Thủ tướng Anh nêu bốn yêu cầu với EU

T

T$

Guest



150625190245_cameron-eu_950x633_ap_nocredit.jpg
Image copyright
AP



Thủ tướng David Cameron cuối cùng cũng đã công bố các yêu cầu đòi Liên hiệp châu Âu cải tổ quan hệ với Liên hiệp Vương quốc Anh trong nỗ lực 'tái đàm phán' về vai trò của Anh trong tương lai.
Ông muốn:
  • Bảo vệ vị trí riêng của Anh và các nước ngoài khu vực đồng euro trong thị trường chung châu Âu
  • Tăng tính cạnh tranh bằng cách ra chỉ tiêu cắt giảm quan liêu giấy tờ trong bộ máy EU
  • Không đặt Anh vào ‘liên minh thắt chặt’ dẫn tới một thực thể chính trị bao trùm EU, và tăng quyền cho các nghị viện quốc gia
  • Hạn chế không cho công dân EU mới nhập cư vào Anh nhận các khoản trợ cấp việc làm
Cùng ngày 10/11, ông Cameron viết ra những yêu cầu trên trong lá thư gửi cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Donald Tusk (bên phải trong hình trên).
Đây là sự kiện chính trị được mong đợi từ lâu tại Anh vì dư luận, gồm cả phái chống EU và phái ủng hộ tư cách thành viên của Anh trong Liên hiệp châu Âu, muốn biết ông Cameron nêu ra điều gì.
Các báo Anh coi đây là "bản yêu sách" dọa ra khỏi EU của London với Brussels trong cuộc chơi gọi là Brexit, ghép chữ Britain với 'exit' (đi ra).
Nhưng ngay lập tức có các ý kiến nói yêu cầu của chính phủ Anh muốn ngăn chặn công dân các nước EU khác nhận trợ cấp và phúc lợi liên quan đến việc làm là “phi pháp”, theo luật EU.
Chính phủ Ba Lan, nước có con số công dân Đông Âu lớn nhất nhận trợ cấp này tại Anh (chừng 14.000 năm 2014, theo The Guardian), đã bác bỏ thẳng thừng yêu cầu này từ London.






Image copyright
PA



Các báo Anh cũng nêu ra con số ít nhất 30 nghìn công dân Anh hiện ăn trợ cấp thất nghiệp hoặc trợ cấp kiếm việc tại các nước EU, đông nhất là ở Cộng hòa Ireland và Đức.
Họ cho rằng biện pháp Anh muốn áp đặt với công dân các nước khác có thể “phản pháo” với chính người Anh đang sống và làm việc ở các nước EU, gồm cả người ở độ tuổi lao động và hàng nghìn người về hưu định cư tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
[h=2]Ở hay ra khỏi EU?[/h]Ông Cameron đặt cược cho sự nghiệp chính trị của ông câu hỏi về EU vào trọng tâm nghị trình chính trị của nhiệm kỳ thủ tướng thứ nhì sau khi thắng cử tháng 5/2015.
Ông cũng hứa để cử tri Anh bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý chọn ở lại hay ra khỏi EU chậm nhất là vào cuối 2017.
Nhưng nay có vẻ danh sách các yêu cầu chủ chốt chính phủ Cameron nêu ra không làm thỏa mãn được nhiều bên.
Hoa Kỳ, đồng minh Phương Tây quan trọng nhất của Anh Quốc đã nói Washington không trông đợi một nước Anh bên ngoài EU được tiếp tục hưởng các lợi ích giao thương với Mỹ.
Một bộ trưởng của Mỹ nói nếu bỏ ra ngoài EU, Anh Quốc sẽ phải chịu mức thuế quan không ưu đãi như đang áp dụng với Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc.
Cùng lúc, một số phái trong đảng Bảo thủ của ông Cameron đang thúc đẩy cho nghị trình để Anh ra khỏi EU lại muốn chính phủ cứng rắn hơn với EU.






Image copyright
AFP



Image caption

Thủ tướng Cameron đặt cược chính trị vào câu hỏi về quan hệ với EU

Với họ, như lời cựu Bộ trưởng Tài chính Nigel Lawson nói ra thì cho rằng cả bốn mục tiêu của ông Cameron “không đủ tham vọng và gây thất vọng to lớn”.
Phe dân tộc chủ nghĩa như đảng Anh Quốc Độc lập (UKip) vốn luôn đòi Anh ra khỏi EU nói các yêu cầu của ông Cameron "chẳng có nội dung đáng kể gì" để mà đàm phán.
Đảng này cho rằng việc ở lại EU chỉ gây khó khăn cho mục tiêu giảm bớt người nhập cư.
Một đại diện của đảng Quốc gia Scotland (SNP) cho rằng qua phát biểu của ông Cameron, Liên hiệp Vương quốc Anh "tiến gần lại lối ra khỏi EU".
Đáp trả các phê phán, ông Cameron nói các tiêu chí đó là “tốt cho cả Anh Quốc và Liên hiệp châu Âu”.
Ông cũng nói việc “tái đàm phán” về vai trò của Anh ở EU là “sứ vụ khả thi" (mission possible).
Đây là cách bác bỏ chỉ trích rằng ông đặt ra tiêu chí ‘bất khả’ như động tác giả với EU mà không thực sự tin vào khả năng Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top