T
T$
Guest
Vào năm 1999, khi The Sixth Sense của đạo diễn người Ấn Độ M. Night Shyamalan được trình chiếu tại khắp Bắc Mỹ, bộ phim nhanh chóng trở thành hiện tượng. Câu chuyện được kể khéo léo, bức màn bí ẩn chỉ được vén lên vào phút cuối đã gây bất ngờ cho đại đa số khán giả. Thành công của Signs sau đó càng nâng giá trị của M. Night Shyamalan lên. Anh nhanh chóng trở thành một trong những đạo diễn tên tuổi bậc nhất ở thể loại phim rùng rợn / bí ẩn xen lẫn một chút khoa học giả tưởng.
Thế nhưng, việc gây ấn tượng mạnh với những tác phẩm trong giai đoạn đầu sự nghiệp không có nghĩa những bộ phim tiếp theo sẽ tiếp tục thành công. Điển hình là The Happening (2008) và xuống đến đỉnh điểm của sự thất vọng là The Last Airbender trong năm nay. Dù cả hai vẫn ăn khách trên toàn thế giới nhờ chiến lược marketing hiệu quả nhưng chất lượng nội dung lại là thất bại toàn diện của M. Night Shyamalan. Nếu như The Happening phần nào vẫn cuốn hút người xem ở nửa đầu phim thì The Last Airbender đã trở thành thảm họa của điện ảnh của năm 2010.
Kinh phí sản xuất lên tới 150 triệu $, lại dựa trên series phim hoạt hình dài tập rất nổi tiếng Avatar: The Last Airbender, nhưng phiên bản điện ảnh không những gây thất vọng mạnh cho các fan ruột mà còn khiến khán giả trung lập đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bất ngờ vì đạo diễn M. Night Shyamalan lại có thể làm một bộ phim tệ đến như vậy. Về tổng thể, phần cốt truyện gốc vốn rất hứa hẹn để đưa lên màn ảnh rộng nhưng kịch bản điện ảnh lại quá dở. M. Night Shyamalan cho thay đổi thân thế, chủng tộc của một số nhân vật chính, thêm vào vô số lời thoại thừa thãi, phô trương. Phần kỹ xảo tưởng rằng rất hoành tráng nhưng lại mắc hàng loạt lỗi. Đặc biệt, đạo diễn, khâu quan trọng nhất trong phim, lại khiến khán giả thất vọng nhất.
Thế giới được phân chia thành bốn vương quốc, đại diện cho bốn nguyên tố trên trái đất là: Lửa, Khí, Nước, Thổ. Avatar, người có thể điều khiển được cả bốn nguyên tố trên, có nhiệm vụ giữ thế cân bằng cho thế giới. Nhưng khi vị Avatar cuối cùng biến mất, cả nhân loại lập tức chìm trong chết chóc. Trong suốt 100 năm, Hỏa quốc tiến hành âm mưu bá chủ thế giới. Với đạo quân hùng mạnh, Hỏa quốc nhanh chóng đè bẹp những bộ tộc khác dưới ngọn lửa chiến tranh tàn khốc.
Cho đến một ngày, vị tiết thủy sư Katara (Nicola Peltz) cùng người anh trai Sokka tình cờ tìm thấy cậu bé bí ẩn Aang (Noah Ringer) phía ngoài ngôi làng họ đang sinh sống. Katara phát hiện ra rằng Aang không đơn thuần là một tiết khí sư mà chính là Avatar - người có thể đem lại hòa bình cho thế giới. Giờ đây, mọi hy vọng được đặt lên đôi vai của Aang.
Điểm thay đổi đầu tiên trong phiên bản điện ảnh chính là chủng tộc của các nhân vật chính. Nếu như trong series hoạt hình, Aang , Katara, Sokka là người Châu Á, một yếu tố rất phù hợp với phong cách của loạt phim gốc thì trong The Last Airbender, M. Night lại biến họ thành người da trắng. Không nghi ngờ gì nữa, đây đơn thuần chỉ là bước đi khôn khéo nằm trong chiến dịch marketing của hãng Paramount mà thôi. Chính điều này đã dẫn tới những hệ lụy sau: 1, khiến các fan ruột cảm thấy khó chịu; 2, Không phù hợp với tinh thần và tính chất tâm linh cũng như các chiêu thức võ thuật chung của The Last Airbender; 3, quan trong hơn cả là cả ba diễn viên da trắng (Noah Ringer, Nicola Peltz, Jackson Rathbone) đều đóng dở tệ.
Cả Noah Ringer, Nicola Peltz lẫn Jackson Rathbone có thể không phải là những diễn viên tồi nhưng dưới sự chỉ đạo của M. Night Shyamalan cùng lời thoại rập khuôn, đôi khi xuất hiện không đúng lúc khiến cách diễn của họ trở nên gượng gạo, nhạt nhẽo. Đặc biệt, diễn xuất của nhân vật Aang rất cứng, không thể hiện được cảm xúc trên khuôn mặt.
Khán giả có thể bỏ qua những điểm yếu trên nhưng đối với khâu đạo diễn thì không thể chấp nhận nổi. Suốt từ đầu tới cuối phim, người xem cảm thấy mệt mỏi vì lời dẫn truyện của nhân vật Katara. Thay vì dùng hình ảnh để thể hiện những gì đang diễn ra, M. Night lại sử dụng lời dẫn như để giải thích cho khán giả hiểu: À, đoạn này Aang đang luyện thuỷ thần công! Ồ, đoạn kia Hoả quốc đang chuẩn bị chiến tranh. Đây là điểm cho thấy sự yếu kém của M. Night Shyamalan. Bản thân anh vốn không phải là đạo diễn mạnh trong các pha hành động, võ thuật. Chính vì vậy, The Last Airbender không thể truyền tải những gì tinh túy nhất của series phim hoạt hình.
Suốt chiều dài 103 phút, khán giả không phải đang thưởng thức một bộ phim mà là chứng kiến các trường đoạn được chắp nối với nhau một cách tuỳ tiện. Rời rạc, vô vị, không đầu không cuối, The Last Airbender xứng đáng là thảm hoạ điện ảnh của năm 2010. Vậy mà phần 2, phần 3 đã được rục rịch đi vào sản xuất và dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2011 và 2014.
Thế nhưng, việc gây ấn tượng mạnh với những tác phẩm trong giai đoạn đầu sự nghiệp không có nghĩa những bộ phim tiếp theo sẽ tiếp tục thành công. Điển hình là The Happening (2008) và xuống đến đỉnh điểm của sự thất vọng là The Last Airbender trong năm nay. Dù cả hai vẫn ăn khách trên toàn thế giới nhờ chiến lược marketing hiệu quả nhưng chất lượng nội dung lại là thất bại toàn diện của M. Night Shyamalan. Nếu như The Happening phần nào vẫn cuốn hút người xem ở nửa đầu phim thì The Last Airbender đã trở thành thảm họa của điện ảnh của năm 2010.
Kinh phí sản xuất lên tới 150 triệu $, lại dựa trên series phim hoạt hình dài tập rất nổi tiếng Avatar: The Last Airbender, nhưng phiên bản điện ảnh không những gây thất vọng mạnh cho các fan ruột mà còn khiến khán giả trung lập đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bất ngờ vì đạo diễn M. Night Shyamalan lại có thể làm một bộ phim tệ đến như vậy. Về tổng thể, phần cốt truyện gốc vốn rất hứa hẹn để đưa lên màn ảnh rộng nhưng kịch bản điện ảnh lại quá dở. M. Night Shyamalan cho thay đổi thân thế, chủng tộc của một số nhân vật chính, thêm vào vô số lời thoại thừa thãi, phô trương. Phần kỹ xảo tưởng rằng rất hoành tráng nhưng lại mắc hàng loạt lỗi. Đặc biệt, đạo diễn, khâu quan trọng nhất trong phim, lại khiến khán giả thất vọng nhất.
Thế giới được phân chia thành bốn vương quốc, đại diện cho bốn nguyên tố trên trái đất là: Lửa, Khí, Nước, Thổ. Avatar, người có thể điều khiển được cả bốn nguyên tố trên, có nhiệm vụ giữ thế cân bằng cho thế giới. Nhưng khi vị Avatar cuối cùng biến mất, cả nhân loại lập tức chìm trong chết chóc. Trong suốt 100 năm, Hỏa quốc tiến hành âm mưu bá chủ thế giới. Với đạo quân hùng mạnh, Hỏa quốc nhanh chóng đè bẹp những bộ tộc khác dưới ngọn lửa chiến tranh tàn khốc.
Cho đến một ngày, vị tiết thủy sư Katara (Nicola Peltz) cùng người anh trai Sokka tình cờ tìm thấy cậu bé bí ẩn Aang (Noah Ringer) phía ngoài ngôi làng họ đang sinh sống. Katara phát hiện ra rằng Aang không đơn thuần là một tiết khí sư mà chính là Avatar - người có thể đem lại hòa bình cho thế giới. Giờ đây, mọi hy vọng được đặt lên đôi vai của Aang.
Điểm thay đổi đầu tiên trong phiên bản điện ảnh chính là chủng tộc của các nhân vật chính. Nếu như trong series hoạt hình, Aang , Katara, Sokka là người Châu Á, một yếu tố rất phù hợp với phong cách của loạt phim gốc thì trong The Last Airbender, M. Night lại biến họ thành người da trắng. Không nghi ngờ gì nữa, đây đơn thuần chỉ là bước đi khôn khéo nằm trong chiến dịch marketing của hãng Paramount mà thôi. Chính điều này đã dẫn tới những hệ lụy sau: 1, khiến các fan ruột cảm thấy khó chịu; 2, Không phù hợp với tinh thần và tính chất tâm linh cũng như các chiêu thức võ thuật chung của The Last Airbender; 3, quan trong hơn cả là cả ba diễn viên da trắng (Noah Ringer, Nicola Peltz, Jackson Rathbone) đều đóng dở tệ.
Cả Noah Ringer, Nicola Peltz lẫn Jackson Rathbone có thể không phải là những diễn viên tồi nhưng dưới sự chỉ đạo của M. Night Shyamalan cùng lời thoại rập khuôn, đôi khi xuất hiện không đúng lúc khiến cách diễn của họ trở nên gượng gạo, nhạt nhẽo. Đặc biệt, diễn xuất của nhân vật Aang rất cứng, không thể hiện được cảm xúc trên khuôn mặt.
Khán giả có thể bỏ qua những điểm yếu trên nhưng đối với khâu đạo diễn thì không thể chấp nhận nổi. Suốt từ đầu tới cuối phim, người xem cảm thấy mệt mỏi vì lời dẫn truyện của nhân vật Katara. Thay vì dùng hình ảnh để thể hiện những gì đang diễn ra, M. Night lại sử dụng lời dẫn như để giải thích cho khán giả hiểu: À, đoạn này Aang đang luyện thuỷ thần công! Ồ, đoạn kia Hoả quốc đang chuẩn bị chiến tranh. Đây là điểm cho thấy sự yếu kém của M. Night Shyamalan. Bản thân anh vốn không phải là đạo diễn mạnh trong các pha hành động, võ thuật. Chính vì vậy, The Last Airbender không thể truyền tải những gì tinh túy nhất của series phim hoạt hình.
Suốt chiều dài 103 phút, khán giả không phải đang thưởng thức một bộ phim mà là chứng kiến các trường đoạn được chắp nối với nhau một cách tuỳ tiện. Rời rạc, vô vị, không đầu không cuối, The Last Airbender xứng đáng là thảm hoạ điện ảnh của năm 2010. Vậy mà phần 2, phần 3 đã được rục rịch đi vào sản xuất và dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2011 và 2014.