[h=2]Việc "nhân bản" phiếu xét nghiệm tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức không đơn thuần là sự xuống cấp "y đức" của một số cán bộ hiện công tác tại khoa Xét nghiệm của bệnh viện này.[/h]
Vạch trần “thủ đoạn” phân luồng và công thức hiểm độc
Việc "nhân" bản 1.000 phiếu xét nghiệm huyết học giống nhau cho 2.000 bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức đã gây choáng váng cho dư luận về việc cố tình làm trái của đội ngũ cán bộ và y bác sĩ tại bệnh viện này.
Nhưng đó chỉ là một phần sự thật, quá trình điều tra, thu thập thông tin PV báoNguoiduatin.vn đã nhận diện ra nhiều điều còn kinh khủng không kém với việc "nhân bản" phiếu xét nghiệm huyết học. Thực tế, những gì chúng tôi thu thập được, cho thấy đằng sau đó là cả một "núi băng chìm", các chiêu trò khép kín để chiếm đoạt tiền mà chúng tôi tạm tóm tắt dưới công thức: Nhân lực yếu + tốc độ nhanh + xảo thuật = Rất nhiều tiền
Quá trình tìm hiểu và xác minh nhiều công chức, viên chức đang làm việc tại bệnh viện, chúng tôi nhận ra, công đoạn đâu tiên để việc "nhân bản" phiếu xét nghiệm huyết học nhằm thu lợi, ban Giám đốc bệnh viện đa khoa Hoài Đức đã ngầm tiến hành “phân luồng” cán bộ, tạo ê kíp tin cậy phục vụ cho mục đích cố ý làm trái. Việc "phân luồng" đội ngũ cán bộ, nhân viên ở khoa Xét nghiệm được chia thành hai nhóm hoạt động riêng biệt.
Những người được "chọn mặt gửi vàng" để làm trái quy định phải đảm bảo được 4 tiêu chí: Chuyên môn yếu, ít kinh nghiệm, đang trong diện phải thử thách (nhân viên hợp đồng, thử việc), biết giữ mồm miệng. Theo thông tin, nhóm này bao gồm 4 nhân viên hợp đồng, một nhân viên mới tuyển dụng và một kỹ thuật viên trưởng. Họ đều là nữ, có tuổi đời chưa đến 30 tuổi. Làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng khoa Xét nghiệm Vương Kim Thành, cùng với kỹ thuật viên trưởng là chị Phan Thị Oanh.
Để tạo điều kiện cho việc làm trái của nhóm này bệnh viện đa khoa Hoài Đức mà người đứng đầu là ông Nguyễn Trí Liêm - giám đốc đã sắp xếp nơi làm việc tại tầng 1 toà nhà bệnh viện, độc lập hoàn toàn với nhóm còn lại. Được biết, những nhân viên trong nhóm này công việc chủ yếu là tạo ra những kết quả xét nghiệm giả mạo, trong đó có việc "nhân bản" kết quả xét nghiệm huyết học.
Khoa Xét nghiệm bệnh viện đa khoa Hoài Đức đang đối mặt với “sự cố động trời”.
Theo lời kể của chị Hoàng Thị Nguyệt, người trực tiếp phanh phui việc làm sai trái trên, việc chia nhóm là bước đầu tiên của một kế hoạch khuất tất nhằm chiếm đoạt tiền của bảo hiểm và hoá chất do Giám đốc Liêm chỉ đạo. Chị Nguyệt tâm sự rằng: "Những người có kinh nghiệm trên 20 năm trong nghề như tôi, chị Toàn và chị Xuyên, bị tách ra thành một nhóm, làm việc tại tầng 2 bệnh viện. Chúng tôi không được phép can thiệp vào bất kỳ một công việc nào ở phòng xét nghiệm tại tầng 1. Nhiều lần chúng tôi đấu tranh về việc làm sai trái trên, nhưng kết quả nhận được là ánh mắt kỳ thị của những nhân viên tại tầng 1 và sự thù ghét của lãnh đạo bệnh viện".
Chị Nguyệt cho rằng: "Tôi có kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề, trình độ cử nhân, tôi đủ nhận thức rằng, những người làm việc tại tầng 1 không đủ trình độ làm việc độc lập. Họ cần sự kèm cặp và chỉ dẫn của những người có kinh nghiệm. Riêng việc làm, chia nhóm hoạt động của bệnh viện đã là sai nguyên tắc. Tôi cho rằng đây là hành vi cố ý".
Trước việc chia nhân viên khoa Xét nghiệm thành hai nhóm làm việc độc lập, trao đổi với giám đốc Liêm, ông Liêm chối bay: "Việc phân nhóm không liên quan gì đến Giám đốc bệnh viện. Đó là việc làm của Trưởng khoa Xét nghiệm, trách nhiệm của trưởng khoa". Khi được hỏi, ông không có ý kiến gì về việc chia nhóm thì ông Liêm không trả lời thẳng thắn mà vòng vo, cho rằng "bây giờ tôi mới biết thông tin này".
Bỏ qua quy trình, đẩy nhanh tốc độ để thu lợi
Việc "phân luồng" cán bộ ra hai nhóm riêng biệt, bố trí làm việc cùng nhau tại phòng xét nghiệm đặt ở tầng 1, họ được chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ, triệt để khai thác tâm lý "thích nhanh" của bệnh nhân khi đi xét nghiệm nhằm cho ra kết quả gian dối.
Sở dĩ, bệnh nhân bị "qua mặt", bắt nguồn tâm lý bệnh nhân khi đi xét nghiệm là muốn được ưu ái và nhanh có kết quả sớm. Họ lại không biết quy trình, không hiểu bản chất của xét nghiệm nên không ai có phản ứng gì. Những cán bộ ở đây chỉ việc điền thông số giả tạo vào, lấy của người này ghi cho người khác. "Ngay kể cả thông số của nhiều bệnh nhân không trùng với bất kỳ ai thì cũng là sản phẩm bịa ra" - chị Nguyệt nhấn mạnh.
Việc làm ẩu, không đúng với quy trình trên, chỉ những người trong khoa Xét nghiệm biết được. Bác sĩ trong bệnh viện cũng không hề hay biết, còn bệnh nhân thấy kết quả nhanh đều thích. "Nhiều người vì nghe tin bệnh viện đa khoa Hoài Đức làm nhanh, nên vào đây thăm khám. Chính vì vậy càng ngày càng có nhiều người đến đây xét nghiệm máu. Bệnh viện lúc nào cũng đông đúc.
Đã “uống” được bao nhiêu tiền xét nghiệm máu?
Mục đích của việc cố tình làm trái, "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Hoài Đức chính là thu lợi. Những người vào khám tại bệnh viện này sẽ không thể phát hiện ra được họ đang bị bệnh viện lợi dụng để chiếm đoạt tiền.
Bởi theo nhiều nguồn tin cho biết, đa số bệnh nhân đến thăm khám tại bệnh viện đều trong diện hưởng bảo hiểm y tế. Số tiền chi phí xét nghiệm tại bệnh viện này đều được bảo hiểm y tế chi trả. Do đó, càng xét nghiệm được nhiều bệnh nhân thì bệnh viện càng thu lời được nhiều. Theo tìm hiểu của phóng viên, chi phí để một bệnh nhân xét nghiệm hoá sinh 200.000 đồng, xét nghiệm huyết học cơ bản chi phí 20.000 đồng. Nếu tính quân bình 200 bệnh nhân một ngày, số tiền bảo hiểm phải chi trả cho bệnh viện lên đến con số không phải nhỏ.
Ngoài số tiền chiếm được từ bảo hiểm y tế, việc xét nghiệm, nhưng không tốn hoá chất cũng mang đến nguồn thu không nhỏ cho những người có chức quyền tại khoa Xét nghiệm cũng như Giám đốc bệnh viện. Được biết, việc ăn gian hoá chất tại bệnh viện Hoài Đức là rất lớn, tuy nhiên, hiện tại chúng tôi vẫn chưa nắm được số liệu cụ thể. Chỉ biết rằng, người thủ kho của kho hoá chất chính là cháu của giám đốc bệnh viện Nguyễn Trí Liêm.
Trong lúc điều tra, chúng tôi tiếp cận với phiếu chia tiền hoá chất, theo đó "số tiền này do chính công ty đặt máy và bán hoá chất chia cho nhân viên trong khoa Xét nghiệm. Số tiền được chia đều. Và, theo nhiều thông tin chúng tôi thu thập được thì số tiền công ty đặt máy và bán hoá chất sẽ bồi dưỡng cho nhân viên tại khoa Xét nghiệm tỷ lệ thuận với số hoá chất được sử dụng. Trong quá trình điều tra, chúng tôi cũng nhận được nhiều thông tin có giá trị khác, cho thấy việc chiếm đoạt tiền bảo hiểm của lãnh đạo bệnh viện còn nhiều tình tiết cần được làm rõ.
Trinh Phúc - Văn Chương
Kỳ 3: Kỹ nghệ rửa tiền bảo hiểm và bộ mặt thật của "bố già" bệnh viện
Vạch trần “thủ đoạn” phân luồng và công thức hiểm độc
Việc "nhân" bản 1.000 phiếu xét nghiệm huyết học giống nhau cho 2.000 bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức đã gây choáng váng cho dư luận về việc cố tình làm trái của đội ngũ cán bộ và y bác sĩ tại bệnh viện này.
Nhưng đó chỉ là một phần sự thật, quá trình điều tra, thu thập thông tin PV báoNguoiduatin.vn đã nhận diện ra nhiều điều còn kinh khủng không kém với việc "nhân bản" phiếu xét nghiệm huyết học. Thực tế, những gì chúng tôi thu thập được, cho thấy đằng sau đó là cả một "núi băng chìm", các chiêu trò khép kín để chiếm đoạt tiền mà chúng tôi tạm tóm tắt dưới công thức: Nhân lực yếu + tốc độ nhanh + xảo thuật = Rất nhiều tiền
Quá trình tìm hiểu và xác minh nhiều công chức, viên chức đang làm việc tại bệnh viện, chúng tôi nhận ra, công đoạn đâu tiên để việc "nhân bản" phiếu xét nghiệm huyết học nhằm thu lợi, ban Giám đốc bệnh viện đa khoa Hoài Đức đã ngầm tiến hành “phân luồng” cán bộ, tạo ê kíp tin cậy phục vụ cho mục đích cố ý làm trái. Việc "phân luồng" đội ngũ cán bộ, nhân viên ở khoa Xét nghiệm được chia thành hai nhóm hoạt động riêng biệt.
Những người được "chọn mặt gửi vàng" để làm trái quy định phải đảm bảo được 4 tiêu chí: Chuyên môn yếu, ít kinh nghiệm, đang trong diện phải thử thách (nhân viên hợp đồng, thử việc), biết giữ mồm miệng. Theo thông tin, nhóm này bao gồm 4 nhân viên hợp đồng, một nhân viên mới tuyển dụng và một kỹ thuật viên trưởng. Họ đều là nữ, có tuổi đời chưa đến 30 tuổi. Làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng khoa Xét nghiệm Vương Kim Thành, cùng với kỹ thuật viên trưởng là chị Phan Thị Oanh.
Để tạo điều kiện cho việc làm trái của nhóm này bệnh viện đa khoa Hoài Đức mà người đứng đầu là ông Nguyễn Trí Liêm - giám đốc đã sắp xếp nơi làm việc tại tầng 1 toà nhà bệnh viện, độc lập hoàn toàn với nhóm còn lại. Được biết, những nhân viên trong nhóm này công việc chủ yếu là tạo ra những kết quả xét nghiệm giả mạo, trong đó có việc "nhân bản" kết quả xét nghiệm huyết học.
Khoa Xét nghiệm bệnh viện đa khoa Hoài Đức đang đối mặt với “sự cố động trời”.
Theo lời kể của chị Hoàng Thị Nguyệt, người trực tiếp phanh phui việc làm sai trái trên, việc chia nhóm là bước đầu tiên của một kế hoạch khuất tất nhằm chiếm đoạt tiền của bảo hiểm và hoá chất do Giám đốc Liêm chỉ đạo. Chị Nguyệt tâm sự rằng: "Những người có kinh nghiệm trên 20 năm trong nghề như tôi, chị Toàn và chị Xuyên, bị tách ra thành một nhóm, làm việc tại tầng 2 bệnh viện. Chúng tôi không được phép can thiệp vào bất kỳ một công việc nào ở phòng xét nghiệm tại tầng 1. Nhiều lần chúng tôi đấu tranh về việc làm sai trái trên, nhưng kết quả nhận được là ánh mắt kỳ thị của những nhân viên tại tầng 1 và sự thù ghét của lãnh đạo bệnh viện".
Chị Nguyệt cho rằng: "Tôi có kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề, trình độ cử nhân, tôi đủ nhận thức rằng, những người làm việc tại tầng 1 không đủ trình độ làm việc độc lập. Họ cần sự kèm cặp và chỉ dẫn của những người có kinh nghiệm. Riêng việc làm, chia nhóm hoạt động của bệnh viện đã là sai nguyên tắc. Tôi cho rằng đây là hành vi cố ý".
Trước việc chia nhân viên khoa Xét nghiệm thành hai nhóm làm việc độc lập, trao đổi với giám đốc Liêm, ông Liêm chối bay: "Việc phân nhóm không liên quan gì đến Giám đốc bệnh viện. Đó là việc làm của Trưởng khoa Xét nghiệm, trách nhiệm của trưởng khoa". Khi được hỏi, ông không có ý kiến gì về việc chia nhóm thì ông Liêm không trả lời thẳng thắn mà vòng vo, cho rằng "bây giờ tôi mới biết thông tin này".
Bỏ qua quy trình, đẩy nhanh tốc độ để thu lợi
Việc "phân luồng" cán bộ ra hai nhóm riêng biệt, bố trí làm việc cùng nhau tại phòng xét nghiệm đặt ở tầng 1, họ được chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ, triệt để khai thác tâm lý "thích nhanh" của bệnh nhân khi đi xét nghiệm nhằm cho ra kết quả gian dối.
Sở dĩ, bệnh nhân bị "qua mặt", bắt nguồn tâm lý bệnh nhân khi đi xét nghiệm là muốn được ưu ái và nhanh có kết quả sớm. Họ lại không biết quy trình, không hiểu bản chất của xét nghiệm nên không ai có phản ứng gì. Những cán bộ ở đây chỉ việc điền thông số giả tạo vào, lấy của người này ghi cho người khác. "Ngay kể cả thông số của nhiều bệnh nhân không trùng với bất kỳ ai thì cũng là sản phẩm bịa ra" - chị Nguyệt nhấn mạnh.
Việc làm ẩu, không đúng với quy trình trên, chỉ những người trong khoa Xét nghiệm biết được. Bác sĩ trong bệnh viện cũng không hề hay biết, còn bệnh nhân thấy kết quả nhanh đều thích. "Nhiều người vì nghe tin bệnh viện đa khoa Hoài Đức làm nhanh, nên vào đây thăm khám. Chính vì vậy càng ngày càng có nhiều người đến đây xét nghiệm máu. Bệnh viện lúc nào cũng đông đúc.
Đã “uống” được bao nhiêu tiền xét nghiệm máu?
Mục đích của việc cố tình làm trái, "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Hoài Đức chính là thu lợi. Những người vào khám tại bệnh viện này sẽ không thể phát hiện ra được họ đang bị bệnh viện lợi dụng để chiếm đoạt tiền.
Bởi theo nhiều nguồn tin cho biết, đa số bệnh nhân đến thăm khám tại bệnh viện đều trong diện hưởng bảo hiểm y tế. Số tiền chi phí xét nghiệm tại bệnh viện này đều được bảo hiểm y tế chi trả. Do đó, càng xét nghiệm được nhiều bệnh nhân thì bệnh viện càng thu lời được nhiều. Theo tìm hiểu của phóng viên, chi phí để một bệnh nhân xét nghiệm hoá sinh 200.000 đồng, xét nghiệm huyết học cơ bản chi phí 20.000 đồng. Nếu tính quân bình 200 bệnh nhân một ngày, số tiền bảo hiểm phải chi trả cho bệnh viện lên đến con số không phải nhỏ.
Ngoài số tiền chiếm được từ bảo hiểm y tế, việc xét nghiệm, nhưng không tốn hoá chất cũng mang đến nguồn thu không nhỏ cho những người có chức quyền tại khoa Xét nghiệm cũng như Giám đốc bệnh viện. Được biết, việc ăn gian hoá chất tại bệnh viện Hoài Đức là rất lớn, tuy nhiên, hiện tại chúng tôi vẫn chưa nắm được số liệu cụ thể. Chỉ biết rằng, người thủ kho của kho hoá chất chính là cháu của giám đốc bệnh viện Nguyễn Trí Liêm.
Trong lúc điều tra, chúng tôi tiếp cận với phiếu chia tiền hoá chất, theo đó "số tiền này do chính công ty đặt máy và bán hoá chất chia cho nhân viên trong khoa Xét nghiệm. Số tiền được chia đều. Và, theo nhiều thông tin chúng tôi thu thập được thì số tiền công ty đặt máy và bán hoá chất sẽ bồi dưỡng cho nhân viên tại khoa Xét nghiệm tỷ lệ thuận với số hoá chất được sử dụng. Trong quá trình điều tra, chúng tôi cũng nhận được nhiều thông tin có giá trị khác, cho thấy việc chiếm đoạt tiền bảo hiểm của lãnh đạo bệnh viện còn nhiều tình tiết cần được làm rõ.
Mỗi xét nghiệm chỉ mất... 1 phút Quá trình điều tra, chúng tôi thấy rằng, bản thân 1.000 mẫu xét nghiệm trùng nhau cho 2.000 bệnh nhân chỉ là phần nhỏ của việc làm gian dối nơi đây. Chị Nguyệt phân tích rõ: “Ở phòng xét nghiệm có một máy xét nghiệm bán tự động (máy này của một công ty ở Hà Đông được phép đặt vào làm dịch vụ). Thông thường, để xét nghiệm cho ra kết quả đúng, một ngày làm nhiều nhất cũng chỉ hoàn thành xét nghiệm từ 20 đến 30 bệnh nhân. Riêng xét nghiệm sinh hoá, một bệnh nhân phải tốn thời gian 2 tiếng. Nhưng do chỉ đạo, nhân viên ở đây một ngày làm việc xét nghiệm tới 200 đến 300 bệnh nhân. Bao gồm cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Thực tế tồn tại từ tháng 7/2012 đến nay, nhiều kết quả xét nghiệm đáng lẽ mất 2 tiếng đồng hồ nhưng ở đây làm chỉ 1 phút. |
Kỳ 3: Kỹ nghệ rửa tiền bảo hiểm và bộ mặt thật của "bố già" bệnh viện