Thiếu ngủ: Dấu hiệu của bệnh nặng

Jolie

Member
Nếu tình trạng ngủ gật kéo dài bạn nên xem xét lại tình trạng sức khỏe tổng thể của mình.
Thiếu không khí, độ ẩm quá thấp trong văn phòng hay chế độ dinh dưỡng, nếu tình trạng ngủ gật kéo dài bạn nên xem xét lại tình trạng sức khỏe tổng thể của mình.

Vấn đề của tuyến giáp
Tuyến giáp có vai trò sản sinh ra các hormone điều hòa nhiều chức năng chính trong cơ thể như, chịu trách nhiệm cho sự chuyển hóa, kiểm soát cân nặng, tăng cường sức sống và trao đổi chất. Trong trường hợp cơ thể không đủ khả năng sản sinh ra hormone sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất sẽ gây ra những cơn buồn ngủ vô cớ. Nếu cùng với tình trạng buồn ngủ các triệu chứng biểu hiện đi kèm như móng tay giòn, dễ gẫy, da khô, tăng cân thì bạn cần phải đi khám bác sĩ nội tiết.
Bệnh đái tháo đường
Theo nhiều nhà khoa học những dấu hiệu của bệnh tiểu đường trong đó có hiện tượng ngủ ngày. Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường chính là insulin, nó chính là dây dẫn của glucose đến các cấu trúc tế bào. Sự mất cân bằng của glucose (dù tăng hay giảm) cũng gây ra buồn ngủ. Nếu cùng với điều này các biểu hiện như khô miệng, hay khát nước, ngứa và mẩn đỏ, huyết áp tăng thì bạn cần đến bác sĩ đa khoa hay một bác sĩ nội tiết để tư vấn về bệnh tiểu đường.

-4fc9b.jpg

Thiếu ngủ gây bệnh trầm cảm
Thiếu sắt
Cơ thể thiếu máu là do thiếu hàm lượng sắt. Do đó, hemoglobin được sản sinh ra ít hơn dẫn đến việc vận chuyển ôxy đến mọi bộ phận của cơ thể sẽ chậm lại. Đồng thời, sẽ làm giảm các hoạt động hay tuần hoàn của não, làm chậm các dòng chảy của máu về não gây ra những cơn buồn ngủ. Nếu thường xuyên đau đầu, chóng mặt, thay đổi vị giác, rụng tóc… bạn cần phải làm xét nghiệm máu, ngoài ngăn ngừa việc thiếu máu còn điều trị một số bệnh liên quan.
Trầm cảm
Trầm cảm có thể gây ra mất ngủ do đó bạn sẽ thiếu ngủ và thường xuyên ngủ gật. Đây đơn thuần chỉ là một phản ứng “phòng thủ” với các tình huống căng thẳng của hệ thần kinh. Trong trường hợp này, bộ não sẽ có những phản ứng không hiệu quả đối phó với những “nhu cầu”, cái gọi là thời gian cần nghỉ ngơi của chúng ta. Một lựa chọn tốt nhất trong tình huống này là tìm kiếm một chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên thiết thực và xác định các yếu tố cần phải “điều trị” cũng như giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, khi bị trầm cảm người ta hay dùng thuốc an thần, thuốc ngủ, vì thế ảnh hưởng của thuốc đến hệ thần kinh sẽ không hề nhỏ. Cho nên, bạn phải rất thận trọng trong việc dùng thuốc, nhất là những loại thuốc liên quan đến bệnh trầm cảm.
Béo phì
Cảm giác thèm ăn và ngủ luôn khiến những người muốn giảm cân tìm cách khắc phục. Ở những người béo phì, hai lá phổi và não luôn luôn thiếu dưỡng khí và sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu rối loạn này diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến bạn ngủ không ngon và không say. Hậu quả là não không được nghỉ ngơi, khiến cơ thể luôn cảm thấy bần thần, mệt mỏi, giảm trí nhớ, giảm năng suất lao động, khó tập trung và hay ngủ gật ban ngày.

Theo ANTD



 
LDL cholesterol là gì? LDL là một loại lipoprotein mang Cholesterol đi trong máu. LDL được coi là không có ích bởi vì nó làm Cholesterol dư thừa xâm nhập vào màng của thành mạch máu, góp phần làm xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) và bệnh tim. Do đó LDL Cholesterol ( LDL-C ) thường được gọi là Cholesterol "xấu".
Khi có quá nhiều LDL Cholesterol bị đưa vào các mảng của thành động mạch, dần dần làm hẹp đường kính mạch, kết hợp với chất trong màng của thành động mạch tạo thành những mảng xơ vữa. Ở đây những mảng này sẽ bị rạn nứt. Dòng máu sẽ bị hỗn loạn, tắc nghẽn, mắc lại và đông khi máu lưu thông qua những chỗ này. Cục máu đông này có thể phát triển tích lũy dần dần bồi đắp lâu ngày, lớp lớp chồng lên nhau, gây ra tắc nghẽn động mạch. Trong trường hợp cục máu đông bị bong ra, đi theo dòng máu cho đến khi kẹt vào một mạch có đường kính nhỏ hơn và làm nghẽn mạch. Nếu trường hợp này xảy ra trong động mạch vành tim thì kết quả là nghẽn mạch tim, gây chứng nhồi máu cơ tim. Nếu cục máu đông đó di chuyển lên mạch máu của não thì kết quả là chứng tai biến mạch máu não.


HDL Cholesterol là gì?

HDL Cholesterol là một thứ chất đạm béo nữa vận chuyển Cholesterol về gan để phân tích thải trừ. Đây là chất đạm béo có tỉ trọng cao. HDL có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol thừa từ các mảng bám về gan tiêu hủy. Vì vậy mỡ HDL cao thì rất tốt sẽ giảm được nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Và ngược lại nếu thành phần HDL thấp sẽ có nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Do vậy, để có HDL Cholesterol trong máu cao bạn hãy dành thời gian tập luyện thể thao nhiều và còn rất có lợi cho sức khỏe
Lượng cholesterol (mg/dl) ít hơn 200, hoặc ít hơn 5.2 nếu tính ra mmol/l , thì được xếp hạng tốt.
Lượng cholesterol (mg/dl) từ 5.2mmol/dl đến 6.2 mmol/l, có thể bị tăng rủi ro bệnh tim mạch.
Lượng cholesterol cao hơn 6,2 mmol/l thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch là rất cao.
Ngày nay căn cứ vào việc đo lường cholesterol trong máu thường đi thêm vào chi tiết, cho biết lượng LDL cholesterol và HDL cholesterol , nên căn cứ vào hai thứ này thì chính xác hơn.

LDL cholesterol bình thường?

LDL cholesterol bình thường nên ở mức dưới 3,3mmol/l hoặc 130 mg/dl. Đối với những người có nguy cơ rủi ro khác về bệnh tim mạch, huyết áp, di truyền, sử dụng thuốc, bệnh tiểu đường, béo phì, v.v thì nên giữ LDL cholesterol ở mức dưới 3mmol/l.
Trái lại với LDL cholesterol thì HDL cholesterol càng cao thì càng tốt . ở mức bình thường là lớn hơn 1,3mmol/l tức là trên 50 mg/dl.
Thí dụ cholesterol là 5.2mmol/l, HDL là 1.3mmol/l, thì tỷ số là 5.2/1.3 hay là 4. Tỷ số này nên giữ ở mức 3,5 là tốt nhất.
Code:
Chi tiết xem thêm tại: hamomax.vn/hdl-cholesterol-va-ldl-cholesterol-la-gi
 
Back
Top