Trong một vụ án liên quan đến việc hối lộ quan chức Việt Nam, như vụ án 3 anh em nhà họ Nguyễn của hãng Nexus Technologies Inc., vừa bị tòa tuyên án tuần qua, điều ai cũng muốn biết là tên và chức vụ của những quan chức Việt Nam liên quan.
Nhưng trong vụ án này, tên tuổi những người nhận tiền hối lộ bên phía Việt Nam, dù là chứng cớ cần thiết để buộc tội các bị cáo Việt kiều, là điều khó biết nhất, lý do đơn giản là các bị cáo đã nhận tội.
Theo đúng luật của Hoa Kỳ, thì khi các bị cáo bị đưa ra tòa xử trong một phiên tòa có thẩm phán, có bồi thẩm đòan, công tố viên và hai bên luật sư thì tất cả những hồ sơ liên quan đến phiên tòa đó phải được bạch hóa. Và muốn tìm tên của những quan chức Việt Nam đã nhận tiền hối lộ, người ta chỉ cần xem hồ sơ phiên xử là xong.
Nexus đã làm ăn với Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Việt-Xô (Vietsovpetro Joint Venture) từ năm 2000.
Trong khi đó, nếu các bị cáo đã nhận tội, thì công chúng chỉ được xem những hồ sơ và tài liệu mà bộ Tư Pháp muốn công bố, và trong trường hợp này, không hiểu tại sao danh tánh của các quan chức Việt Nam không được phổ biến.
Phải duyệt qua biết bao nhiêu tài liệu, đến tài liệu số 133, nộp ngày 9 tháng 12, 2009, liên quan đến việc bị cáo khiếu nại với tòa là danh sách các quan chức Việt Nam do bên công tố đưa ra không rõ ràng, chúng tôi đã tìm thấy được thêm tên của hai quan chức Việt Nam nữa.
Ðó là một người họ Lương, và một người tên Nguyen Van Tam, cả hai cùng làm việc cho Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Việt-Xô (Vietsovpetro Joint Venture).
Trước một tình trạng tìm thông tin khó khăn như vậy, câu hỏi không thể không đặt ra là lý do tại sao mà danh tánh các quan chức Việt Nam chưa được tiết lộ?
Khi chúng tôi liên lạc với bà Laura Sweeney, phát ngôn viên của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, qua email, thì được bà trả lời là: “Rất tiếc chúng tôi không thể thảo luận gì thêm ngoài những tài liệu mà tòa đã công bố.”
Bà Laura Sweeney cũng thẳng thừng từ chối yêu cầu xin được phỏng vấn.
Như vậy, thì theo những tài liệu do Bộ Tư Pháp phổ biến, người ta có thể tìm hiểu được gì về tổ chức của hãng Nexus Technologies?
Theo tài liệu của tòa án, ông Nguyễn Quốc Nam, chủ tịch và chủ nhân công ty Nexus, có bằng BS và Master ngành kỹ sư điện tử tại Ðại Học Drexel University, làm kỹ sư thiết kế cho hãng AT & T hơn 15 năm và xin nghỉ hưu non. Là người chủ mưu, và điều khiển công ty, ông Nguyễn Quốc Nam, sinh sống ở Việt Nam, phụ trách thương thảo hợp đồng, móc nối và thỏa thuận các món tiền hối lộ cho các quan chức Việt Nam.
Bà Kim Anh Nguyễn, sống ở Mỹ, phụ trách vấn đề tài chánh, và liên lạc với các nguồn hàng ở Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Quốc An, sống ở Mỹ, phụ trách việc liên lạc và thương lượng với các nguồn hàng tại Hoa Kỳ và lo vận chuyển hàng về Việt Nam.
Chứng cớ của chính phủ Hoa Kỳ hùng hồn như thế nào mà đã khiến cho ba anh em nhà họ Nguyễn phải nhận tội?
Tài liệu tuyên án của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đưa ra một danh sách dài lê thê liệt kê emails qua lại giữa ba anh em và những số tiền được chuyển từ Hoa Kỳ, qua Hồng Kông, vào Việt Nam.
Cũng theo tài liệu của Bộ Tư Pháp, công ty Nexus đã làm ăn với Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Việt-Xô (Vietsovpetro Joint Venture) từ 2000.
Ngày 13 tháng 12 năm 2000, ông Nguyễn Quốc Nam viết email báo cho Joseph Lukas, (một bị cáo khác cũng dính dáng đến vụ án, và là nhân viên cũ của Nexus) báo rằng “Tôi đã thỏa thuận được với hãng Vietsovpetro ngày hôm nay. Với 15% tiền hoa hồng (hối lộ), chúng ta bảo đảm được là nguồn hàng của họ.”
Ngày 15 tháng 4, năm 2002, ông Nguyễn Quốc Nam viết email cho Lukas giục giã là phải trả tiền hoa hồng cho hãng VSP một cách cẩn thận và nhanh chóng. Ông viết: “Tôi muốn mọi người ở đây (VSP) phải được vui, điều này sẽ mang lợi đến cho chúng ta.”
Số tiền chuyển cho hãng Vietsovpetro có khi lên đến hơn 40 ngàn đô la một lần.
Những số tiền chuyển đi như vậy thường được ghi vào sổ là training, hoa hồng, hay có khi tiền vận chuyển.
Chứng cớ cũng cho thấy Nexus cũng đã giao dịch với công ty trách nhiệm hữu hạn T & T Co. Ltd. từ năm 2005.
Ngày 10 tháng 5, ông Nguyễn Quốc Nam gửi email cho bà Kim Anh Nguyễn báo rằng hãng T&T là bộ phận mua sắm (procurement entity) của chính phủ, và sẽ mua những máy móc liên quan đến an ninh.
Từ cuối tháng 5, 2005 cho đến cuối năm 2006, tiền khoảng từ 20 đến 30 ngàn được liên tục gửi qua Hong Kong, rồi chuyển về cho tài khoản của ông Nguyen Van Tan, giám đốc của T & T, ở ngân hàng Asia Commercial Bank tại Việt Nam.
Vụ án 3 anh em nhà họ Nguyễn, thuộc hãng Nexus hối lộ quan chức Việt Nam là một trong những nỗ lực của chính phủ trong việc tăng cường kiểm soát việc hối lộ nước ngoài, và là kết quả của cuộc điều tra chung giữa FBI và Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, Văn phòng Kiểm Soát Xuất Khẩu.
Không ai rõ có sự hợp tác hay thông tin giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam trong những vụ điều tra các công ty vi phạm luật FCPA (Foreign Corrupt Practices Act).

Trịnh Hội và Hà Giang/Người ViệtNhưng trong vụ án này, tên tuổi những người nhận tiền hối lộ bên phía Việt Nam, dù là chứng cớ cần thiết để buộc tội các bị cáo Việt kiều, là điều khó biết nhất, lý do đơn giản là các bị cáo đã nhận tội.
Theo đúng luật của Hoa Kỳ, thì khi các bị cáo bị đưa ra tòa xử trong một phiên tòa có thẩm phán, có bồi thẩm đòan, công tố viên và hai bên luật sư thì tất cả những hồ sơ liên quan đến phiên tòa đó phải được bạch hóa. Và muốn tìm tên của những quan chức Việt Nam đã nhận tiền hối lộ, người ta chỉ cần xem hồ sơ phiên xử là xong.
Nexus đã làm ăn với Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Việt-Xô (Vietsovpetro Joint Venture) từ năm 2000.
Trong khi đó, nếu các bị cáo đã nhận tội, thì công chúng chỉ được xem những hồ sơ và tài liệu mà bộ Tư Pháp muốn công bố, và trong trường hợp này, không hiểu tại sao danh tánh của các quan chức Việt Nam không được phổ biến.
Phải duyệt qua biết bao nhiêu tài liệu, đến tài liệu số 133, nộp ngày 9 tháng 12, 2009, liên quan đến việc bị cáo khiếu nại với tòa là danh sách các quan chức Việt Nam do bên công tố đưa ra không rõ ràng, chúng tôi đã tìm thấy được thêm tên của hai quan chức Việt Nam nữa.
Ðó là một người họ Lương, và một người tên Nguyen Van Tam, cả hai cùng làm việc cho Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Việt-Xô (Vietsovpetro Joint Venture).
Trước một tình trạng tìm thông tin khó khăn như vậy, câu hỏi không thể không đặt ra là lý do tại sao mà danh tánh các quan chức Việt Nam chưa được tiết lộ?
Khi chúng tôi liên lạc với bà Laura Sweeney, phát ngôn viên của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, qua email, thì được bà trả lời là: “Rất tiếc chúng tôi không thể thảo luận gì thêm ngoài những tài liệu mà tòa đã công bố.”
Bà Laura Sweeney cũng thẳng thừng từ chối yêu cầu xin được phỏng vấn.
Như vậy, thì theo những tài liệu do Bộ Tư Pháp phổ biến, người ta có thể tìm hiểu được gì về tổ chức của hãng Nexus Technologies?
Theo tài liệu của tòa án, ông Nguyễn Quốc Nam, chủ tịch và chủ nhân công ty Nexus, có bằng BS và Master ngành kỹ sư điện tử tại Ðại Học Drexel University, làm kỹ sư thiết kế cho hãng AT & T hơn 15 năm và xin nghỉ hưu non. Là người chủ mưu, và điều khiển công ty, ông Nguyễn Quốc Nam, sinh sống ở Việt Nam, phụ trách thương thảo hợp đồng, móc nối và thỏa thuận các món tiền hối lộ cho các quan chức Việt Nam.
Bà Kim Anh Nguyễn, sống ở Mỹ, phụ trách vấn đề tài chánh, và liên lạc với các nguồn hàng ở Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Quốc An, sống ở Mỹ, phụ trách việc liên lạc và thương lượng với các nguồn hàng tại Hoa Kỳ và lo vận chuyển hàng về Việt Nam.
Chứng cớ của chính phủ Hoa Kỳ hùng hồn như thế nào mà đã khiến cho ba anh em nhà họ Nguyễn phải nhận tội?
Tài liệu tuyên án của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đưa ra một danh sách dài lê thê liệt kê emails qua lại giữa ba anh em và những số tiền được chuyển từ Hoa Kỳ, qua Hồng Kông, vào Việt Nam.
Cũng theo tài liệu của Bộ Tư Pháp, công ty Nexus đã làm ăn với Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Việt-Xô (Vietsovpetro Joint Venture) từ 2000.
Ngày 13 tháng 12 năm 2000, ông Nguyễn Quốc Nam viết email báo cho Joseph Lukas, (một bị cáo khác cũng dính dáng đến vụ án, và là nhân viên cũ của Nexus) báo rằng “Tôi đã thỏa thuận được với hãng Vietsovpetro ngày hôm nay. Với 15% tiền hoa hồng (hối lộ), chúng ta bảo đảm được là nguồn hàng của họ.”
Ngày 15 tháng 4, năm 2002, ông Nguyễn Quốc Nam viết email cho Lukas giục giã là phải trả tiền hoa hồng cho hãng VSP một cách cẩn thận và nhanh chóng. Ông viết: “Tôi muốn mọi người ở đây (VSP) phải được vui, điều này sẽ mang lợi đến cho chúng ta.”
Số tiền chuyển cho hãng Vietsovpetro có khi lên đến hơn 40 ngàn đô la một lần.
Những số tiền chuyển đi như vậy thường được ghi vào sổ là training, hoa hồng, hay có khi tiền vận chuyển.
Chứng cớ cũng cho thấy Nexus cũng đã giao dịch với công ty trách nhiệm hữu hạn T & T Co. Ltd. từ năm 2005.
Ngày 10 tháng 5, ông Nguyễn Quốc Nam gửi email cho bà Kim Anh Nguyễn báo rằng hãng T&T là bộ phận mua sắm (procurement entity) của chính phủ, và sẽ mua những máy móc liên quan đến an ninh.
Từ cuối tháng 5, 2005 cho đến cuối năm 2006, tiền khoảng từ 20 đến 30 ngàn được liên tục gửi qua Hong Kong, rồi chuyển về cho tài khoản của ông Nguyen Van Tan, giám đốc của T & T, ở ngân hàng Asia Commercial Bank tại Việt Nam.
Vụ án 3 anh em nhà họ Nguyễn, thuộc hãng Nexus hối lộ quan chức Việt Nam là một trong những nỗ lực của chính phủ trong việc tăng cường kiểm soát việc hối lộ nước ngoài, và là kết quả của cuộc điều tra chung giữa FBI và Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, Văn phòng Kiểm Soát Xuất Khẩu.
Không ai rõ có sự hợp tác hay thông tin giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam trong những vụ điều tra các công ty vi phạm luật FCPA (Foreign Corrupt Practices Act).
