[h=2]Thường thì các đạo diễn sẽ là người "cầm cân nảy mực" để chọn diễn xuất tốt và hợp vai. Nhưng thực sự "tiêu chuẩn" đó giờ đã bị lệch chuẩn khi nhiều người có ảnh hưởng trong giới làm phim đã ngấm ngầm dùng thế lực của mình để can thiệp vào khâu casting.[/h]
Trăm đường sức ép và... cả nể
Diễn viên T.Đ. chia sẻ: "Thực ra chuyện dùng danh tiếng và uy quyền của mình để can thiệp vào những vai diễn xưa nay có nhiều. Nhưng nó là chuyện tế nhị của các đoàn làm phim nên ít người nói ra". Theo T.Đ. thì chuyện can thiệp khi chọn diễn viên thuộc nhiều loại, có việc nhà sản xuất K.T. bắt đạo diễn phải mời bằng được diễn viên A. nào đó mà ông ta mê, chẳng biết cô ấy có hợp vai hay không. Khi đạo diễn không đồng ý thì nhà sản xuất sẽ đưa lý lẽ rằng: "Tôi nghĩ cô ấy cũng là diễn viên nổi tiếng, đóng toàn vai chính chứ có phải tôi muốn đưa loại vô danh tiểu tốt đâu mà anh không chịu. Giờ nếu không đưa thì tôi sẽ kiếm đạo diễn khác".
Cảnh một buổi casting phim
Đứng trước việc sẽ mất "bát cơm" của mình, nhiều đạo diễn dễ tính sẽ tặc lưỡi cho qua với suy nghĩ: "Đáng ra phải chọn diễn viên khác hợp vai hơn, nhưng vì ông ấy (nhà sản xuất- PV) làm căng nên mình đành chịu. Cô này cũng nổi tiếng lại đóng được". Còn đạo diễn có lương tâm nghề nghiệp sẽ từ chối thẳng thừng, bởi thực sự không phải diễn viên nổi tiếng nào cũng hợp với tất cả các vai. Ngoài nhà sản xuất ra, các diễn viên là "con cưng" của các đạo diễn cũng dùng danh tiếng của mình để can thiệp. Theo thị trường phim truyền hình hiện nay, việc "thần tượng" của giới trẻ luôn dành cho các hotboy và hotgril là điều ai cũng nhìn thấy. Đôi lúc, trước khi xem một bộ phim, họ chẳng cần biết nội dung là gì, chỉ cần hỏi ai là diễn viên chính thì sẽ theo dõi thường xuyên.
Đạo diễn V.H. tức giận nói: "Nhiều lúc tôi gọi điện thoại mời một diễn viên đang nổi đình nổi đám đóng vai chính cho phim của mình. Cô ấy nhận lời xong còn kèm theo một điều khoản ngọt ngào rằng, em có đứa em mới học xong lớp diễn viên 6 tháng, xinh lắm, đóng cũng khá, anh thấy vai phụ nào hợp anh dành cho em gái em một vai... vai nhỏ cũng được anh ạ". Tuy cô diễn viên ấy không quá ép uổng, nhưng cả đạo diễn và nhà sản xuất ngầm hiểu rằng ráng mà giúp cô ấy, để lần sau nếu có phim nào cần cô ấy sẽ nhanh chóng gật đầu với giá cát - xê vừa phải. Nhưng thực ra khi tiếp xúc với cô em gái của diễn viên nọ thì chẳng đẹp như cô ấy nói, chỉ gọi là hơi kha khá về nhan sắc một chút. Nhưng vì quá nể cô diễn viên nọ mà đạo diễn phải "kiếm" cho cô em gái một vai nhỏ.
Đạo diễn Trương Thành Công đang chỉ đạo diễn xuất một bộ phim.
Những bài học nhớ đời
Có nhiều ý kiến bất bình xung quanh các việc làm "mờ ám" này, cũng như thời buổi bây giờ phim truyền hình đa số là của tư nhân. Việc "kinh doanh hóa" các bộ phim là con dao hai lưỡi. Nếu nó vào tay người nghiêm túc và biết quý trọng đồng tiền của mình thì nó sẽ khiến các nhà sản xuất tâm huyết làm những bộ phim chất lượng. Nhưng nếu nó vào tay những kẻ "chơi ngông" chỉ muốn đổ tiền vào để được bước một chân trong thế giới showbiz, nhưng làm thiếu nghiêm túc trong việc làm phim, thì khán giả sẽ có những bộ phim "rẻ tiền".
Nói về vấn đề này, diễn viên Phi Thanh Vân bộc bạch: "Vân đi đóng phim cũng nhiều, quan hệ với các nhà sản xuất cũng không phải ít, nếu thực sự điểm mặt chỉ tên ai đó đã dùng ảnh hưởng của mình để xin vai thì thực sự Vân chưa biết, nhưng bằng linh cảm nghề nghiệp Vân cũng từng thấy có nhiều trường hợp vẫn dùng danh tiếng của mình để gửi gắm các diễn viên trẻ. Vân nghĩ, Vân cũng từng đã gửi gắm đàn em của mình. Nhưng thực sự là không phải sử dụng danh tiếng của mình mà ép đạo diễn, Vân chỉ tận dụng lợi thế quen biết. Giả sử nhận hợp đồng đóng vai nào đó, Vân đọc kịch bản thấy có nhiều vai mà các "gà" của Vân có thể đảm nhiệm được thì Vân sẽ giới thiệu cho đạo diễn. Nhưng sau đó Vân cũng nói thẳng rằng nếu các em ấy hợp thì ký hợp đồng, không thì thôi, chứ chẳng phải vì mối quen biết hay danh tiếng của Vân mà nhận. Như thế Vân cũng sẽ rất buồn".
Có nhiều đạo diễn đã kêu trời khi nhận các diễn viên vì "cả nể", như đạo diễn V.H. có một bài học nhớ đời, anh ngậm ngùi kể: "Vì cả nể cô diễn viên nổi tiếng nọ, nên tôi nhận em gái cô ta. Nhưng khi cô này diễn thì đơ như đá, một cảnh quay phải quay đi quay lại mấy lần, tiến độ làm phim không như dự tính, nhà sản xuất lôi tôi ra trách. Biết mình sai nên tôi cũng đành im lặng. Khổ hơn là cô ấy không có năng khiếu diễn xuất, nên khi vào vai một cô ca sỹ mà cô ấy cũng không biết điều cơ bản nhất là đứng hát làm sao cho gương mặt biểu cảm là cô ấy đang phiêu. Nhưng tôi đã quá sai nên giờ chỉ biết lấy đó làm bài học cho mình, không nên cẩu thả trong bất cứ nghề nào, nhất là nghề làm dâu trăm họ này".
Đau lòng không kém là nhà sản xuất K.T., chỉ vì mê cô diễn viên A. mà bắt đạo diễn chọn bằng được. Cô ấy xinh đẹp cũng là diễn viên giỏi, nhưng lại không hợp với vai diễn mà nhà sản xuất đang làm nên bộ phim có tỷ lệ khán giả xem giảm từng ngày. Sau vụ này, nhà sản xuất K.T. lắc đầu: "Tôi tưởng mình hâm mộ cô ấy, cô ấy cũng nổi tiếng thì đóng vai nào cũng được. Nhưng giờ thì tôi hiểu đâu phải cứ là diễn viên giỏi thì vai nào cũng hợp. Từ nay mọi chuyện về casting tôi giao hết cho đạo diễn. Mình không thuộc chuyên môn thì đừng nhúng tay vào, làm hỏng hết cả bộ phim".
Tô Hương Sen
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Trăm đường sức ép và... cả nể
Diễn viên T.Đ. chia sẻ: "Thực ra chuyện dùng danh tiếng và uy quyền của mình để can thiệp vào những vai diễn xưa nay có nhiều. Nhưng nó là chuyện tế nhị của các đoàn làm phim nên ít người nói ra". Theo T.Đ. thì chuyện can thiệp khi chọn diễn viên thuộc nhiều loại, có việc nhà sản xuất K.T. bắt đạo diễn phải mời bằng được diễn viên A. nào đó mà ông ta mê, chẳng biết cô ấy có hợp vai hay không. Khi đạo diễn không đồng ý thì nhà sản xuất sẽ đưa lý lẽ rằng: "Tôi nghĩ cô ấy cũng là diễn viên nổi tiếng, đóng toàn vai chính chứ có phải tôi muốn đưa loại vô danh tiểu tốt đâu mà anh không chịu. Giờ nếu không đưa thì tôi sẽ kiếm đạo diễn khác".
Cảnh một buổi casting phim
Đứng trước việc sẽ mất "bát cơm" của mình, nhiều đạo diễn dễ tính sẽ tặc lưỡi cho qua với suy nghĩ: "Đáng ra phải chọn diễn viên khác hợp vai hơn, nhưng vì ông ấy (nhà sản xuất- PV) làm căng nên mình đành chịu. Cô này cũng nổi tiếng lại đóng được". Còn đạo diễn có lương tâm nghề nghiệp sẽ từ chối thẳng thừng, bởi thực sự không phải diễn viên nổi tiếng nào cũng hợp với tất cả các vai. Ngoài nhà sản xuất ra, các diễn viên là "con cưng" của các đạo diễn cũng dùng danh tiếng của mình để can thiệp. Theo thị trường phim truyền hình hiện nay, việc "thần tượng" của giới trẻ luôn dành cho các hotboy và hotgril là điều ai cũng nhìn thấy. Đôi lúc, trước khi xem một bộ phim, họ chẳng cần biết nội dung là gì, chỉ cần hỏi ai là diễn viên chính thì sẽ theo dõi thường xuyên.
Đạo diễn V.H. tức giận nói: "Nhiều lúc tôi gọi điện thoại mời một diễn viên đang nổi đình nổi đám đóng vai chính cho phim của mình. Cô ấy nhận lời xong còn kèm theo một điều khoản ngọt ngào rằng, em có đứa em mới học xong lớp diễn viên 6 tháng, xinh lắm, đóng cũng khá, anh thấy vai phụ nào hợp anh dành cho em gái em một vai... vai nhỏ cũng được anh ạ". Tuy cô diễn viên ấy không quá ép uổng, nhưng cả đạo diễn và nhà sản xuất ngầm hiểu rằng ráng mà giúp cô ấy, để lần sau nếu có phim nào cần cô ấy sẽ nhanh chóng gật đầu với giá cát - xê vừa phải. Nhưng thực ra khi tiếp xúc với cô em gái của diễn viên nọ thì chẳng đẹp như cô ấy nói, chỉ gọi là hơi kha khá về nhan sắc một chút. Nhưng vì quá nể cô diễn viên nọ mà đạo diễn phải "kiếm" cho cô em gái một vai nhỏ.
Đạo diễn Trương Thành Công đang chỉ đạo diễn xuất một bộ phim.
Những bài học nhớ đời
Có nhiều ý kiến bất bình xung quanh các việc làm "mờ ám" này, cũng như thời buổi bây giờ phim truyền hình đa số là của tư nhân. Việc "kinh doanh hóa" các bộ phim là con dao hai lưỡi. Nếu nó vào tay người nghiêm túc và biết quý trọng đồng tiền của mình thì nó sẽ khiến các nhà sản xuất tâm huyết làm những bộ phim chất lượng. Nhưng nếu nó vào tay những kẻ "chơi ngông" chỉ muốn đổ tiền vào để được bước một chân trong thế giới showbiz, nhưng làm thiếu nghiêm túc trong việc làm phim, thì khán giả sẽ có những bộ phim "rẻ tiền".
Nói về vấn đề này, diễn viên Phi Thanh Vân bộc bạch: "Vân đi đóng phim cũng nhiều, quan hệ với các nhà sản xuất cũng không phải ít, nếu thực sự điểm mặt chỉ tên ai đó đã dùng ảnh hưởng của mình để xin vai thì thực sự Vân chưa biết, nhưng bằng linh cảm nghề nghiệp Vân cũng từng thấy có nhiều trường hợp vẫn dùng danh tiếng của mình để gửi gắm các diễn viên trẻ. Vân nghĩ, Vân cũng từng đã gửi gắm đàn em của mình. Nhưng thực sự là không phải sử dụng danh tiếng của mình mà ép đạo diễn, Vân chỉ tận dụng lợi thế quen biết. Giả sử nhận hợp đồng đóng vai nào đó, Vân đọc kịch bản thấy có nhiều vai mà các "gà" của Vân có thể đảm nhiệm được thì Vân sẽ giới thiệu cho đạo diễn. Nhưng sau đó Vân cũng nói thẳng rằng nếu các em ấy hợp thì ký hợp đồng, không thì thôi, chứ chẳng phải vì mối quen biết hay danh tiếng của Vân mà nhận. Như thế Vân cũng sẽ rất buồn".
Có nhiều đạo diễn đã kêu trời khi nhận các diễn viên vì "cả nể", như đạo diễn V.H. có một bài học nhớ đời, anh ngậm ngùi kể: "Vì cả nể cô diễn viên nổi tiếng nọ, nên tôi nhận em gái cô ta. Nhưng khi cô này diễn thì đơ như đá, một cảnh quay phải quay đi quay lại mấy lần, tiến độ làm phim không như dự tính, nhà sản xuất lôi tôi ra trách. Biết mình sai nên tôi cũng đành im lặng. Khổ hơn là cô ấy không có năng khiếu diễn xuất, nên khi vào vai một cô ca sỹ mà cô ấy cũng không biết điều cơ bản nhất là đứng hát làm sao cho gương mặt biểu cảm là cô ấy đang phiêu. Nhưng tôi đã quá sai nên giờ chỉ biết lấy đó làm bài học cho mình, không nên cẩu thả trong bất cứ nghề nào, nhất là nghề làm dâu trăm họ này".
Đau lòng không kém là nhà sản xuất K.T., chỉ vì mê cô diễn viên A. mà bắt đạo diễn chọn bằng được. Cô ấy xinh đẹp cũng là diễn viên giỏi, nhưng lại không hợp với vai diễn mà nhà sản xuất đang làm nên bộ phim có tỷ lệ khán giả xem giảm từng ngày. Sau vụ này, nhà sản xuất K.T. lắc đầu: "Tôi tưởng mình hâm mộ cô ấy, cô ấy cũng nổi tiếng thì đóng vai nào cũng được. Nhưng giờ thì tôi hiểu đâu phải cứ là diễn viên giỏi thì vai nào cũng hợp. Từ nay mọi chuyện về casting tôi giao hết cho đạo diễn. Mình không thuộc chuyên môn thì đừng nhúng tay vào, làm hỏng hết cả bộ phim".
Biết nói không cũng là trách nhiệm của đạo diễn Đạo diễn Trương Thành Công cho biết: "Việc một bộ phim thành công nhờ vào nhiều yếu tố, nhưng việc đạo diễn chọn vai nào cho hợp lý đòi hỏi sự nghiêm túc của đạo diễn, cũng như sự vô tư của nhà sản xuất. Việc các diễn viên hạng A hay nhà sản xuất "gửi gắm" các diễn viên không phải hiếm. Nhưng quan trọng là đạo diễn đủ bản lĩnh để nói không với những trường hợp không hợp lý. Đừng vì cả nể mà hỏng hết cả bộ phim, khi phim ra đời hay hay dở người ta đều đổ lên đầu đạo diễn. Nên mình phải nghiêm khắc với bản thân để xây dựng danh tiếng cho mình, và có trách nhiệm với nghề nghiệp mình đã chọn". |
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn