T
T$
Guest
Các kinh tế gia tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói rằng tỷ lệ tăng trưởng ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng mạnh, ở mức 9,6% trong năm nay.
Họ nhận thấy rằng nhu cầu ở nước này đang chuyển từ lĩnh vực công sang lĩnh vực tư, trong khi mức tiêu thụ được thúc đẩy qua việc gia tăng tín dụng và các chính sách của chính phủ nhằm nâng thu nhập của các hộ dân.
Vào lúc IMF công bố phúc trình thường niên về Triển Vọng Kinh tế Thế giới, kinh tế gia Abdul Abiad của tổ chức này hôm qua nêu ra nhận định về triển vọng kinh tế của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với phần còn lại của châu Á.
Ông Abiad nói: "Trung Quốc thực sự hỗ trợ khu vực, và tỷ lệ tăng trưởng mạnh ở nước này cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ khu vực."
Năm ngoái, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 10,25%. Và các chuyên gia dự đoán rằng mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục đứng ở mức khoảng 9,5% trong vòng hai năm tới.
Trong bản phúc trình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói rằng mức tăng trưởng xuất khẩu năm nay ở châu Á sẽ thấp hơn chút ít so với năm ngoái. Tổ chức này cũng cảnh báo rằng việc khu vực này phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng đề ra các nguy cơ. Phúc trình nêu ra rằng mặc dù thương mại liên châu Á gia tăng trong năm ngoái, 2 phần 3 nhu cầu chung cuộc về các mặt hàng sản xuất ở châu Á phát xuất từ bên ngoài khu vực.
Theo bản phúc trình, khả năng xảy ra thêm xáo trộn trong khu vực sử dụng đồng Euro có thể tác động đến thương mại với châu Á.
Mặc dầu IMF nói rằng đầu tư nước ngoài đang phục hồi ở châu Á trở lại các mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, tổ chức này nhận định rằng lạm phát dự kiến sẽ gia tăng, chủ yếu là tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Kinh tế gia Abdul Abiad của IMF cho rằng triển vọng kinh tế của Nhật Bản rơi vào tình trạng bất định nghiêm trọng, sau trận động đất và sóng thần tàn phá hồi tháng trước.
Ông Abiad nói tiếp: "Hiện chưa rõ về mức độ thiệt hại đối với nguồn vốn. Các ước tính chính thức nói rằng thiệt hại chiếm khoảng 3 tới 5% GDP, hoặc khoảng gấp đôi so với trận động đất từng xảy ra ở Kobe. Nhưng kể cả ước tính đó vẫn không rõ ràng. Một điểm bất định lớn nữa là thời gian sẽ phải mất cho đến khi giải quyết xong các các vụ mất điện và những rối loạn về dây chuyền cung ứng."
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, và đã có nhiều quan ngại về ảnh hưởng của trận động đất đối với các nền kinh tế khu vực và thế giới.
Ông Oliver Blanchard, kinh tế gia trưởng của IMF, nói rằng mặc dù các nền kinh tế tiên tiến đang chật vật thúc đẩy tăng trưởng, và giảm mức thất nghiệp cao, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi như Trung Quốc đang chống chỏi với nạn lạm phát.
Ông Blanchard cho biết: "Để duy trì việc phục hồi, các quốc gia tiên tiến phải đạt được sự củng cố về tài chính. Muốn làm được như vậy, và để duy trì tỷ lệ tăng trưởng, họ cần phải dựa vào nhu cầu gia tăng từ bên ngoài. Tương tự như vậy, các nền kinh tế mới nổi cần phải giảm phụ thuộc vào nhu cầu từ bên ngoài, và tập trung hơn vào nhu cầu nội địa."
Ông Blanchard nói thêm rằng một cách để các nền kinh tế mới nổi góp phần tái quân bình nền kinh tế thế giới là để nâng giá nhanh hơn các chỉ tệ được định giá thấp hơn thực tế.
Ông Blanchard nói tiếp: "Việc tăng giá trị các đồng tiền của các nước thuộc những thị trường mới nổi để cho tương xứng với đồng tiền của các nước phát triển là một điểm mấu chốt trong quá trình điều chỉnh kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là điểm mấu chốt, mà là điểm mấu chốt trọng tâm."
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc từ lâu đã là mục tiêu chỉ trích của các quốc gia phương Tây, rằng đồng tiền này thấp một cách giả tạo, và tạo lợi thế cạnh tranh thương mại bất công cho các công ty của Trung Quốc.
Trong bản phúc trình, IMF nói rằng gia tăng giá trị đồng Nhân dân tệ sẽ giảm bớt áp lực lạm phát đối với Trung Quốc và giúp cân bằng thương mại toàn cầu cũng như sự mất cân đối tài chính.
Theo phúc trình của IMF, Trung Quốc dự kiến sẽ chứng kiến tỷ lệ lạm phát khoảng 5% trong năm nay. Báo cáo còn cho rằng áp lực giá tại nước này đã lan sang các lĩnh vực khác như bất động sản, từ một lĩnh vực hẹp là thực phẩm.
Các dữ liệu thương mại mới nhất của Trung Quốc cho thấy mức thâm hụt mậu dịch trong quý lần đầu tiên từ bảy năm nay. Một số nhà kinh tế cho rằng Bắc Kinh có thể dùng dữ liệu này để ‘bịt miệng’ những ai kêu gọi định giá lại đồng Nhân dân tệ.
IMF nói rằng xu thế lạm phát giống như ở Trung Quốc đang trở nên rõ ràng hơn trong các nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á, và dự đoán tỷ lệ lạm phát ở khu vực này trong năm nay sẽ vào khoảng 6%.
Họ nhận thấy rằng nhu cầu ở nước này đang chuyển từ lĩnh vực công sang lĩnh vực tư, trong khi mức tiêu thụ được thúc đẩy qua việc gia tăng tín dụng và các chính sách của chính phủ nhằm nâng thu nhập của các hộ dân.
Vào lúc IMF công bố phúc trình thường niên về Triển Vọng Kinh tế Thế giới, kinh tế gia Abdul Abiad của tổ chức này hôm qua nêu ra nhận định về triển vọng kinh tế của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với phần còn lại của châu Á.
Ông Abiad nói: "Trung Quốc thực sự hỗ trợ khu vực, và tỷ lệ tăng trưởng mạnh ở nước này cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ khu vực."
Năm ngoái, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 10,25%. Và các chuyên gia dự đoán rằng mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục đứng ở mức khoảng 9,5% trong vòng hai năm tới.
Trong bản phúc trình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói rằng mức tăng trưởng xuất khẩu năm nay ở châu Á sẽ thấp hơn chút ít so với năm ngoái. Tổ chức này cũng cảnh báo rằng việc khu vực này phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng đề ra các nguy cơ. Phúc trình nêu ra rằng mặc dù thương mại liên châu Á gia tăng trong năm ngoái, 2 phần 3 nhu cầu chung cuộc về các mặt hàng sản xuất ở châu Á phát xuất từ bên ngoài khu vực.
Theo bản phúc trình, khả năng xảy ra thêm xáo trộn trong khu vực sử dụng đồng Euro có thể tác động đến thương mại với châu Á.
Mặc dầu IMF nói rằng đầu tư nước ngoài đang phục hồi ở châu Á trở lại các mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, tổ chức này nhận định rằng lạm phát dự kiến sẽ gia tăng, chủ yếu là tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Kinh tế gia Abdul Abiad của IMF cho rằng triển vọng kinh tế của Nhật Bản rơi vào tình trạng bất định nghiêm trọng, sau trận động đất và sóng thần tàn phá hồi tháng trước.
Ông Abiad nói tiếp: "Hiện chưa rõ về mức độ thiệt hại đối với nguồn vốn. Các ước tính chính thức nói rằng thiệt hại chiếm khoảng 3 tới 5% GDP, hoặc khoảng gấp đôi so với trận động đất từng xảy ra ở Kobe. Nhưng kể cả ước tính đó vẫn không rõ ràng. Một điểm bất định lớn nữa là thời gian sẽ phải mất cho đến khi giải quyết xong các các vụ mất điện và những rối loạn về dây chuyền cung ứng."
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, và đã có nhiều quan ngại về ảnh hưởng của trận động đất đối với các nền kinh tế khu vực và thế giới.
Ông Oliver Blanchard, kinh tế gia trưởng của IMF, nói rằng mặc dù các nền kinh tế tiên tiến đang chật vật thúc đẩy tăng trưởng, và giảm mức thất nghiệp cao, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi như Trung Quốc đang chống chỏi với nạn lạm phát.
Ông Blanchard cho biết: "Để duy trì việc phục hồi, các quốc gia tiên tiến phải đạt được sự củng cố về tài chính. Muốn làm được như vậy, và để duy trì tỷ lệ tăng trưởng, họ cần phải dựa vào nhu cầu gia tăng từ bên ngoài. Tương tự như vậy, các nền kinh tế mới nổi cần phải giảm phụ thuộc vào nhu cầu từ bên ngoài, và tập trung hơn vào nhu cầu nội địa."
Ông Blanchard nói thêm rằng một cách để các nền kinh tế mới nổi góp phần tái quân bình nền kinh tế thế giới là để nâng giá nhanh hơn các chỉ tệ được định giá thấp hơn thực tế.
Ông Blanchard nói tiếp: "Việc tăng giá trị các đồng tiền của các nước thuộc những thị trường mới nổi để cho tương xứng với đồng tiền của các nước phát triển là một điểm mấu chốt trong quá trình điều chỉnh kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là điểm mấu chốt, mà là điểm mấu chốt trọng tâm."
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc từ lâu đã là mục tiêu chỉ trích của các quốc gia phương Tây, rằng đồng tiền này thấp một cách giả tạo, và tạo lợi thế cạnh tranh thương mại bất công cho các công ty của Trung Quốc.
Trong bản phúc trình, IMF nói rằng gia tăng giá trị đồng Nhân dân tệ sẽ giảm bớt áp lực lạm phát đối với Trung Quốc và giúp cân bằng thương mại toàn cầu cũng như sự mất cân đối tài chính.
Theo phúc trình của IMF, Trung Quốc dự kiến sẽ chứng kiến tỷ lệ lạm phát khoảng 5% trong năm nay. Báo cáo còn cho rằng áp lực giá tại nước này đã lan sang các lĩnh vực khác như bất động sản, từ một lĩnh vực hẹp là thực phẩm.
Các dữ liệu thương mại mới nhất của Trung Quốc cho thấy mức thâm hụt mậu dịch trong quý lần đầu tiên từ bảy năm nay. Một số nhà kinh tế cho rằng Bắc Kinh có thể dùng dữ liệu này để ‘bịt miệng’ những ai kêu gọi định giá lại đồng Nhân dân tệ.
IMF nói rằng xu thế lạm phát giống như ở Trung Quốc đang trở nên rõ ràng hơn trong các nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á, và dự đoán tỷ lệ lạm phát ở khu vực này trong năm nay sẽ vào khoảng 6%.