
Té ngã
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây thương tích cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. Chấn thương cho trẻ nhẹ hay nặng tùy thuộc vào tư thế té và độ cứng của vật mà trẻ va đập vào. Để bảo vệ trẻ khỏi tình huống này, các bà mẹ nên tuân chú ý:
- Không rời khỏi trẻ mà không có sự giám sát, theo dõi
- Không đặt những vật nhỏ tròn như hạt nút, các loại đậu đỗ…trên sàn nhà
- Hạn chế dùng xe tập đi cho trẻ
- Không cho trẻ đi hay chạy nhảy khi đang cầm các vật nhọn như kéo, bút chì...
- Bọc nệm các cạnh bàn
- Làm hàng rào ngay các bậc cầu thang, lan can
- Kiểm tra các cửa sổ xem trẻ có thể trèo qua hay không, nếu có nên khóa lại cẩn thận khi trẻ ở đó
Phỏng
- Không nên hút thuốc ở gần trẻ
- Tránh để các thức ăn, uống vừa nấu sôi ở dưới đất hoặc trong tầm với của trẻ
- Không di chuyển các thực phẩm nấu sôi khi có trẻ đang chơi trên sàn nhà
- Các bà mẹ không nên vừa nấu ăn vừa trông chừng trẻ
- Khi trẻ đủ nhận thức, cha mẹ có thể nói cho trẻ viết mức độ nguy hiểm của phỏng và dạy trẻ cách ứng biến khi tai nạn xảy ra.
Các tai nạn liên quan đến nước
- Luôn luôn trông chừng khi trẻ tiếp xúc với nước như đi tắm, đi bơi.
- Dạy trẻ tập bơi. Bài học bơi đầu tiên có thể thực hiện khi trẻ được 3 tuổi.
- Đậy kín các chum, vại, lu chứa nước, bể nuôi cá trong nhà
- Sau khi tắm cho trẻ, đổ sạch các thau, bồn chứa nước và đóng cửa nhà tắm
Ngộ độc
- Tất cả thuốc đều để xa tầm với của trẻ
- Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý cho trẻ uống thuốc
- Để các loại hóa chất như nước tẩy rửa, xăng, thuốc trừ sâu…trong tủ có khóa
- Không đổ hoá chất ra các bình chứa khác như chai nước suối, ly uống nước…
Trên đây là những điều hoàn toàn có thể xảy ra trong cuộc sống thường ngày và nếu chúng ta cẩn thận phòng tránh thì chắc chắn bé yêu của các bạn sẽ luôn được bao bọc trong một tổ ấm thực sự an toàn.