T
T$
Guest
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, hiện nay, MobiFone đã hoàn thành việc định giá doanh nghiệp và xây dựng phương án cổ phần hóa.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2016 của MobiFone, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015 của MobiFone là thực hiện cổ phần hóa. MobiFone đã tích cực triển khai tiến độ cổ phần hóa và tuân thủ đúng phát luật của nhà nước nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, cho doanh nghiệp, người lao động và hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ.
“Mặc dù còn nhiều chính sách mới tác động đến việc cổ phần hóa, nhưng MobiFone đã phối hợp với các đơn vị tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp. Đến nay, MobiFone đã hoàn thành việc định giá doanh nghiệp và xây dựng phương án cổ phần hóa. Bộ TT&TT sẽ báo cáo Chính phủ phương án cổ phần hóa MobiFone trong những ngày tới”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh, mục tiêu cổ phần hóa là để MobiFone phát triển mạnh hơn. Năm 2016 MobiFone phải chủ động triển khai tiến trình cổ phần hóa sau khi được Chính phủ phê duyệt.
Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của MobiFone trong năm 2016 là cổ phần hóa, tuy nhiên đây là nhiệm vụ nặng nề và nhiều thách thức.
Trước đó, ông Lê Nam Trà cho biết, để cổ phần hóa, MobiFone đã ký hợp đồng với Công ty Chứng khoán Bản Việt để tư vấn định giá và chuẩn bị cho IPO. Trước đó, MobiFone đã làm việc với đơn vị tư vấn trước đây là Credit Suisse - Thuỵ Sỹ để tiếp tục tư vấn cổ phần hóa cho MobiFone. Tuy nhiên, mức phí tư vấn để tiến hành cổ phần hóa quá cao nên việc thương thảo với Credit Suisse đã không thành.
“Sau khi thương thảo với Credit Suisse đã không thành, chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn Công ty Chứng khoán Bản Việt tư vấn cổ phần hóa MobiFone. Công ty Chứng khoán Bản Việt không phải là lần đầu tiên tham gia tư vấn cố phần hóa MobiFone, công ty này đã là đối tác bản địa của Credit Suisse, trong quá trình tiến hành tư vấn cổ phần hóa cho MobiFone” - ông Lê Nam Trà nói.
Bình luận về vấn đề cổ phần hóa MobiFone, ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT (nay là Bộ TT&TT) cho biết: “Thị trường viễn thông của chúng ta cạnh tranh và người dân được nhờ. Thế nhưng, về nguyên tắc mà nói thì không nên tổ chức các đơn vị cạnh tranh trong một chủ sở hữu. Nói nôm na là cạnh tranh của Việt Nam như ông bố cho 3 con ra ở riêng.
Thậm chí, 3 đứa con ra ở riêng nếu hoàn toàn tự chủ về tài chính thì khác, bố không can thiệp vào tài sản của con nếu cạnh tranh. Đằng này ông bố của chúng ta lại vẫn can thiệp, vẫn làm chủ khối tài sản, vẫn là chủ sở hữu của cả 3 đứa con, vì vậy thị trường chỉ có doanh nghiệp Nhà nước, 1 chủ sở hữu nên phải nói là chưa hoàn chỉnh, cạnh tranh chưa hoàn chỉnh”.
“Thị trường viễn thông Việt Nam tuy phát triển tốt, nhưng vẫn có những trì trệ nhất định, vẫn có những cái chưa được minh bạch và có những cái chưa được phát huy tối đa. Trong khi đó chúng ta cần phát huy tối đa nguồn lực của xã hội để đầu tư như nguồn lực tài chính lẫn nguồn lực trí tuệ. Cho nên trong quá trình phát triển và trong Luật Viễn thông ghi rõ khuyến khích các thành phần tham gia vào lĩnh vực viễn thông, Internet, nhưng cho đến nay chưa triển khai được bao nhiêu.
Thế nhưng, nếu để các công ty vốn ít, năng lực không có mà tham gia vào thị trường thì cũng rất khó cạnh tranh. Cho nên phải là những công ty mạnh, mà muốn có những công ty mạnh tham gia vào thị trường thì cách tốt nhất là cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước hiện có. Cũng chính vì vậy mà từ năm 2006 đã có đề án cổ phần hóa MobiFone, nằm trong đề án tái cơ cấu hoàn thiện. Đấy là một chủ trương hoàn toàn đúng.
Tôi cho rằng việc cổ phần hóa MobiFone phải quyết liệt để trong vòng 2 năm, MobiFone hoàn chỉnh như một công ty cổ phần, tôi cho cái đấy sẽ rất lợi cho thị trường viễn thông, nâng cao hiệu quả đầu tư, tận dụng hết nguồn lực và trí tuệ của nhà nước và xã hội”, ông Mai Liêm Trực khẳng định.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2016 của MobiFone, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015 của MobiFone là thực hiện cổ phần hóa. MobiFone đã tích cực triển khai tiến độ cổ phần hóa và tuân thủ đúng phát luật của nhà nước nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, cho doanh nghiệp, người lao động và hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ.
“Mặc dù còn nhiều chính sách mới tác động đến việc cổ phần hóa, nhưng MobiFone đã phối hợp với các đơn vị tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp. Đến nay, MobiFone đã hoàn thành việc định giá doanh nghiệp và xây dựng phương án cổ phần hóa. Bộ TT&TT sẽ báo cáo Chính phủ phương án cổ phần hóa MobiFone trong những ngày tới”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh, mục tiêu cổ phần hóa là để MobiFone phát triển mạnh hơn. Năm 2016 MobiFone phải chủ động triển khai tiến trình cổ phần hóa sau khi được Chính phủ phê duyệt.
|
Đã định xong giá trị doanh nghiệp của MobiFone |
Trước đó, ông Lê Nam Trà cho biết, để cổ phần hóa, MobiFone đã ký hợp đồng với Công ty Chứng khoán Bản Việt để tư vấn định giá và chuẩn bị cho IPO. Trước đó, MobiFone đã làm việc với đơn vị tư vấn trước đây là Credit Suisse - Thuỵ Sỹ để tiếp tục tư vấn cổ phần hóa cho MobiFone. Tuy nhiên, mức phí tư vấn để tiến hành cổ phần hóa quá cao nên việc thương thảo với Credit Suisse đã không thành.
“Sau khi thương thảo với Credit Suisse đã không thành, chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn Công ty Chứng khoán Bản Việt tư vấn cổ phần hóa MobiFone. Công ty Chứng khoán Bản Việt không phải là lần đầu tiên tham gia tư vấn cố phần hóa MobiFone, công ty này đã là đối tác bản địa của Credit Suisse, trong quá trình tiến hành tư vấn cổ phần hóa cho MobiFone” - ông Lê Nam Trà nói.
Bình luận về vấn đề cổ phần hóa MobiFone, ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT (nay là Bộ TT&TT) cho biết: “Thị trường viễn thông của chúng ta cạnh tranh và người dân được nhờ. Thế nhưng, về nguyên tắc mà nói thì không nên tổ chức các đơn vị cạnh tranh trong một chủ sở hữu. Nói nôm na là cạnh tranh của Việt Nam như ông bố cho 3 con ra ở riêng.
Thậm chí, 3 đứa con ra ở riêng nếu hoàn toàn tự chủ về tài chính thì khác, bố không can thiệp vào tài sản của con nếu cạnh tranh. Đằng này ông bố của chúng ta lại vẫn can thiệp, vẫn làm chủ khối tài sản, vẫn là chủ sở hữu của cả 3 đứa con, vì vậy thị trường chỉ có doanh nghiệp Nhà nước, 1 chủ sở hữu nên phải nói là chưa hoàn chỉnh, cạnh tranh chưa hoàn chỉnh”.
“Thị trường viễn thông Việt Nam tuy phát triển tốt, nhưng vẫn có những trì trệ nhất định, vẫn có những cái chưa được minh bạch và có những cái chưa được phát huy tối đa. Trong khi đó chúng ta cần phát huy tối đa nguồn lực của xã hội để đầu tư như nguồn lực tài chính lẫn nguồn lực trí tuệ. Cho nên trong quá trình phát triển và trong Luật Viễn thông ghi rõ khuyến khích các thành phần tham gia vào lĩnh vực viễn thông, Internet, nhưng cho đến nay chưa triển khai được bao nhiêu.
Thế nhưng, nếu để các công ty vốn ít, năng lực không có mà tham gia vào thị trường thì cũng rất khó cạnh tranh. Cho nên phải là những công ty mạnh, mà muốn có những công ty mạnh tham gia vào thị trường thì cách tốt nhất là cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước hiện có. Cũng chính vì vậy mà từ năm 2006 đã có đề án cổ phần hóa MobiFone, nằm trong đề án tái cơ cấu hoàn thiện. Đấy là một chủ trương hoàn toàn đúng.
Tôi cho rằng việc cổ phần hóa MobiFone phải quyết liệt để trong vòng 2 năm, MobiFone hoàn chỉnh như một công ty cổ phần, tôi cho cái đấy sẽ rất lợi cho thị trường viễn thông, nâng cao hiệu quả đầu tư, tận dụng hết nguồn lực và trí tuệ của nhà nước và xã hội”, ông Mai Liêm Trực khẳng định.