Nhìn lại, các lần Việt Nam đưa người đẹp đi thi đều theo cách: "Bạ đâu xâu đấy".
Đi theo những cuộc tranh tài của các người đẹp VN ở các cuộc thi sắc đẹp quốc tế là chiến dịch quảng bá thương hiệu của các công ty đào tạo người đẹp, thậm chí là cuộc chiến thương hiệu giữa các công ty cạnh tranh nhau ở thị trường trong nước.
Một vài năm trở lại đây, nhất là khi VN đăng cai một hai cuộc thi sắc đẹp quốc tế, công chúng trong nước bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các cuộc thi sắc đẹp. Từ đó, ngày càng nhiều đại diện VN tham gia tranh tài ở các đấu trường mang tính quốc tế: Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Trái đất, Nữ hoàng Du lịch quốc tế, Hoa hậu sắc đẹp quốc tế, Hoa hậu siêu lục địa,... Ở một mặt nào đó, điều này là tín hiệu tích cực và theo các công ty đào tạo người mẫu: "Xuất hiện với tần suất dày đặc ở các cuộc tranh tài quốc tế như hiện nay, sắc đẹp Việt sẽ được thế giới chú ý”.
Hoàng Yến tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2009
Đi thi theo ngẫu hứng
Dù năm nào cũng có đại diện tham gia dự thi các cuộc thi sắc đẹp trên thế giới nhưng nhan sắc Việt vẫn chưa có mặt trong top danh sách grand slam (hoa hậu của các giải thưởng lớn, được bình chọn bởi website chuyên thông tin về các cuộc thi sắc đẹp thế giới: Globalbeauties).
Tuy nhiên, thật khó gây được chú ý với dư luận quốc tế khi tên tuổi và hình ảnh của đại diện sắc đẹp VN ở các đấu trường sắc đẹp hàng đầu này cứ luẩn quẩn ở vòng ngoài, chưa làm nên bước đột phá nào đáng kể, kể cả việc giành được các giải phụ như nhiều người đẹp của các nước trong khu vực.
Cứ đến mùa thi là các đơn vị có chức năng chạy nháo nhào kiếm người. Năm nào có cuộc thi sắc đẹp toàn quốc thì chọn lấy những thí sinh đoạt danh hiệu hoa hậu, á hậu gửi đi thi. Còn năm nào không có cuộc thi, đơn vị cử người đi thi "túm" được người đẹp nào là đẩy người đó đi. Gần như không có thời gian tập luyện và chuẩn bị. Đặt mục tiêu chinh phục đấu trường sắc đẹp quốc tế nhưng VN không chịu đầu tư căn cơ, bài bản.
Vũ Hoàng Điệp đoạt ngôi vị Nữ hoàng sắc đẹp quốc tế 2009
Việc cử người đẹp đại diện gần như được phó mặc cho các công ty đào tạo người mẫu là chính. "Truyền thống" đưa người đẹp đi thi của VN là gần sát tới ngày thi mới lo chuẩn bị hành trang. Hoàng Yến được xem là người đẹp có nhiều thời gian chuẩn bị nhất cho cuộc tranh tài ở đấu trường sắc đẹp hàng đầu: 2 tháng. Chừng đó thời gian để tập luyện làm sao dám mơ được giải cao. Chưa kể, Hoàng Yến phải dành khá nhiều thời gian tham gia các hoạt động, chủ yếu là quảng bá thương hiệu cho đơn vị giữ bản quyền đưa cô đi tranh tài.
Cuộc chơi của các trung tâm đào tạo người mẫu
Các người đẹp VN bao giờ cũng được lên top đầu các người đẹp được khán giả bình chọn qua mạng, nhưng khi vào cuộc thi chính thức họ trở nên mờ nhạt và lọt thỏm trong rừng sắc đẹp đến từ các nước. Và tất nhiên, họ đều trở về tay trắng. Vậy sự có mặt của họ trong top 5 người đẹp được bầu chọn qua mạng có ý nghĩa gì? Thực ra đó là kết quả PR của các công ty người mẫu đưa thí sinh đi thi.
Việc bầu chọn của khán giả qua mạng không hạn chế đã giúp các công ty này thực hiện được mục đích của mình. Chủ yếu là họ nhắm vào sự quan tâm của dư luận trong nước để đánh bóng thương hiệu của mình. Thành tích của người đẹp Vũ Hoàng Điệp tại cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp quốc tế vừa qua hay Chung Thục Quyên tại cuộc thi Hoa hậu siêu lục địa 2009 chưa nổi trội nhưng những thông tin diễn biến về cuộc tranh tài của họ được cập nhật hằng ngày và bùng nổ trên các báo mạng.
Chung Thục Quyên lọt vào Top 15 Hoa hậu siêu lục địa 2009 cùng với hai giải phụ
Vì mục đích đó nên hiện nay, các công ty đào tạo người mẫu đẩy mạnh tìm kiếm các cuộc thi sắc đẹp qua internet, thông báo cử người đẹp của công ty đi thi trên phương tiện truyền thông trước khi xin giấy phép của cơ quan chức năng. Đi theo những cuộc tranh tài của các người đẹp VN ở các cuộc thi sắc đẹp quốc tế là chiến dịch quảng bá thương hiệu của các công ty đào tạo người đẹp, thậm chí là cuộc chiến thương hiệu giữa các công ty cạnh tranh nhau.
Theo NLĐ
Đi theo những cuộc tranh tài của các người đẹp VN ở các cuộc thi sắc đẹp quốc tế là chiến dịch quảng bá thương hiệu của các công ty đào tạo người đẹp, thậm chí là cuộc chiến thương hiệu giữa các công ty cạnh tranh nhau ở thị trường trong nước.
Một vài năm trở lại đây, nhất là khi VN đăng cai một hai cuộc thi sắc đẹp quốc tế, công chúng trong nước bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các cuộc thi sắc đẹp. Từ đó, ngày càng nhiều đại diện VN tham gia tranh tài ở các đấu trường mang tính quốc tế: Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Trái đất, Nữ hoàng Du lịch quốc tế, Hoa hậu sắc đẹp quốc tế, Hoa hậu siêu lục địa,... Ở một mặt nào đó, điều này là tín hiệu tích cực và theo các công ty đào tạo người mẫu: "Xuất hiện với tần suất dày đặc ở các cuộc tranh tài quốc tế như hiện nay, sắc đẹp Việt sẽ được thế giới chú ý”.

Hoàng Yến tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2009
Đi thi theo ngẫu hứng
Dù năm nào cũng có đại diện tham gia dự thi các cuộc thi sắc đẹp trên thế giới nhưng nhan sắc Việt vẫn chưa có mặt trong top danh sách grand slam (hoa hậu của các giải thưởng lớn, được bình chọn bởi website chuyên thông tin về các cuộc thi sắc đẹp thế giới: Globalbeauties).
Tuy nhiên, thật khó gây được chú ý với dư luận quốc tế khi tên tuổi và hình ảnh của đại diện sắc đẹp VN ở các đấu trường sắc đẹp hàng đầu này cứ luẩn quẩn ở vòng ngoài, chưa làm nên bước đột phá nào đáng kể, kể cả việc giành được các giải phụ như nhiều người đẹp của các nước trong khu vực.
Cứ đến mùa thi là các đơn vị có chức năng chạy nháo nhào kiếm người. Năm nào có cuộc thi sắc đẹp toàn quốc thì chọn lấy những thí sinh đoạt danh hiệu hoa hậu, á hậu gửi đi thi. Còn năm nào không có cuộc thi, đơn vị cử người đi thi "túm" được người đẹp nào là đẩy người đó đi. Gần như không có thời gian tập luyện và chuẩn bị. Đặt mục tiêu chinh phục đấu trường sắc đẹp quốc tế nhưng VN không chịu đầu tư căn cơ, bài bản.

Vũ Hoàng Điệp đoạt ngôi vị Nữ hoàng sắc đẹp quốc tế 2009
Việc cử người đẹp đại diện gần như được phó mặc cho các công ty đào tạo người mẫu là chính. "Truyền thống" đưa người đẹp đi thi của VN là gần sát tới ngày thi mới lo chuẩn bị hành trang. Hoàng Yến được xem là người đẹp có nhiều thời gian chuẩn bị nhất cho cuộc tranh tài ở đấu trường sắc đẹp hàng đầu: 2 tháng. Chừng đó thời gian để tập luyện làm sao dám mơ được giải cao. Chưa kể, Hoàng Yến phải dành khá nhiều thời gian tham gia các hoạt động, chủ yếu là quảng bá thương hiệu cho đơn vị giữ bản quyền đưa cô đi tranh tài.
Cuộc chơi của các trung tâm đào tạo người mẫu
Các người đẹp VN bao giờ cũng được lên top đầu các người đẹp được khán giả bình chọn qua mạng, nhưng khi vào cuộc thi chính thức họ trở nên mờ nhạt và lọt thỏm trong rừng sắc đẹp đến từ các nước. Và tất nhiên, họ đều trở về tay trắng. Vậy sự có mặt của họ trong top 5 người đẹp được bầu chọn qua mạng có ý nghĩa gì? Thực ra đó là kết quả PR của các công ty người mẫu đưa thí sinh đi thi.
Việc bầu chọn của khán giả qua mạng không hạn chế đã giúp các công ty này thực hiện được mục đích của mình. Chủ yếu là họ nhắm vào sự quan tâm của dư luận trong nước để đánh bóng thương hiệu của mình. Thành tích của người đẹp Vũ Hoàng Điệp tại cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp quốc tế vừa qua hay Chung Thục Quyên tại cuộc thi Hoa hậu siêu lục địa 2009 chưa nổi trội nhưng những thông tin diễn biến về cuộc tranh tài của họ được cập nhật hằng ngày và bùng nổ trên các báo mạng.

Chung Thục Quyên lọt vào Top 15 Hoa hậu siêu lục địa 2009 cùng với hai giải phụ
Vì mục đích đó nên hiện nay, các công ty đào tạo người mẫu đẩy mạnh tìm kiếm các cuộc thi sắc đẹp qua internet, thông báo cử người đẹp của công ty đi thi trên phương tiện truyền thông trước khi xin giấy phép của cơ quan chức năng. Đi theo những cuộc tranh tài của các người đẹp VN ở các cuộc thi sắc đẹp quốc tế là chiến dịch quảng bá thương hiệu của các công ty đào tạo người đẹp, thậm chí là cuộc chiến thương hiệu giữa các công ty cạnh tranh nhau.
Theo NLĐ