Cú thuận tay (forehand) là vũ khí tối thượng cho các tay vợt trong mỗi trận đấu. Những cú forehand mạnh mẽ và uy lực sẽ đem đến nhiều cơ hội để ghi điểm trong bất kỳ tình huống nào…
Mặc dù cú thuận tay (forehand) là kỹ thuật cơ bản mà bất kỳ tay vợt nào trên thế giới, kể cả chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều phải học nằm lòng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng một cách hoàn hảo và đúng thời điểm trong trận đấu. Bởi trong tennis đỉnh cao, không phải mọi tay vợt đếu sử dụng forehand theo đúng một cách như… sách mà có những biến tấu phù hợp với khả năng của bản thân (về chiều cao, sải tay, bước di chuyển…). Không những vậy với mỗi tay vợt cũng có thể tự tạo nên những cú forehand chẳng giống ai để gây cho đối thủ những bất ngờ không thể định trước.
Federer và Nadal sở hữu những cú forehand hàng đầu thế giới
Thường những tay vợt trong làng banh nỉ hiện đại sử dụng những quả forehand có topspin (khiến phần trước bóng xoay xuống và phần sau bóng xoay lên theo hướng chuyển động) nhưng cũng có người lại thường xuyên sử dụng những quả forehand ngược lại với nhiều backspin hay còn gọi là slice (khiến phần trước bóng xoay lên và phần sau bóng xoay xuống theo hướng chuyển động) để tạo thêm độ xoáy gây khó khăn cho đối phương. Nhưng trên thực tế đó mới là kỹ thuật cần cho cú forehand, bởi ngay cả những tay vợt hàng đầu trên thế giới như Roger Federer hay Rafael Nadal muốn có những cú forehand thật tốt cũng cần phải có… sức mạnh, một điều kiện đủ để giúp cho những cú forehand trở nên đáng sợ hơn rất nhiều.
Chính vì forehand là cú thuận tay nên đường đi của bóng vô cùng uy lực. Điều đó tạo nên sức mạnh của một số tay vợt không được đánh giá là toàn diện trong mọi cú đánh mà chỉ dựa hầu hết vào những quả forehand. Điều đó có thể được minh chứng ở thời điểm hiện tại khi những tay đang lên như Robin Soderling (Thụy Điển) và Tomas Berdych (Séc) ngoài ưu điểm nổi bật trong những quả phát bóng còn đặc biệt nguy hiểm mỗi khi tung ra cú forehand. Không cần nhiều slice để gây khó dễ cho đối thủ mà chỉ cần đua bóng cắm thẳng theo chiều trái sân với tốc độ kinh khủng cũng có thể khiến cả chuyên gia phòng ngự như “vua đất nện” Nadal cũng phải chào thua (tất nhiên chỉ trong một số tình huống!). Vì vậy, trong làng banh nỉ rất coi trọng sức mạnh trong những quả forehand kiểu chơi “bóng bạt” về 2 góc của đối phương, những tay vợt có những cú thuận tay như vậy sẽ có nhiều ưu thế trong bất kỳ trận đấu nào.
Monfils có cú thuận tay tốc độ nhất thế giới
Để trả lời tay vợt nào có cú thuận tay mạnh nhất là rất khó khăn, bởi với bất kỳ tay vợt hàng đầu nào, họ cũng có những cú forehand đáng để đưa vào danh sách những cú đánh hay nhất trong làng banh nỉ. Ngay cả tốc độ của những cú forehand cũng không được đều đặn như những cú serve (giao bóng), thường với những tay vợt nam sẽ dao động trong khoảng trên 170 km/h đến trên 180 km/h. Kỷ lục cú forehand mạnh nhất thế giới đang thuộc về tay vợt người Pháp Gael Monfils tại giải Grand Slam Australian Open 2007. Monfils đã thực hiện cú forehand có tốc độ lên tới 118 dặm/h (tương đương 190 km/h trong trận đấu gặp tay vợt người Chi Lê, Nicolas Massu, người được mệnh danh là "ma cà rồng" từng giành HCV Olympic 2004.
(theo 24h)
Mặc dù cú thuận tay (forehand) là kỹ thuật cơ bản mà bất kỳ tay vợt nào trên thế giới, kể cả chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều phải học nằm lòng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng một cách hoàn hảo và đúng thời điểm trong trận đấu. Bởi trong tennis đỉnh cao, không phải mọi tay vợt đếu sử dụng forehand theo đúng một cách như… sách mà có những biến tấu phù hợp với khả năng của bản thân (về chiều cao, sải tay, bước di chuyển…). Không những vậy với mỗi tay vợt cũng có thể tự tạo nên những cú forehand chẳng giống ai để gây cho đối thủ những bất ngờ không thể định trước.

Federer và Nadal sở hữu những cú forehand hàng đầu thế giới
Thường những tay vợt trong làng banh nỉ hiện đại sử dụng những quả forehand có topspin (khiến phần trước bóng xoay xuống và phần sau bóng xoay lên theo hướng chuyển động) nhưng cũng có người lại thường xuyên sử dụng những quả forehand ngược lại với nhiều backspin hay còn gọi là slice (khiến phần trước bóng xoay lên và phần sau bóng xoay xuống theo hướng chuyển động) để tạo thêm độ xoáy gây khó khăn cho đối phương. Nhưng trên thực tế đó mới là kỹ thuật cần cho cú forehand, bởi ngay cả những tay vợt hàng đầu trên thế giới như Roger Federer hay Rafael Nadal muốn có những cú forehand thật tốt cũng cần phải có… sức mạnh, một điều kiện đủ để giúp cho những cú forehand trở nên đáng sợ hơn rất nhiều.
Chính vì forehand là cú thuận tay nên đường đi của bóng vô cùng uy lực. Điều đó tạo nên sức mạnh của một số tay vợt không được đánh giá là toàn diện trong mọi cú đánh mà chỉ dựa hầu hết vào những quả forehand. Điều đó có thể được minh chứng ở thời điểm hiện tại khi những tay đang lên như Robin Soderling (Thụy Điển) và Tomas Berdych (Séc) ngoài ưu điểm nổi bật trong những quả phát bóng còn đặc biệt nguy hiểm mỗi khi tung ra cú forehand. Không cần nhiều slice để gây khó dễ cho đối thủ mà chỉ cần đua bóng cắm thẳng theo chiều trái sân với tốc độ kinh khủng cũng có thể khiến cả chuyên gia phòng ngự như “vua đất nện” Nadal cũng phải chào thua (tất nhiên chỉ trong một số tình huống!). Vì vậy, trong làng banh nỉ rất coi trọng sức mạnh trong những quả forehand kiểu chơi “bóng bạt” về 2 góc của đối phương, những tay vợt có những cú thuận tay như vậy sẽ có nhiều ưu thế trong bất kỳ trận đấu nào.

Monfils có cú thuận tay tốc độ nhất thế giới
Để trả lời tay vợt nào có cú thuận tay mạnh nhất là rất khó khăn, bởi với bất kỳ tay vợt hàng đầu nào, họ cũng có những cú forehand đáng để đưa vào danh sách những cú đánh hay nhất trong làng banh nỉ. Ngay cả tốc độ của những cú forehand cũng không được đều đặn như những cú serve (giao bóng), thường với những tay vợt nam sẽ dao động trong khoảng trên 170 km/h đến trên 180 km/h. Kỷ lục cú forehand mạnh nhất thế giới đang thuộc về tay vợt người Pháp Gael Monfils tại giải Grand Slam Australian Open 2007. Monfils đã thực hiện cú forehand có tốc độ lên tới 118 dặm/h (tương đương 190 km/h trong trận đấu gặp tay vợt người Chi Lê, Nicolas Massu, người được mệnh danh là "ma cà rồng" từng giành HCV Olympic 2004.
(theo 24h)