T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Ông Cameron ngỏ lời xin lỗi vì chính phủ phản ứng chậm
Thủ tướng David Cameron đã lên tiếng xin lỗi về sự chậm trễ của chính phủ trong việc di tản người dân khỏi Libya.
Nhiều người Anh đã chờ ở sân bay tại thủ đô Tripoli để được di tản trong ngày hôm qua, thứ Tư nhưng phải đợi đến hôm nay, thứ Năm.
"Dĩ nhiên là tôi vô cùng xin lỗi.
"Họ đã rất vất vả. Điều kiện ở sân bay thật tồi tệ."
Ông Cameron phát biểu sau khi hàng chục người Anh vừa trở về nhà từ Libya.
Máy bay được các công ty dầu thuê để chở 78 nhân viên đã hạ cánh xuống sân bay Gatwick trong khi một máy bay quân đội do chính phủ điều động cũng đã rời Libya.
Trước đó Ngoại trưởng William Hague nói sự chậm trễ trong việc đưa máy bay sang giúp sơ tán người Anh là đáng tức giận.
Ông Hague nói với BBC rằng đáng ra các máy bay phải tới Tripoli trong ngày hôm qua:
"Tôi rất xin lỗi những người đáng ra đã được di tản trong ngày hôm qua.
"Ba máy bay đáng ra phải tới nơi vào sáng hôm qua nhưng vì những lý do mà tôi thấy rất đáng giận nhưng chúng ta phải chấp nhận không máy bay nào có thể hoặc mong muốn khởi hành cả."
Trong tuyên bố đưa ra tối thứ Tư, ông Hague nói sẽ có đợt xem xét lại phản ứng của chính phủ trong đợt di tản này nhằm xác định xem việc chậm trễ là do những sự trì hoãn không tránh khỏi hay do lỗi hệ thống.
Ngày hôm nay ông Hague sẽ chủ trì cuộc họp khẩn cấp để bàn về tình hình Libya.
Một trong những hành khách vừa mới về sân bay Gatwick, bà Helena Sheehan, 66 tuổi, nói bà đã trải qua "vài giờ tồi tệ nhất trong đời".
"Những gì ở sân bay là cảnh cả đời tôi chưa thấy. Mọi thứ đều hỗn loạn. Hàng ngàn, hàng ngàn người muốn rời đi."
"Libya đang biến thành địa ngục."
'Chịu trách nhiệm'
Những người Anh trở về từ Libya nói tình hình Libya hoàn toàn hỗn loạn
Phóng viên an ninh của BBC Frank Gardner nói một lực lượng đặc nhiệm và quân tinh nhuệ đang được chuẩn bị sẵn để có thể được điều tới Libya.
Đây là một trong số các lựa chọn của chính phủ Anh nhằm cứu công dân Anh đang gặp nguy hiểm.
Ngoại trưởng Anh cũng hủy chuyến thăm tới Washington trong ngày hôm nay để tập trung vào việc đối phó với cuộc khủng hoảng ở Libya.
Một số nước khác trong đó có Pháp, Nga và Hà Lan đã di tản một số công dân của họ.
Anh cũng đưa ra số điện thoại để công dân Anh có thể liên hệ nếu luốn rời khỏi Libya: 021 3403644/45.
Khoảng 3.500 người Anh sống ở Libya trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra nhưng hầu hết đã rời đi trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên hiện đang có lo ngại một số nhân viên Anh trong ngành dầu khí đang bị kẹt trong những trại biệt lập trên sa mạc.
Những người này khó liên lạc với bên ngoài vì mạng điện thoại bị gián đoạn trong khi tiếp tế lương thực và nước uống đang cạn dần.
Sau một tuần biến động tại Libya, những người biểu tình được một số đơn vị quân đội đào ngũ ủng hộ đã kiểm soát được gần như toàn bộ miền Đông Libya.
Nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, người cầm quyền trong hơn 42 năm qua thề sẽ chiến đấu tới "giọt máu cuối cùng" và nhất quyết không rời Libya.
Ngoại trưởng Anh nói vận may đang không đứng về phía Đại tá Gaddafi.
Ông nói thêm: "Chúng ta đang chứng kiến một chính phủ, hay là tàn dư của một chính phủ sẵn sàng dùng sức mạnh và bạo lực đối với người dân."
Ông Hague cũng nói giới lãnh đạo Libya phải "chịu trách nhiệm" về những tội ác với người dân.
Theo BBC Vietnamese
Thủ tướng David Cameron đã lên tiếng xin lỗi về sự chậm trễ của chính phủ trong việc di tản người dân khỏi Libya.
Nhiều người Anh đã chờ ở sân bay tại thủ đô Tripoli để được di tản trong ngày hôm qua, thứ Tư nhưng phải đợi đến hôm nay, thứ Năm.
"Dĩ nhiên là tôi vô cùng xin lỗi.
"Họ đã rất vất vả. Điều kiện ở sân bay thật tồi tệ."
Ông Cameron phát biểu sau khi hàng chục người Anh vừa trở về nhà từ Libya.
Máy bay được các công ty dầu thuê để chở 78 nhân viên đã hạ cánh xuống sân bay Gatwick trong khi một máy bay quân đội do chính phủ điều động cũng đã rời Libya.
Trước đó Ngoại trưởng William Hague nói sự chậm trễ trong việc đưa máy bay sang giúp sơ tán người Anh là đáng tức giận.
Ông Hague nói với BBC rằng đáng ra các máy bay phải tới Tripoli trong ngày hôm qua:
"Tôi rất xin lỗi những người đáng ra đã được di tản trong ngày hôm qua.
Libya đang biến thành địa ngục.
Helena Sheehan, người Anh vừa thoát khỏi Tripoli
"Ba máy bay đáng ra phải tới nơi vào sáng hôm qua nhưng vì những lý do mà tôi thấy rất đáng giận nhưng chúng ta phải chấp nhận không máy bay nào có thể hoặc mong muốn khởi hành cả."
Trong tuyên bố đưa ra tối thứ Tư, ông Hague nói sẽ có đợt xem xét lại phản ứng của chính phủ trong đợt di tản này nhằm xác định xem việc chậm trễ là do những sự trì hoãn không tránh khỏi hay do lỗi hệ thống.
Ngày hôm nay ông Hague sẽ chủ trì cuộc họp khẩn cấp để bàn về tình hình Libya.
Một trong những hành khách vừa mới về sân bay Gatwick, bà Helena Sheehan, 66 tuổi, nói bà đã trải qua "vài giờ tồi tệ nhất trong đời".
"Những gì ở sân bay là cảnh cả đời tôi chưa thấy. Mọi thứ đều hỗn loạn. Hàng ngàn, hàng ngàn người muốn rời đi."
"Libya đang biến thành địa ngục."
'Chịu trách nhiệm'
Phóng viên an ninh của BBC Frank Gardner nói một lực lượng đặc nhiệm và quân tinh nhuệ đang được chuẩn bị sẵn để có thể được điều tới Libya.
Đây là một trong số các lựa chọn của chính phủ Anh nhằm cứu công dân Anh đang gặp nguy hiểm.
Ngoại trưởng Anh cũng hủy chuyến thăm tới Washington trong ngày hôm nay để tập trung vào việc đối phó với cuộc khủng hoảng ở Libya.
Một số nước khác trong đó có Pháp, Nga và Hà Lan đã di tản một số công dân của họ.
Anh cũng đưa ra số điện thoại để công dân Anh có thể liên hệ nếu luốn rời khỏi Libya: 021 3403644/45.
Khoảng 3.500 người Anh sống ở Libya trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra nhưng hầu hết đã rời đi trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên hiện đang có lo ngại một số nhân viên Anh trong ngành dầu khí đang bị kẹt trong những trại biệt lập trên sa mạc.
Những người này khó liên lạc với bên ngoài vì mạng điện thoại bị gián đoạn trong khi tiếp tế lương thực và nước uống đang cạn dần.
Sau một tuần biến động tại Libya, những người biểu tình được một số đơn vị quân đội đào ngũ ủng hộ đã kiểm soát được gần như toàn bộ miền Đông Libya.
Chúng ta đang chứng kiến một chính phủ, hay là tàn dư của một chính phủ sẵn sàng dùng sức mạnh và bạo lực đối với người dân.
Ngoại trưởng Anh William Hague
Nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, người cầm quyền trong hơn 42 năm qua thề sẽ chiến đấu tới "giọt máu cuối cùng" và nhất quyết không rời Libya.
Ngoại trưởng Anh nói vận may đang không đứng về phía Đại tá Gaddafi.
Ông nói thêm: "Chúng ta đang chứng kiến một chính phủ, hay là tàn dư của một chính phủ sẵn sàng dùng sức mạnh và bạo lực đối với người dân."
Ông Hague cũng nói giới lãnh đạo Libya phải "chịu trách nhiệm" về những tội ác với người dân.
Theo BBC Vietnamese