[h=2]Đứng trước những thân nghiến khổng lồ đã bị quật ngã, khuôn mặt H. bỗng nhiên sạm lại. Người dẫn đường của chúng tôi bảo rằng, anh cảm thấy cực kỳ đau xót mỗi khi chứng kiến những "cụ nghiến" lăn lóc ở lõi rừng.[/h]
Mặc dù, kiểm lâm và các đoàn thanh tra đã làm nghiêm ngặt nhưng cách phá rừng của lâm tặc ngày càng tinh vi. Chúng có thể "sản sinh" ra đủ mọi chiêu trò để qua mặt cơ quan chức năng. Và, hàng ngày hàng giờ, "máu thịt" của rừng là những thân nghiến khổng lồ vẫn "chảy" ngược lên biên giới.
Qua đêm trên đỉnh Cốc Khoang
Ánh sáng mặt trời trên đỉnh Cốc Khoang dường như tắt sớm hơn dưới xuôi. Mới 5h chiều mà nơi đây đã âm u đến lạnh người. Gã "thổ địa" B.X.H. dẫn chúng tôi lên chiếc lán tạm nhà mình để nghỉ ngơi. Chiếc lán được dựng hoàn toàn bằng gỗ, bên trên lợp lá nằm giữa nương ngô bạt ngàn, chạy dài tít tắp.
Dường như H. đã quen với cảnh sống cô quạnh, đìu hiu nơi thâm u cùng cốc. Ở đây, thỉnh thoảng giữa lặng không nghe tiếng chim thét, chúng tôi cảm thấy rợn người. Khi PV vừa ngồi xuống sàn nhà được ghép bằng mấy thanh gỗ sù sì, H. liền lấy túi cơm nếp nương và con gà luộc đã chuẩn bị từ trước để đãi khách. Sau đó, gã với tay lên mái nhà lợp lá cọ đem xuống một chai rượu màu nhờ nhợ.
"Rượu ngô đấy nhà báo à. Năm nào thu hoạch ngô, em cũng nấu hơn chục lít uống dần. Ngày trước, mấy thằng bạn em thỉnh thoảng lên đây chơi còn làm vài chén. Còn bây giờ, rượu để "mốc" cũng chẳng ai mò lên nữa. Đi rừng, ai không may gặp lâm tặc, không chừng chúng sẽ "xử" mình", H. vừa nói vừa rót rượu mời khách.
Mặc dù là mùa hè, ban ngày nắng oi ả nhưng về đêm, trên đỉnh núi Cốc Khoang lại lạnh lạ thường. Những cơn gió rít qua những hàng cây phát ra âm thanh như tiếng "sáo ma" nghe đến nổi da gà. Trước khi đi ngủ, H. còn mang mấy chiếc bẫy chuột xuống nương ngô để thả. Gã bảo rằng mấy hôm nay, chuột đã phá nát một khu hơn 30m2 ngô non.
Nhiều hôm, H. ra xem bẫy thấy những con chuột to bằng cả bắp chân người lớn. Nó khỏe đến nỗi kéo bẫy đi cả trăm mét. Nhiều đêm H. dậy đi đánh bẫy chuột cũng nghe tiếng cưa máy réo ầm ầm ở lưng chừng núi. Tuy nhiên, biết ban đêm không thể ngăn cản được lâm tặc nên anh đành coi như không nghe thấy gì.
Những cây nghiến "lỗi" bị lâm tặc bỏ lại
Mặc dù luôn trong trạng thái bất an nhưng có lẽ cả ngày leo núi nên tôi và cậu đồng nghiệp ngủ lịm từ lúc nào. Vừa chợp mắt được mấy tiếng đồng hồ, PV bị đánh thức bởi tiếng gọi như thét vào tai của H.. Lúc này mới 5h sáng, ngoài trời vẫn lờ mờ chưa nhìn rõ hẳn.
B.X.H. nói với chúng tôi: "Mình phải tranh thủ đi xuống sớm để lên "chợ thớt" nữa". "Chợ thớt" mà người dẫn đường của chúng tôi nói đến chính là chợ Pác Khuông (huyện Bình Gia, Lạng Sơn). Đây chính là nơi các khoanh gỗ nghiến khai thác được ở Cốc Khoang sẽ tập kết.
Đi dọc đường, H. cho biết, gỗ nghiến sau khi vận chuyển ra khỏi bìa rừng sẽ có một nhóm thương lái địa phương thu mua và tập kết tại một điểm an toàn. Sau đó, thớt được xé lẻ và vận chuyển sang Lạng Sơn tiêu thụ. Lực lượng vận chuyển gỗ chủ yếu là người Lạng Sơn. Các chủ gỗ rất hiếm khi tuyển người địa phương ở khu bảo tồn Kim Hỷ vào việc này.
Thông thường mỗi chủ gỗ có một đội khoảng 10 người vận chuyển bằng xe máy. Tuyến đường chúng thường di chuyển là quốc lộ 279 nối từ huyện Na Rì (Bắc Kạn) lên huyện Bình Gia (Lạng Sơn). Tại Bình Gia có chợ Pác Khuông (thuộc xã Thiện Thuật) cách Na Rì chừng 70km. Chợ này được dân đi gỗ gọi là "chợ thớt".
Tất cả thớt nghiến và sản phẩm từ gỗ rừng của các tỉnh miền núi phía Bắc đều tập trung về chợ này. Từ đó, hàng sẽ xuất sang Trung Quốc.
"Máu rừng" vẫn "chảy ngược" lên biên giới
Sau khi đến huyện Bình Gia, để tìm hiểu về "chợ thớt" Pác Khuông và cung đường di chuyển của thớt nghiến, phải mấy ngày trời chúng tôi vào vai khách du lịch đi lân la quanh khu vực chợ Tân An (Lạng Sơn) hỏi chuyện. Sau này, H. giới thiệu cho chúng tôi một người tên L.V.D. (quê Bình Gia, Lạng Sơn).
Được biết, trước đây, D. từng có một thời gian dài làm "lái thớt" cho một chủ gỗ tại Bình Gia nên mọi đường đi nước bước của bọn "uống máu" rừng anh nắm lòng bàn tay. D. cho hay, vận chuyển một lô thớt nghiến từ Na Rì lên Lạng Sơn trải qua khá nhiều công đoạn.
Từ điểm tập kết tại Na Rì, chủ gỗ chia nhỏ thớt cho các "lái thớt" dùng xe máy chở dọc theo quốc lộ 279 lên tập kết tại đèo Khau Khem (thuộc địa phận xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia). Đây là điểm giáp ranh giữa Na Rì (Bắc Kạn) và huyện Bình Gia (Lạng Sơn). Tại đây, một đội "lái thớt" khác tiếp tục chở thớt lên chợ Pác Khuông tiêu thụ.
Con đường vận chuyển vẫn theo quốc lộ 279, thời điểm vận chuyển thường vào lúc sáng sớm hoặc đêm khuya để dễ "qua mặt" các chốt kiểm lâm. Nếu bị kiểm tra "rát", các "lái gỗ" sẽ quay ngược lại xã Lương Thành, đi theo các con đường mòn sau núi. "Mỗi chiếc thớt nặng khoảng 35-40kg và một xe máy có thể chở 10 thớt. Vào lúc cao điểm, mỗi ngày tôi có thể chở 5 chuyến, mỗi chuyến chủ gỗ trả 150-200 ngàn đồng", D. nói.
Theo chân anh D., chúng tôi ngược lên Pác Khuông tìm "chợ thớt". Chợ Pác Khuông nằm ngay trung tâm xã Thiệt Thuật (cách UBND xã chỉ vài trăm mét). Nhìn bề ngoài, nơi tẩu tán gỗ quý này không khác gì những chợ tạm vùng cao với thịt, cá, rau quả và vật dụng gia đình. Chỉ có điều, ở cổng chợ luôn có một nhóm xe ôm đứng gác.
Đối tượng lạ mặt nào xuất hiện tại chợ đều bị chúng theo dõi rất sát. Tôi định giơ máy ảnh lên chụp thì D. chặn lại: "Bọn "chim lợn" của chủ gỗ đấy. Không phải người địa phương thì tốt nhất đừng lại gần bọn này, lơ ngơ động vào là không còn đường về đâu". Theo D., trước kia "chợ thớt" Pác Phuông hoạt động rất rầm rộ.
Các chủ gỗ Việt Nam và thương lái Trung Quốc giao dịch công khai ngay giữa ban ngày. Nhưng gần đây do bị kiểm tra gắt gao nên chúng chuyển sang hoạt động bí mật. Các lái buôn Trung Quốc không còn xuống tận Pác Khuông nữa mà chờ ở biên giới (khu vực giáp với huyện Đồng Đăng, Lạng Sơn) đón hàng do lái buôn Việt Nam chở lên.
"Bây giờ nếu ai có thớt bán hoặc mua thớt phải có "chim mồi" giới thiệu và phải cắt phế (chia phần trăm tiền hoa hồng - PV) cho bọn này. Còn muốn có lãi lớn thì chở lên biên giới bán thẳng cho thương lái Trung Quốc. Nhưng phải có ô tô, và phải ngụy trang thật khéo mới qua được mặt kiểm lâm", D. chia sẻ.
Vương Chân - Quyết Hồng
Kỳ cuối: Mục sở thị "đại công trường" của vàng tặc trong rừng thẳm
Mặc dù, kiểm lâm và các đoàn thanh tra đã làm nghiêm ngặt nhưng cách phá rừng của lâm tặc ngày càng tinh vi. Chúng có thể "sản sinh" ra đủ mọi chiêu trò để qua mặt cơ quan chức năng. Và, hàng ngày hàng giờ, "máu thịt" của rừng là những thân nghiến khổng lồ vẫn "chảy" ngược lên biên giới.
Qua đêm trên đỉnh Cốc Khoang
Ánh sáng mặt trời trên đỉnh Cốc Khoang dường như tắt sớm hơn dưới xuôi. Mới 5h chiều mà nơi đây đã âm u đến lạnh người. Gã "thổ địa" B.X.H. dẫn chúng tôi lên chiếc lán tạm nhà mình để nghỉ ngơi. Chiếc lán được dựng hoàn toàn bằng gỗ, bên trên lợp lá nằm giữa nương ngô bạt ngàn, chạy dài tít tắp.
Dường như H. đã quen với cảnh sống cô quạnh, đìu hiu nơi thâm u cùng cốc. Ở đây, thỉnh thoảng giữa lặng không nghe tiếng chim thét, chúng tôi cảm thấy rợn người. Khi PV vừa ngồi xuống sàn nhà được ghép bằng mấy thanh gỗ sù sì, H. liền lấy túi cơm nếp nương và con gà luộc đã chuẩn bị từ trước để đãi khách. Sau đó, gã với tay lên mái nhà lợp lá cọ đem xuống một chai rượu màu nhờ nhợ.
"Rượu ngô đấy nhà báo à. Năm nào thu hoạch ngô, em cũng nấu hơn chục lít uống dần. Ngày trước, mấy thằng bạn em thỉnh thoảng lên đây chơi còn làm vài chén. Còn bây giờ, rượu để "mốc" cũng chẳng ai mò lên nữa. Đi rừng, ai không may gặp lâm tặc, không chừng chúng sẽ "xử" mình", H. vừa nói vừa rót rượu mời khách.
Mặc dù là mùa hè, ban ngày nắng oi ả nhưng về đêm, trên đỉnh núi Cốc Khoang lại lạnh lạ thường. Những cơn gió rít qua những hàng cây phát ra âm thanh như tiếng "sáo ma" nghe đến nổi da gà. Trước khi đi ngủ, H. còn mang mấy chiếc bẫy chuột xuống nương ngô để thả. Gã bảo rằng mấy hôm nay, chuột đã phá nát một khu hơn 30m2 ngô non.
Nhiều hôm, H. ra xem bẫy thấy những con chuột to bằng cả bắp chân người lớn. Nó khỏe đến nỗi kéo bẫy đi cả trăm mét. Nhiều đêm H. dậy đi đánh bẫy chuột cũng nghe tiếng cưa máy réo ầm ầm ở lưng chừng núi. Tuy nhiên, biết ban đêm không thể ngăn cản được lâm tặc nên anh đành coi như không nghe thấy gì.
Những cây nghiến "lỗi" bị lâm tặc bỏ lại
Mặc dù luôn trong trạng thái bất an nhưng có lẽ cả ngày leo núi nên tôi và cậu đồng nghiệp ngủ lịm từ lúc nào. Vừa chợp mắt được mấy tiếng đồng hồ, PV bị đánh thức bởi tiếng gọi như thét vào tai của H.. Lúc này mới 5h sáng, ngoài trời vẫn lờ mờ chưa nhìn rõ hẳn.
B.X.H. nói với chúng tôi: "Mình phải tranh thủ đi xuống sớm để lên "chợ thớt" nữa". "Chợ thớt" mà người dẫn đường của chúng tôi nói đến chính là chợ Pác Khuông (huyện Bình Gia, Lạng Sơn). Đây chính là nơi các khoanh gỗ nghiến khai thác được ở Cốc Khoang sẽ tập kết.
Đi dọc đường, H. cho biết, gỗ nghiến sau khi vận chuyển ra khỏi bìa rừng sẽ có một nhóm thương lái địa phương thu mua và tập kết tại một điểm an toàn. Sau đó, thớt được xé lẻ và vận chuyển sang Lạng Sơn tiêu thụ. Lực lượng vận chuyển gỗ chủ yếu là người Lạng Sơn. Các chủ gỗ rất hiếm khi tuyển người địa phương ở khu bảo tồn Kim Hỷ vào việc này.
Thông thường mỗi chủ gỗ có một đội khoảng 10 người vận chuyển bằng xe máy. Tuyến đường chúng thường di chuyển là quốc lộ 279 nối từ huyện Na Rì (Bắc Kạn) lên huyện Bình Gia (Lạng Sơn). Tại Bình Gia có chợ Pác Khuông (thuộc xã Thiện Thuật) cách Na Rì chừng 70km. Chợ này được dân đi gỗ gọi là "chợ thớt".
Tất cả thớt nghiến và sản phẩm từ gỗ rừng của các tỉnh miền núi phía Bắc đều tập trung về chợ này. Từ đó, hàng sẽ xuất sang Trung Quốc.
"Máu rừng" vẫn "chảy ngược" lên biên giới
Sau khi đến huyện Bình Gia, để tìm hiểu về "chợ thớt" Pác Khuông và cung đường di chuyển của thớt nghiến, phải mấy ngày trời chúng tôi vào vai khách du lịch đi lân la quanh khu vực chợ Tân An (Lạng Sơn) hỏi chuyện. Sau này, H. giới thiệu cho chúng tôi một người tên L.V.D. (quê Bình Gia, Lạng Sơn).
Được biết, trước đây, D. từng có một thời gian dài làm "lái thớt" cho một chủ gỗ tại Bình Gia nên mọi đường đi nước bước của bọn "uống máu" rừng anh nắm lòng bàn tay. D. cho hay, vận chuyển một lô thớt nghiến từ Na Rì lên Lạng Sơn trải qua khá nhiều công đoạn.
Từ điểm tập kết tại Na Rì, chủ gỗ chia nhỏ thớt cho các "lái thớt" dùng xe máy chở dọc theo quốc lộ 279 lên tập kết tại đèo Khau Khem (thuộc địa phận xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia). Đây là điểm giáp ranh giữa Na Rì (Bắc Kạn) và huyện Bình Gia (Lạng Sơn). Tại đây, một đội "lái thớt" khác tiếp tục chở thớt lên chợ Pác Khuông tiêu thụ.
Con đường vận chuyển vẫn theo quốc lộ 279, thời điểm vận chuyển thường vào lúc sáng sớm hoặc đêm khuya để dễ "qua mặt" các chốt kiểm lâm. Nếu bị kiểm tra "rát", các "lái gỗ" sẽ quay ngược lại xã Lương Thành, đi theo các con đường mòn sau núi. "Mỗi chiếc thớt nặng khoảng 35-40kg và một xe máy có thể chở 10 thớt. Vào lúc cao điểm, mỗi ngày tôi có thể chở 5 chuyến, mỗi chuyến chủ gỗ trả 150-200 ngàn đồng", D. nói.
Theo chân anh D., chúng tôi ngược lên Pác Khuông tìm "chợ thớt". Chợ Pác Khuông nằm ngay trung tâm xã Thiệt Thuật (cách UBND xã chỉ vài trăm mét). Nhìn bề ngoài, nơi tẩu tán gỗ quý này không khác gì những chợ tạm vùng cao với thịt, cá, rau quả và vật dụng gia đình. Chỉ có điều, ở cổng chợ luôn có một nhóm xe ôm đứng gác.
Đối tượng lạ mặt nào xuất hiện tại chợ đều bị chúng theo dõi rất sát. Tôi định giơ máy ảnh lên chụp thì D. chặn lại: "Bọn "chim lợn" của chủ gỗ đấy. Không phải người địa phương thì tốt nhất đừng lại gần bọn này, lơ ngơ động vào là không còn đường về đâu". Theo D., trước kia "chợ thớt" Pác Phuông hoạt động rất rầm rộ.
Các chủ gỗ Việt Nam và thương lái Trung Quốc giao dịch công khai ngay giữa ban ngày. Nhưng gần đây do bị kiểm tra gắt gao nên chúng chuyển sang hoạt động bí mật. Các lái buôn Trung Quốc không còn xuống tận Pác Khuông nữa mà chờ ở biên giới (khu vực giáp với huyện Đồng Đăng, Lạng Sơn) đón hàng do lái buôn Việt Nam chở lên.
"Bây giờ nếu ai có thớt bán hoặc mua thớt phải có "chim mồi" giới thiệu và phải cắt phế (chia phần trăm tiền hoa hồng - PV) cho bọn này. Còn muốn có lãi lớn thì chở lên biên giới bán thẳng cho thương lái Trung Quốc. Nhưng phải có ô tô, và phải ngụy trang thật khéo mới qua được mặt kiểm lâm", D. chia sẻ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (KBT Kim Hỷ) có diện tích 14.772ha, nằm trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Na Rì (Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh) và 2 xã thuộc huyện Bạch Thông (Cao Sơn, Vũ Muộn). Vùng lõi Khu bảo tồn chia làm hai phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 11.505ha và phân khu phục hồi sinh thái 3.267ha. |
Kỳ cuối: Mục sở thị "đại công trường" của vàng tặc trong rừng thẳm