Theo một báo cáo của chính phủ Nhật, số người già của nước này đã đạt mức kỷ lục, hơn 27 triệu người vào năm 2007, đây là một cảnh báo mới nhất về cuộc khủng hoảng tiền lương hưu khi Nhật Bản ngày càng nhanh chóng già hóa.
Sự già hóa dân số càng tạo sức ép lớn với Nhật trong chi trả lương hưu và tìm kiếm lực lượng lao động (Ảnh MWCnews) Báo cáo thường niên do Văn phòng Nội các đưa ra cho thấy, số người Nhật ở độ tuổi 65 trở lên chiếm 21,5% dân số trong năm ngoái, số người trên 75 tuổi chiếm gần 10%.
"Chúng ta đã trở thành một xã hội hoàn toàn già hóa’’, báo cáo nhấn mạnh. "Tốc độ già hóa dân số đã đạt mức cao nhất (trong các nước tiên tiến) vào thời điểm đầu thế kỷ 21, và có lẽ, chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn mà chưa từng có quốc gia nào trên thế giới trải qua’’.
Dân số Nhật Bản đạt đỉnh ở mức xấp xỉ 128 triệu người năm 2005 và bắt đầu giảm dần do tỉ lệ sinh sụt giảm, trong khi tuổi thọ gia tăng khiến dân số già tăng mạnh. Đầu tháng này, chính phủ Nhật thông báo, số trẻ em đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1908.
Báo cáo dân số mới của chính phủ đã phác họa ra bức tranh tồi tệ ở Nhật vào những năm 2050: 1/4 tổng dân số (chưa đầy 90 triệu người) ở độ tuổi 75 trở lên, 40% ở độ tuổi 65 trở lên. Trong khi đó, dự báo của LHQ vào năm 2050 có khoảng 16,2% dân số thế giới ở độ tuổi 65 trở lên.
Thêm vào đó, tuổi thọ của người Nhật ngày một cao. Vào năm 2050, phụ nữ Nhật trung bình sống khoảng 90 năm, nam giới sẽ sống trung bình gần 84 năm. Con số này ở hiện tại là 86 năm với nữ giới và 79 năm với nam giới.
Sự thay đổi nhân khẩu học do sụt giảm tỉ lệ sinh, tuổi thọ tăng cao sẽ tạo sức ép ngày càng lớn đối với các dịch vụ công, và gây ra tình trạng thiếu lao động. Năm 2005, cứ 3,3 lao động ở Nhật ’’gánh’’ lương hưu cho một người về hưu, thì năm 2050, chỉ 1,3 lao động phải gánh một người già.
Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Nhật đã thực hiện nhiều chương trình trong đó có cả việc tăng cường thuê người về hưu làm việc. Tuổi về hưu cũng được mở rộng thành 65 tuổi (thay vì 60), và hiện nay, Nhật còn thúc giục các công ty gia tăng hơn nữa độ tuổi cho người về hưu lên 70 tuổi. Tokyo còn giới thiệu hệ thống bảo hiểm sức khỏe mới vào tháng 4 để chia sẻ với gánh nặng chăm sóc y tế cho những người từ 75 tuổi trở lên.
Hơn 60% người có tuổi ở thành thị của Nhật cho rằng, họ vẫn khỏe mạnh, nhưng cũng có tới gần 60% trong số họ đến bệnh viện hàng ngày. Số người ốm bệnh nằm liệt giường cũng tăng vọt.
Theo AP/VNN
"Chúng ta đã trở thành một xã hội hoàn toàn già hóa’’, báo cáo nhấn mạnh. "Tốc độ già hóa dân số đã đạt mức cao nhất (trong các nước tiên tiến) vào thời điểm đầu thế kỷ 21, và có lẽ, chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn mà chưa từng có quốc gia nào trên thế giới trải qua’’.
Dân số Nhật Bản đạt đỉnh ở mức xấp xỉ 128 triệu người năm 2005 và bắt đầu giảm dần do tỉ lệ sinh sụt giảm, trong khi tuổi thọ gia tăng khiến dân số già tăng mạnh. Đầu tháng này, chính phủ Nhật thông báo, số trẻ em đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1908.
Báo cáo dân số mới của chính phủ đã phác họa ra bức tranh tồi tệ ở Nhật vào những năm 2050: 1/4 tổng dân số (chưa đầy 90 triệu người) ở độ tuổi 75 trở lên, 40% ở độ tuổi 65 trở lên. Trong khi đó, dự báo của LHQ vào năm 2050 có khoảng 16,2% dân số thế giới ở độ tuổi 65 trở lên.
Thêm vào đó, tuổi thọ của người Nhật ngày một cao. Vào năm 2050, phụ nữ Nhật trung bình sống khoảng 90 năm, nam giới sẽ sống trung bình gần 84 năm. Con số này ở hiện tại là 86 năm với nữ giới và 79 năm với nam giới.
Sự thay đổi nhân khẩu học do sụt giảm tỉ lệ sinh, tuổi thọ tăng cao sẽ tạo sức ép ngày càng lớn đối với các dịch vụ công, và gây ra tình trạng thiếu lao động. Năm 2005, cứ 3,3 lao động ở Nhật ’’gánh’’ lương hưu cho một người về hưu, thì năm 2050, chỉ 1,3 lao động phải gánh một người già.
Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Nhật đã thực hiện nhiều chương trình trong đó có cả việc tăng cường thuê người về hưu làm việc. Tuổi về hưu cũng được mở rộng thành 65 tuổi (thay vì 60), và hiện nay, Nhật còn thúc giục các công ty gia tăng hơn nữa độ tuổi cho người về hưu lên 70 tuổi. Tokyo còn giới thiệu hệ thống bảo hiểm sức khỏe mới vào tháng 4 để chia sẻ với gánh nặng chăm sóc y tế cho những người từ 75 tuổi trở lên.
Hơn 60% người có tuổi ở thành thị của Nhật cho rằng, họ vẫn khỏe mạnh, nhưng cũng có tới gần 60% trong số họ đến bệnh viện hàng ngày. Số người ốm bệnh nằm liệt giường cũng tăng vọt.
Theo AP/VNN