T
T$
Guest
Reuters
Thỏa thuận khí hậu đạt được tại Paris là "cơ hội tốt nhất chúng ta có được để cứu hành tinh",Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói.
Ông Obama nói thỏa thuận này là "bước ngoặt" để thế giới giải quyết thách thức cho một tương lai ít khí carbon hơn.
Một thỏa thuận tạo mốc lịch sử để giới hạn nhiệt độ tăng trên toàn cầu dưới 2 độ C đã được gần 200 quốc gia thông qua tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Paris.
Đây là thỏa thuận đầu tiên tất cả các nước tham gia vào cam kết cắt khí thải carbon.
Thỏa thuận này một phần bắt buộc về pháp lý và một phần tự nguyện.
Chủ tịch Hội nghị Khí hậu LHQ (COP) và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói: "Nay tôi mời các đại biểu phê chuẩn một quyết định có tên Thỏa thuận Paris được nêu trong văn kiện này.
“Nhìn khắp căn phòng tôi thấy phản ứng là tích cực, tôi không thấy có sự phản đối nào. Thỏa thuận Paris đã được chấp thuận.”
134 quốc gia trong số 195 quốc gia mà Bộ trưởng các nước này trước đó xem xét văn bản dự thảo cho biết họ ủng hộ thỏa thuận này. Một số quốc gia quan trọng như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập Saudi cho biết họ cũng ủng hộ thỏa thuận này.
"Thỏa thuận có tính quyết định này cho trái đất chính là đây,'' Tổng thống Hollande của Pháp nói với các đại biểu. "Pháp kêu gọi các quý vị hãy thông qua thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về biến đổi khí hậu.''
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon trước đó kêu gọi các nhà ngoại giao thế giới hãy "hoàn tất công việc này".
"Chúng ta phải bảo vệ hành tinh đang duy trì sự tồn tại bền vững của chúng ta,'' ông nói. "Chúng ta cần sự tham gia của tất cả các nước.''
Ban tổ chức các cuộc hội đàm về biến đối khí hậu tại Paris công bố các chi tiết về một thỏa thuận dự thảo có tầm quan trọng như một cột mốc lịch sử nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Thỏa thuận sẽ có hiệu lực từ năm 2020.
Theo BBC Vietnamese