Thâm nhập những cuộc thác loạn và cơn bão 'sống thử' tại KCN

Jolie

Member
[h=2]Không chỉ là nỗi lo sợ bị bắt chẹt, bị "phong tỏa" bởi "luật rừng" của những kẻ "ký sinh" vào các KCN, KCX, người lao động còn phải đối diện nỗi cô đơn quay quắt khi xa nhà và những cám dỗ tình, tiền khó tránh khỏi. Cuộc sống còn nhiều thiếu thốn khiến không ít công nhân chọn việc "sống thử" với những người xa lạ, hoặc chỉ quen trong một thời gian ngắn. Lại có những người lao vào những cuộc "thác loạn" không điểm dừng...[/h]
Xóm "sống thử" và những đứa con hoang
Tìm hiểu thực tế, PV không khỏi bàng hoàng trước thực trạng sống thử tràn lan của công nhân tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) thuộc địa bàn TP.HCM. Trao đổi với PV, không ít nữ công nhân tâm sự chỉ vì những lời nói ngon ngọt của bạn trai mà họ không thể chối từ việc "góp gạo thổi cơm chung". Với những suy nghĩ và lối sống ngày càng phóng túng, họ công khai và xem đó là chuyện... bình thường.
PV tìm đến một khu nhà trọ trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7, TP.HCM) theo lời giới thiệu của một người bạn. Chị N.T.H. (30 tuổi, quê ở Thanh Hóa) cho biết, khu nhà trọ này là của một bà chủ người thành phố. Hầu hết, mọi người ở đây đều là công nhân của KCX Tân Thuận (quận 7). Là người rất thoáng tính, bà chủ nhà này không hề đặt ra những nguyên tắc hà khắc như những xóm trọ khác. Đây chính là cơ hội khá thuận lợi để nhiều cặp đôi nam nữ công nhân dọn về ở với nhau mà không bị... đuổi. Tình trạng này cũng diễn ra thường xuyên tại KCX Linh Trung (quận Thủ Đức). Một nam công nhân H.K. (22 tuổi) làm việc lại KCX Linh Trung tâm sự: "Tôi và người yêu đến với nhau được hơn hai năm nay, nhưng chưa có tiền để tổ chức đám cưới. Với thời buổi bây giờ, để có đám cưới phải tốn vài chục triệu đồng. Cưới xong rồi thì ngập nợ, tôi nghĩ cứ sống như thế này cho khỏe. Mặt khác, với tư tưởng cởi mở, chúng tôi cho rằng, trước khi cưới nhau cũng cần phải tìm hiểu nhau ở "mọi khía cạnh". Bởi thực tế, nhiều cặp yêu nhau trong thời gian ngắn rồi cưới về xảy ra bao nhiêu chuyện, đành phải mỗi người một nơi. Như vậy lại càng làm khổ nhau và tự đánh mất nhiều cơ hội đến với mình. Từ đó, trước khi ở chung, chúng tôi thống nhất, nếu ở một thời gian mà cảm thấy không hợp nhau thì cả hai cùng giải thoát cho nhau, mà không được hối hận hay dằn vặt. Hơn nữa, cơm hàng, cháo chợ hoài cũng ngán lại tốn kém, thôi cứ sống chung để có người cơm nước, giặt giũ cũng đỡ hơn".
1%20%286%29.jpg

Muôn vàn cảnh sống thử tại KCN. Ảnh minh họa.
Tự do và buông thảTiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa Tâm lý, trường đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng: "Một trong những nguyên nhân dẫn đến giới trẻ sống trước hôn nhân là các bạn sống quá tự do, sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, sống buông thả. Đồng thời, tình trạng "sống thử" ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em cần có người đồng hành để chia sẻ" .
Là công nhân tại KCN Sóng Thần (huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), chị P.T.N. (SN 1988) cho hay: "Trước kia, khi mới vào đây làm và gặp một người con trai cùng quê. Sau một thời gian yêu nhau, anh ta đề nghị được dọn về sống chung với tôi nhưng không được chấp nhận. Ngay hôm sau đó, anh này đã phũ phàng nói lời chia tay với giọng rất thô bỉ: "Em không đáp ứng được nhu cầu sinh lý của anh thì chia tay". Đáng kinh ngạc hơn khi bà P.T.Nga (chủ một xóm trọ tại phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cho biết: "Tại tổ dân phố của tôi có tất cả hơn 10 hộ kinh doanh phòng trọ, với số lượng khoảng 90 phòng. Trong đó, có tới 87% là công nhân sống thử nên nhiều người còn gọi đây là “xóm sống thử lý tưởng". Song có một điều phũ phàng hơn cả là khi nỗi cô đơn tinh thần được bù đắp bằng "thể xác" thì hậu quả là khó tránh khỏi. Đó chính là những cuộc "thác loạn" trong các tụ điểm gần các KCN mà chúng tôi khảo sát. Những cuộc chơi của "dân ít tiền" cũng tới bến chẳng kém ai. Hậu quả của nó cũng là tình trạng nạo phá thai của không ít nữ công nhân. Mặt khác đã có không ít những đứa trẻ vô thừa nhận, những đứa con hoang vừa ra đời đã bị bỏ rơi, bị chính cha, mẹ đẻ chối bỏ quyền có cha, mẹ của chúng.
Những khu nhà trọ thác loạn
Nhà miễn có người thuê, ai ở không quan trọngLý giải về quy định gây phẫn nộ lòng dân nói trên, bà N.T.L. (chủ một dãy nhà trọ gần KCN Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM) phân tích: "Sở dĩ, chúng tôi chỉ cho các cặp vợ chồng thuê phòng vì họ ít khi nhậu nhẹt, tụm năm tụm ba như những khu nhà trọ hỗn hợp khác. Hơn nữa, tôi rút kinh nghiệm trước đây nhiều nữ công nhân rủ nhau ở chung nên trai kéo đến cả đêm, gây lộn đánh nhau như cơm bữa làm mất an ninh trật tự". Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi bà L. về việc có kiểm soát giấy tờ chứng minh họ là vợ chồng trước khi cho thuê thì bà cười trừ, rồi im lặng. Bà L. cho biết: "Bây giờ, công nhân họ sống chung với nhau trước hôn nhân quá phổ biến rồi. Dĩ nhiên khi quyết định ở chung với nhau thì họ phải tự chịu trách nhiệm với việc làm của mình. Nên nếu đặt ra những quy tắc quá ngặt nghèo thì phòng trọ của mình lại ế ẩm. Miễn sao họ không làm mất an ninh trật tự là được".
Qua tìm hiểu thực tế, PV được biết ở bất kỳ KCN, KCX nào trên địa bàn TP.HCM trong những năm gần đây đều có xóm trọ sống thử của công nhân. Chẳng hạn như khu Việt Lập (xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) vốn rất nổi tiếng vì đây là khu trọ dành cho công nhân. Ở đây, đa số dãy trọ đều không có sự quản lý của chủ nên giờ giấc, sinh hoạt của công nhân rất tự do, thoải mái, họ thậm chí có hàng chục phòng trong một khu cùng nhau "thác loạn" gần như công khai. Cứ như vậy, rất nhiều những khu nhà trọ bị mệnh danh là chốn "thác loạn" của công nhân cũng bởi họ quá "thoáng" trong việc ở chung nhà, ngủ chung giường. Một điểm chung mà PV ghi nhận được đó là ở những khu vực này, nhiều chủ phòng trọ đưa ra những quy định bất thành văn như "chỉ cho cặp vợ chồng thuê". Điều này tạo điều kiện khá dễ dàng để các cặp nam nữ công nhân có một cuộc sống thử "yên ấm" mà không phải lo lắng vì bị chủ nhà dòm ngó.
Chị P.T.C. (28 tuổi, ngụ tại một xóm trọ trên đường Tây Thạnh, khu phố 3, quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết: "Vợ chồng tôi sống ở đây bao nhiêu năm, chúng tôi chứng kiến không ít cặp nam nữ tìm đến đây để thuê nhà trọ sống chung với nhau ra vào như cơm bữa. Có nhiều bạn trẻ mới chỉ quen nhau được năm bữa, nửa tháng cũng quyết định ở chung với nhau để trải nghiệm cuộc sống vợ chồng mà chẳng cần đến hôn thú. Chính vì những suy nghĩ và ham muốn nhất thời, nhiều đôi phải đường ai nấy đi sau một thời gian ngắn. Thậm chí, họ chửi nhau thậm tệ "cho bõ ghét". Rất ít ỏi trong số đó nên duyên vợ chồng chính thức sau này. Không chỉ vậy, nhiều cô gái còn bị người tình sống chung với mình lừa lấy hết tài sản sau một thời gian ngắn sống chung, rồi bỏ đi biệt tích. Thậm chí, càng về thời gian gần đây những cặp đôi với tuổi còn khá non nớt chừng 17 tuổi cũng thản nhiên "góp gạo thổi cơm chung".
Bản năng...
Chị C. bức xúc: "Việc sống chung của giới trẻ, đặc biệt là các công nhân ngày càng tràn lan và phổ biến bởi xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một phần vì giới trẻ bây giờ quan niệm về tình yêu và hôn nhân quá phóng túng. Bên cạnh đó, vì cuộc sống xa nhà thiếu thốn tình cảm và không bị gia đình quản lý nên họ dễ dàng tìm đến với nhau để được chia sẻ và chăm sóc mỗi khi ốm đau. Thế nhưng, điều đáng nói là không ít chủ nhà trọ đưa ra quy định hà khắc mà không có sự kiểm soát. Chẳng hạn như chỉ cho cặp vợ chồng thuê phòng trọ. Thế nhưng, chúng tôi dọn đến ở bao nhiêu năm nay mà chủ nhà chưa một lần kiểm tra giấy đăng ký kết hôn. Điều này khiến cho các cặp nam nữ công nhân "được nước" ùn ùn kéo đến thuê phòng ở chung. Bằng chứng là tại những khu nhà trọ nơi tôi đang sống có 20 phòng thì hơn nửa số phòng là do các cặp "vợ chồng hờ" chỉ đến với nhau theo một nhu cầu bản năng duy nhất là các cuộc thác loạn và hưởng thụ nhục dục vô bờ bến...”.
THƠ TRỊNH
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn



 
Back
Top