và nghèo đói, thường bị khởi tố như những tên tội phạm chứ không phải như những nạn nhân của tệ nạn buôn người khi bị lật tẩy.
Việc Chính phủ Việt Nam thông báo thúc đẩy xuất khẩu lao động trên cả nước, và nhu cầu trồng cần sa tại nhà ở Anh ngày càng gia tăng nạn bóc lột trẻ em Việt Nam để phục vụ lợi ích ngành công nghiệp ma túy tội ác, đang là một xu hướng đáng lo ngại và không có dấu hiệu giảm bớt.
Trong bài báo này, Mei-Ling McNamara, chủ nhiệm chuyên mục People & Power, viết về nạn bóc lột trẻ em trong các vụ buôn bán cần sa.
Trong gần một thập niên qua, cảnh sát ở Anh đã ra sức giải quyết thực trạng bùng nổ tội phạm liên quan tới buôn bán cần sa trái phép đang nở rộ ở trong nước. Tệ nạn này phát triển mạnh trong những năm gần đây, với một sự gia tăng khủng khiếp về số lượng các trang trại trồng cần sa bí mật trong nhà, ém kín ở các khu ngoại thành và các ngôi nhà bỏ hoang trên khắp cả nước. Tuy các nhà chức trách vẫn mạnh tay trừ khử những hoạt động này hàng năm, nhiều khu vườn mới lại mọc lên nhanh chóng, đa số liên quan chặt chẽ tới một mạng lưới tham nhũng, bạo lực và tội phạm có tổ chức ngày càng lan rộng.
Trở lại năm 2004, cảnh sát đã có một phát hiện gây sốc về hoạt động này, rằng trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam đang bị đưa lậu đi khắp thế giới để làm việc như những nô lệ trong các trang trại. Đáng chú ý, các nhóm tội phạm người Việt Nam làm chủ rất nhiều trang trại trồng cần sa trái phép ở Anh và thường sử dụng trẻ nhỏ – dễ bị bóc lột vì gia đình các em bị nợ nần của những người cho vay ở quê nhà – làm việc trong một chu trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về ma túy trên đường phố Anh ngày càng gia tăng.
Các trang trại trồng cần sa mang lại lợi nhuận khổng lồ, nhưng lợi nhuận sẽ ít nếu tiền bạc bị tiêu phí vào các cơ sở [trồng cần sa] hoặc cải thiện điều kiện làm việc vất vả của các em. Diễn ra trong các cư gia hoặc khu công nghiệp, các hoạt động này có thể liên quan tới hàng nghìn cây cần sa trồng trong nhà.
Cả trai lẫn gái, một số chỉ mới 13 tuổi, nhiều em chưa quá 16 tuổi, bị buộc phải làm việc như “những người làm vườn”, bị nhốt giữ bên trong các tòa nhà, 24 giờ mỗi ngày, chăm sóc và tưới nước cho cần sa đằng sau những cửa sổ đen sẫm không hề thông gió. Ăn, ngủ và làm việc dưới những ngọn đèn nhiệt và phơi nhiễm hóa chất độc hại hàng ngày, các em luôn gặp rủi ro về hỏa hoạn và điện giật. Và lúc nào bọn trẻ cũng phải đối mặt với bạo lực, hăm dọa và nạn bòn rút từ những thành viên băng nhóm, những kẻ kiên quyết vắt kiệt mọi thứ cho đến ngày các món nợ được trả – nếu như có ngày đó.
Nhưng khi cảnh sát phát hiện và tấn công những khu nhà đó, và các vụ tập kích như vậy ngày càng thường xuyên, thì hoàn cảnh khốn khổ của những con người trẻ tuổi đó cũng còn lâu mới kết thúc. Không những thế, các em còn bị đối xử như phạm nhân ma túy, thay vì như nạn nhân bị buôn người.
Hơn nữa, khi bị xáo trộn về tâm lý do những tổn thương về thể xác và cảm xúc mà các em trải qua, các em thường khiếp hãi không dám tiết lộ sự thật cho cảnh sát, đặc biệt là sợ rằng nếu nói ra thì gia đình mình ở Việt Nam sẽ bị trừng phạt vì không trả được nợ cho những kẻ cho vay có quan hệ với các băng đảng.
Vòng luẩn quẩn
Trẻ em Việt Nam hiện là nhóm trẻ lớn nhất đang bị đưa lậu vào Anh, chủ yếu là để bóc lột trong việc trồng cần sa. Theo Trung tâm Bảo vệ và Chống bóc lột trẻ em trên mạng của chính phủ Anh (CEOP), mỗi năm có gần 300 em bị đưa vào nước này, và gần một phần tư kết thúc hành trình ở các trang trại cần sa.
Nếu bị các nhà chức trách phát hiện, các em lại chịu áp lực khốc liệt là phải trốn khỏi trung tâm chăm sóc, vì những kẻ buôn lậu thường đưa ra lời đe dọa. Mỗi khi được bảo lãnh hoặc trả tự do khỏi trại giam, gần 2/3 số trẻ em Việt Nam biến khỏi các trung tâm chăm sóc của chính quyền địa phương ngay sau đó.
Theo các báo cáo từ những nhà tư vấn chăm sóc, một số lại bị buôn bán lần nữa và đến một trang trại cần sa mới, trong khi các em khác trở lại với những kẻ buôn lậu để làm trả nợ và tránh bị trục xuất. Mối đe dọa bạo lực nhằm vào một đứa trẻ hoặc các thành viên gia đình em được sử dụng như một công cụ đầy sức mạnh nhằm đảm bảo sự hợp tác.
Nhiều trẻ vị thành niên Việt Nam bị buộc tội, bị khởi tố và bị kết án vì sản xuất và cung cấp cần sa, nhưng năm ngoái chỉ có 58 em được xem như bị đưa lậu vào Anh đã làm việc trong môi trường này. Và cho đến nay, không có tội phạm người Việt nào bị kết án đã buôn bán trẻ em vào Anh với mục đích trồng cần sa.
Các mạng lưới có thể cố tình tuyển mộ các em, vì các em ít có khả năng bị bắt so với người lớn hoặc các em có thể sống trong những ngôi nhà đóng chặt và có thể bị bóc lột trở lại một cách tương đối dễ dàng.
Sự bùng nổ cần sa ở Anh
Cách đây 10 năm, chỉ 11% số cần sa tiêu thụ ở Anh được trồng trong nước. Giờ đây, con số đó tăng lên gần 90%. Các nhà chức trách cho biết buôn bán cần sa cực kỳ sinh lợi, đến nỗi họ lo ngại số lượng dư thừa lớn đang được đưa tới các nước EU.
Năm ngoái, cảnh sát Anh đã phát hiện 1,3 triệu cây cần sa ước tính trị giá 410 triệu USD. Một ngôi nhà có thể sản xuất lượng cần sa lên tới 500.000 USD hoặc hơn mỗi năm, và trong năm 2010, cảnh sát tìm thấy gần 7.000 nhà máy trong các cuộc tập kích, con số này gia tăng tới 900% so với 6 năm qua.
Các nhà chức trách Anh ước tính, 75% các băng đảng tội phạm tham gia vào tệ nạn này là người Việt Nam, mặc dù các băng người Anh hoặc Đông Âu cũng đang lớn mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy ngay cả trong hoàn cảnh đó, “những người làm vườn” Việt Nam vẫn được sử dụng để trồng cần sa bởi vì chúng được bán chác hoặc tiếp quản bởi băng nhóm tiếp theo.
Các nạn nhân của tệ buôn người đã được tìm thấy ở mọi khu vực thuộc England và Wales – đa số ở West Yorkshire, West Midlands và Greater London. Giờ đây, một số người còn bị phát hiện ở Scotland và các nhà máy cần sa ở Bắc Ireland.
Mặc dù cảnh sát được huy động ngày càng đông trong chiến dịch truy tìm các trang trại trồng cần sa của người Việt ở địa phương, nhưng các mạng lưới này có đủ khả năng và điều kiện dễ dàng để thay đổi chỗ, ở cấp quốc gia (gồm cả việc di chuyển trẻ em bị buôn bán) và lẩn trốn cảnh sát, cho thấy số trẻ em bị buôn bán và bóc lột trong các trang trại ở Anh vẫn còn ở mức độ cao.
Ép buộc, tuyển mộ và trói buộc nợ nần
Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất ở Đông Nam Á, và đất nước này phụ thuộc nặng nề vào số tiền 2 tỷ USD do lao động người Việt ở nước ngoài gửi về. Năm ngoái, gần 100.000 người đã ra nước ngoài làm việc.
Trong hoàn cảnh đó, cánh cửa càng rộng mở cho nạn bóc lột, bởi cả những trung tâm lao động trái phép lẫn những kẻ buôn người đóng giả người tuyển lao động ra nước ngoài. Các công ty xuất khẩu lao động không phải là hiếm ở Việt Nam, hầu hết liên kết với nhà nước, bắt lao động phải nộp tiền vượt quá các chi phí luật pháp quy định, đôi khi còn đòi trả trước tới 20.000 USD cho một cơ hội ra nước ngoài làm việc.
Trả một khoản tiền lớn như vậy là cực kỳ khó khăn, do đó, các lao động xa xứ người Việt cùng những người di cư kinh tế càng dễ bị tổn thương trước trói buộc nợ nần và lao động ép buộc. Khi đến được các nước phải đến, nhiều lao động nhận ra mình bị ép làm việc trong những điều kiện nguy hiểm hoặc không đủ tiêu chuẩn với thù lao ít ỏi hoặc bị quỵt tiền mà không có cách nào cầu cứu được luật pháp. Khi bản thân công việc đã là trái phép, thường là như vậy, thì các nhà chức trách là những người cuối cùng mà các lao động có thể cậy nhờ giúp đỡ.
Trói buộc nợ nần là thông thường, với các mạng lưới buôn người và tội phạm định ra số tiền mà lao động bị trói buộc sẽ phải trả hết bằng cách làm việc không lương. Món nợ đó được tính vào sự sắp xếp đi lại, chi phí ăn ở và phí buôn người, nhưng tổng số tiền thường bị nâng khống lên và có thể mất nhiều năm làm việc không công. Ở Anh, số tiền xiết nợ được phát hiện khoảng từ 25.000 USD đến 60.000 USD.
Ở Việt Nam, những kẻ buôn người – thường đội lốt là những người mối giới cho thị trường lao động xuất khẩu – nhắm tới những trẻ nhỏ đơn độc hoặc các gia đình dễ bị tổn thương đang sống trong nghèo đói. Chúng đưa ra những lời hứa suông về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho một đứa trẻ ở Anh, với cơ hội về giáo dục và việc làm cho trẻ nhỏ để các em có thể hỗ trợ mình hoặc cho người thân ở quê nhà. Một món nợ thường được đặt lên vai một đứa trẻ hoặc gia đình chúng, được thế chấp bằng sổ đỏ của người thân.
Một số nạn nhân bị đưa sang Nga với thẻ căn cước giả và sau đó tới Cộng hòa Séc, Đức và Pháp, vào Anh một cách bí mật qua một hải cảng. Khi đến nơi, các em đã sẵn sàng cho bọn băng đảng bóc lột, những kẻ này đưa các em thẳng tới các xưởng trồng cần sa. Các em thường biết rõ về gia đình mình ở nhà và ý thức được khoản nợ phải trả.
Các mạng lưới tội phạm tham gia việc tuyển mộ, vận chuyển và bóc lột trẻ em được tổ chức rất bài bản, linh động và tạo ra các khoản tiền lớn chủ yếu nhờ trồng và bán sỉ cần sa.
Các trung tâm có thể cung cấp giấy tờ đi lại cho các em nhưng sau đó tước đoạt giấy tờ này một khi chúng được sử dụng, rồi chỉnh sửa lại để dùng cho những đứa trẻ khác. Các trung tâm buôn bán người Việt thường lấy lại giấy tờ hoặc chỉ đạo cho đứa trẻ phải tiêu hủy giấy tờ trước khi vào Anh. Không có giấy tờ, rất khó có thể điều tra được nhân dạng thật, tuổi tác và nguồn gốc của một đứa trẻ, giúp ngăn chặn hoặc trì hoãn việc trục xuất và bảo vệ bọn buôn người, do đó các hoạt động buôn bán của chúng được giữ bí mật.
Người dịch: Trúc An
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
<!--@vbbanners:0@-->
Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
Burberry Brit Perfume by Burberry for Women EDT Spray 3.4 oz $37.70
Burberry 5 Piece Mini Coffret Set $35.00
Burberry Classic 1.7 oz Eau de Parfum Spray Fragrance for Women $58.00
Burberry London 3.3oz Eau de Parfum Spray $54.99
Givenchy Organza Eau de Parfum $46.20
Givenchy Organza Eau de Parfum Spray for Women $63.79
Yves Saint Laurent RIVE GAUCHE perfume - EDT SPRAY 3.3 OZ for WOMEN $57.19
Yves Saint Laurent 'Opium' Eau de Parfum Spray $104.00
Yves Saint Laurent - OPIUM Gift Set $49.99
YvesSaintLaurent Ysl Paris Eau De Parfum Spray $90.00
<<>>Vivitar 10.1 MP iTwist Camera by JCPenney $79.99<<>>
<!--@vbbanners:0@-->
Các bị cáo bị lãnh tổng cộng 32 năm tù
[video=youtube;oUJZQnil5tM]http://www.youtube.com/watch?v=oUJZQnil5tM&feature=player_embedded[/video]
Một cuộc điều tra về cách thức trẻ em Việt Nam bị ép buộc làm việc bí mật trong lĩnh vực buôn bán cần sa đang phát triển, bị giữ làm con tin do nợ nần và nghèo đói, thường bị khởi tố như những tên tội phạm chứ không phải như những nạn nhân của tệ nạn buôn người khi bị lật tẩy.
Việc Chính phủ Việt Nam thông báo thúc đẩy xuất khẩu lao động trên cả nước, và nhu cầu trồng cần sa tại nhà ở Anh ngày càng gia tăng nạn bóc lột trẻ em Việt Nam để phục vụ lợi ích ngành công nghiệp ma túy tội ác, đang là một xu hướng đáng lo ngại và không có dấu hiệu giảm bớt.
Trong bài báo này, Mei-Ling McNamara, chủ nhiệm chuyên mục People & Power, viết về nạn bóc lột trẻ em trong các vụ buôn bán cần sa.
Trong gần một thập niên qua, cảnh sát ở Anh đã ra sức giải quyết thực trạng bùng nổ tội phạm liên quan tới buôn bán cần sa trái phép đang nở rộ ở trong nước. Tệ nạn này phát triển mạnh trong những năm gần đây, với một sự gia tăng khủng khiếp về số lượng các trang trại trồng cần sa bí mật trong nhà, ém kín ở các khu ngoại thành và các ngôi nhà bỏ hoang trên khắp cả nước. Tuy các nhà chức trách vẫn mạnh tay trừ khử những hoạt động này hàng năm, nhiều khu vườn mới lại mọc lên nhanh chóng, đa số liên quan chặt chẽ tới một mạng lưới tham nhũng, bạo lực và tội phạm có tổ chức ngày càng lan rộng.
Trở lại năm 2004, cảnh sát đã có một phát hiện gây sốc về hoạt động này, rằng trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam đang bị đưa lậu đi khắp thế giới để làm việc như những nô lệ trong các trang trại. Đáng chú ý, các nhóm tội phạm người Việt Nam làm chủ rất nhiều trang trại trồng cần sa trái phép ở Anh và thường sử dụng trẻ nhỏ – dễ bị bóc lột vì gia đình các em bị nợ nần của những người cho vay ở quê nhà – làm việc trong một chu trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về ma túy trên đường phố Anh ngày càng gia tăng.
Các trang trại trồng cần sa mang lại lợi nhuận khổng lồ, nhưng lợi nhuận sẽ ít nếu tiền bạc bị tiêu phí vào các cơ sở [trồng cần sa] hoặc cải thiện điều kiện làm việc vất vả của các em. Diễn ra trong các cư gia hoặc khu công nghiệp, các hoạt động này có thể liên quan tới hàng nghìn cây cần sa trồng trong nhà.
Cả trai lẫn gái, một số chỉ mới 13 tuổi, nhiều em chưa quá 16 tuổi, bị buộc phải làm việc như “những người làm vườn”, bị nhốt giữ bên trong các tòa nhà, 24 giờ mỗi ngày, chăm sóc và tưới nước cho cần sa đằng sau những cửa sổ đen sẫm không hề thông gió. Ăn, ngủ và làm việc dưới những ngọn đèn nhiệt và phơi nhiễm hóa chất độc hại hàng ngày, các em luôn gặp rủi ro về hỏa hoạn và điện giật. Và lúc nào bọn trẻ cũng phải đối mặt với bạo lực, hăm dọa và nạn bòn rút từ những thành viên băng nhóm, những kẻ kiên quyết vắt kiệt mọi thứ cho đến ngày các món nợ được trả – nếu như có ngày đó.
Nhưng khi cảnh sát phát hiện và tấn công những khu nhà đó, và các vụ tập kích như vậy ngày càng thường xuyên, thì hoàn cảnh khốn khổ của những con người trẻ tuổi đó cũng còn lâu mới kết thúc. Không những thế, các em còn bị đối xử như phạm nhân ma túy, thay vì như nạn nhân bị buôn người.
Hơn nữa, khi bị xáo trộn về tâm lý do những tổn thương về thể xác và cảm xúc mà các em trải qua, các em thường khiếp hãi không dám tiết lộ sự thật cho cảnh sát, đặc biệt là sợ rằng nếu nói ra thì gia đình mình ở Việt Nam sẽ bị trừng phạt vì không trả được nợ cho những kẻ cho vay có quan hệ với các băng đảng.
Vòng luẩn quẩn
Trẻ em Việt Nam hiện là nhóm trẻ lớn nhất đang bị đưa lậu vào Anh, chủ yếu là để bóc lột trong việc trồng cần sa. Theo Trung tâm Bảo vệ và Chống bóc lột trẻ em trên mạng của chính phủ Anh (CEOP), mỗi năm có gần 300 em bị đưa vào nước này, và gần một phần tư kết thúc hành trình ở các trang trại cần sa.
Nếu bị các nhà chức trách phát hiện, các em lại chịu áp lực khốc liệt là phải trốn khỏi trung tâm chăm sóc, vì những kẻ buôn lậu thường đưa ra lời đe dọa. Mỗi khi được bảo lãnh hoặc trả tự do khỏi trại giam, gần 2/3 số trẻ em Việt Nam biến khỏi các trung tâm chăm sóc của chính quyền địa phương ngay sau đó.
Theo các báo cáo từ những nhà tư vấn chăm sóc, một số lại bị buôn bán lần nữa và đến một trang trại cần sa mới, trong khi các em khác trở lại với những kẻ buôn lậu để làm trả nợ và tránh bị trục xuất. Mối đe dọa bạo lực nhằm vào một đứa trẻ hoặc các thành viên gia đình em được sử dụng như một công cụ đầy sức mạnh nhằm đảm bảo sự hợp tác.
Nhiều trẻ vị thành niên Việt Nam bị buộc tội, bị khởi tố và bị kết án vì sản xuất và cung cấp cần sa, nhưng năm ngoái chỉ có 58 em được xem như bị đưa lậu vào Anh đã làm việc trong môi trường này. Và cho đến nay, không có tội phạm người Việt nào bị kết án đã buôn bán trẻ em vào Anh với mục đích trồng cần sa.
Các mạng lưới có thể cố tình tuyển mộ các em, vì các em ít có khả năng bị bắt so với người lớn hoặc các em có thể sống trong những ngôi nhà đóng chặt và có thể bị bóc lột trở lại một cách tương đối dễ dàng.
Sự bùng nổ cần sa ở Anh
Cách đây 10 năm, chỉ 11% số cần sa tiêu thụ ở Anh được trồng trong nước. Giờ đây, con số đó tăng lên gần 90%. Các nhà chức trách cho biết buôn bán cần sa cực kỳ sinh lợi, đến nỗi họ lo ngại số lượng dư thừa lớn đang được đưa tới các nước EU.
Năm ngoái, cảnh sát Anh đã phát hiện 1,3 triệu cây cần sa ước tính trị giá 410 triệu USD. Một ngôi nhà có thể sản xuất lượng cần sa lên tới 500.000 USD hoặc hơn mỗi năm, và trong năm 2010, cảnh sát tìm thấy gần 7.000 nhà máy trong các cuộc tập kích, con số này gia tăng tới 900% so với 6 năm qua.
Các nhà chức trách Anh ước tính, 75% các băng đảng tội phạm tham gia vào tệ nạn này là người Việt Nam, mặc dù các băng người Anh hoặc Đông Âu cũng đang lớn mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy ngay cả trong hoàn cảnh đó, “những người làm vườn” Việt Nam vẫn được sử dụng để trồng cần sa bởi vì chúng được bán chác hoặc tiếp quản bởi băng nhóm tiếp theo.
Các nạn nhân của tệ buôn người đã được tìm thấy ở mọi khu vực thuộc England và Wales – đa số ở West Yorkshire, West Midlands và Greater London. Giờ đây, một số người còn bị phát hiện ở Scotland và các nhà máy cần sa ở Bắc Ireland.
Mặc dù cảnh sát được huy động ngày càng đông trong chiến dịch truy tìm các trang trại trồng cần sa của người Việt ở địa phương, nhưng các mạng lưới này có đủ khả năng và điều kiện dễ dàng để thay đổi chỗ, ở cấp quốc gia (gồm cả việc di chuyển trẻ em bị buôn bán) và lẩn trốn cảnh sát, cho thấy số trẻ em bị buôn bán và bóc lột trong các trang trại ở Anh vẫn còn ở mức độ cao.
Ép buộc, tuyển mộ và trói buộc nợ nần
Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất ở Đông Nam Á, và đất nước này phụ thuộc nặng nề vào số tiền 2 tỷ USD do lao động người Việt ở nước ngoài gửi về. Năm ngoái, gần 100.000 người đã ra nước ngoài làm việc.
Trong hoàn cảnh đó, cánh cửa càng rộng mở cho nạn bóc lột, bởi cả những trung tâm lao động trái phép lẫn những kẻ buôn người đóng giả người tuyển lao động ra nước ngoài. Các công ty xuất khẩu lao động không phải là hiếm ở Việt Nam, hầu hết liên kết với nhà nước, bắt lao động phải nộp tiền vượt quá các chi phí luật pháp quy định, đôi khi còn đòi trả trước tới 20.000 USD cho một cơ hội ra nước ngoài làm việc.
Trả một khoản tiền lớn như vậy là cực kỳ khó khăn, do đó, các lao động xa xứ người Việt cùng những người di cư kinh tế càng dễ bị tổn thương trước trói buộc nợ nần và lao động ép buộc. Khi đến được các nước phải đến, nhiều lao động nhận ra mình bị ép làm việc trong những điều kiện nguy hiểm hoặc không đủ tiêu chuẩn với thù lao ít ỏi hoặc bị quỵt tiền mà không có cách nào cầu cứu được luật pháp. Khi bản thân công việc đã là trái phép, thường là như vậy, thì các nhà chức trách là những người cuối cùng mà các lao động có thể cậy nhờ giúp đỡ.
Trói buộc nợ nần là thông thường, với các mạng lưới buôn người và tội phạm định ra số tiền mà lao động bị trói buộc sẽ phải trả hết bằng cách làm việc không lương. Món nợ đó được tính vào sự sắp xếp đi lại, chi phí ăn ở và phí buôn người, nhưng tổng số tiền thường bị nâng khống lên và có thể mất nhiều năm làm việc không công. Ở Anh, số tiền xiết nợ được phát hiện khoảng từ 25.000 USD đến 60.000 USD.
Ở Việt Nam, những kẻ buôn người – thường đội lốt là những người mối giới cho thị trường lao động xuất khẩu – nhắm tới những trẻ nhỏ đơn độc hoặc các gia đình dễ bị tổn thương đang sống trong nghèo đói. Chúng đưa ra những lời hứa suông về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho một đứa trẻ ở Anh, với cơ hội về giáo dục và việc làm cho trẻ nhỏ để các em có thể hỗ trợ mình hoặc cho người thân ở quê nhà. Một món nợ thường được đặt lên vai một đứa trẻ hoặc gia đình chúng, được thế chấp bằng sổ đỏ của người thân.
Một số nạn nhân bị đưa sang Nga với thẻ căn cước giả và sau đó tới Cộng hòa Séc, Đức và Pháp, vào Anh một cách bí mật qua một hải cảng. Khi đến nơi, các em đã sẵn sàng cho bọn băng đảng bóc lột, những kẻ này đưa các em thẳng tới các xưởng trồng cần sa. Các em thường biết rõ về gia đình mình ở nhà và ý thức được khoản nợ phải trả.
Các mạng lưới tội phạm tham gia việc tuyển mộ, vận chuyển và bóc lột trẻ em được tổ chức rất bài bản, linh động và tạo ra các khoản tiền lớn chủ yếu nhờ trồng và bán sỉ cần sa.
Các trung tâm có thể cung cấp giấy tờ đi lại cho các em nhưng sau đó tước đoạt giấy tờ này một khi chúng được sử dụng, rồi chỉnh sửa lại để dùng cho những đứa trẻ khác. Các trung tâm buôn bán người Việt thường lấy lại giấy tờ hoặc chỉ đạo cho đứa trẻ phải tiêu hủy giấy tờ trước khi vào Anh. Không có giấy tờ, rất khó có thể điều tra được nhân dạng thật, tuổi tác và nguồn gốc của một đứa trẻ, giúp ngăn chặn hoặc trì hoãn việc trục xuất và bảo vệ bọn buôn người, do đó các hoạt động buôn bán của chúng được giữ bí mật.
Người dịch: Trúc An
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
<!--@vbbanners:0@-->
Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
Burberry Brit Perfume by Burberry for Women EDT Spray 3.4 oz $37.70
Burberry 5 Piece Mini Coffret Set $35.00
Burberry Classic 1.7 oz Eau de Parfum Spray Fragrance for Women $58.00
Burberry London 3.3oz Eau de Parfum Spray $54.99
Givenchy Organza Eau de Parfum $46.20
Givenchy Organza Eau de Parfum Spray for Women $63.79
Yves Saint Laurent RIVE GAUCHE perfume - EDT SPRAY 3.3 OZ for WOMEN $57.19
Yves Saint Laurent 'Opium' Eau de Parfum Spray $104.00
Yves Saint Laurent - OPIUM Gift Set $49.99
YvesSaintLaurent Ysl Paris Eau De Parfum Spray $90.00
<<>>Vivitar 10.1 MP iTwist Camera by JCPenney $79.99<<>>
<!--@vbbanners:0@-->