[h=2]Từng có người phải trả giá đắt vì tự ý tẩy nốt ruồi hoặc tẩy nốt ruồi ở những nơi không uy tín. Vậy mà hiện nay vẫn có người tìm đến phương pháp tẩy nốt ruồi này để lãnh hậu quả bất chấp các cảnh báo.[/h]
Không khó khăn tìm mua một lọ thuốc tẩy nốt ruồi ở các cửa tiệm mỹ phẩm chuyên dành cho tóc. Giá của sản phẩm này rất rẻ, chỉ dao động 10.000-20.000 đồng/lọ dung dịch bằng nhựa chừng 5ml (theo những người bán là có thể tẩy được hàng chục nốt ruồi to nhỏ khác nhau).
Ngoài ra, ở nhiều cửa tiệm gội đầu, làm tóc khác cũng có dịch vụ tẩy nốt ruồi bằng thuốc với giá rất rẻ, chỉ 10.000-50.000 đồng tùy độ to nhỏ của nốt ruồi cần tẩy.
Ông Nguyễn Tấn Sĩ trước và sau khi tẩy nốt ruồi trên hốc mũi - Ảnh: N.HẬU
Sự biến dạng đau lòng
Tại một cửa tiệm làm tóc thời trang trên phố Nguyễn An Ninh, Q.Hoàng Mai, Hà Nội, bà chủ quán đưa ra một lọ dung dịch trong suốt nhỏ chỉ bằng chai thuốc nhỏ mắt và giới thiệu là thuốc tẩy nốt ruồi. Khi được hỏi về phương pháp tẩy thuốc, bà cởi mở cho biết thủ thuật tẩy nốt ruồi khá đơn giản, đối với nốt ruồi nhỏ, mờ, hoặc có chân nông chỉ cần lấy lượng thuốc nhỏ bằng đầu tăm chấm lên nốt ruồi là xong.
Còn với nốt ruồi lớn có chân sâu hơn phải dùng đến kim chọc vào xung quanh nốt ruồi, sau đó bôi thuốc để thuốc ngấm vào tận “chân” làm nốt ruồi không thể mọc lại.
Vậy mà không ít người tiền mất tật mang do tẩy nốt ruồi. Bà Nguyễn Thị Hằng, 49 tuổi ở Kiến An, Hải Phòng, bị bỏng toàn bộ khuôn mặt do sử dụng nhầm thuốc tẩy nốt ruồi để trị ngứa.
Sau chín tháng sống trong đau khổ, tự ti với khuôn mặt bị biến dạng, đầy những vết sẹo bỏng chằng chịt, mới đây bà Hằng được các bác sĩ khoa phẫu thuật tạo hình Viện Bỏng quốc gia phẫu thuật thành công trả lại cho bà khuôn mặt gần như nguyên dạng.
Tuy nhiên, không được may mắn như bà Hằng, có người phải mang thương tật suốt đời từ việc sử dụng các loại thuốc tẩy nốt ruồi thiếu an toàn.
Trường hợp ông Nguyễn Tấn Sĩ (49 tuổi, ở Tây Ninh) là một ví dụ đau lòng. Do phá nốt ruồi mà cả gương mặt ông bị hủy hoại gần hết: toàn bộ phần mũi, hàm trên, gò má và cả hai con mắt không còn. Phần mũi, hàm trên biến thành một hốc sâu hoắm không ngừng rỉ máu.
Từ năm 2002, sau khi ly dị vợ, trong các lần đi nhậu một số người bạn góp ý là nên phá nốt ruồi (chỉ bằng khoảng móng tay nằm trên phần xương hốc mũi) vì nốt ruồi này không tốt.
Nghe khích lệ của nhiều người, sau một chầu nhậu sương sương, ông Sĩ vào một tiệm hớt tóc để tẩy nốt ruồi. Người thợ hớt tóc dùng axít hay chất gì đó chấm xung quanh và lể nốt ruồi của ông.
Tuy nhiên vết thương chỗ nốt ruồi không lành, ngày càng lở loét. Khoảng hai năm sau, khi toàn bộ phần da thịt xung quanh vết thương và mũi bị hoại tử, ông mới đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh để khám.
Bác sĩ cho biết vết thương bị hoại tử đang lan nhanh trên gương mặt và viết giấy giới thiệu đề nghị ông đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để chữa trị. Nhưng khi nghe nói để trị hết bệnh thì mất đến khoảng 40 triệu đồng, ông Sĩ đành phó mặc cho vết thương ngày càng lan ra.
Nguy hại
PGS.TS Vũ Quang Vinh, khoa phẫu thuật tạo hình Viện Bỏng Quốc gia, cho biết các loại thuốc tẩy nốt ruồi được bán tự do trên thị trường hiện nay thật ra là một loại axít.
Ngoài ra, ở những sản phẩm tẩy trắng da hay nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp khác người ta cũng sử dụng axít được pha loãng với một tỉ lệ nhất định, các loại axít này khi được bôi vào da sẽ làm bào mòn lớp biểu bì bên ngoài, gây ảo giác trắng da, mịn da...
Thuốc tẩy nốt ruồi có hoạt động tương tự, tuy nhiên để triệt phá những nốt ruồi lớn, có chân rất sâu phía trong da, trước khi bôi thuốc người ta thường lấy kim chọc sâu vào nốt ruồi tạo thành những vết hở nhỏ với mục đích làm thuốc ngấm sâu vào chân nốt ruồi, từ đó loại bỏ nốt ruồi.
Điều này rất nguy hại vì không những xảy ra nhiễm trùng mà còn khiến axít tăng thêm cơ hội tàn phá khi tiếp xúc trực tiếp với những lớp da ở phía trong. Ông Vinh nói thêm axít có mức độ tàn phá rất ghê gớm, không giống bỏng nhiệt độ cao như bỏng nước, bỏng mỡ, axít ngày càng ăn sâu vào vùng da thịt phía trong và suốt một thời gian rất dài.
TS Trần Văn Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư, cho biết hầu hết nốt ruồi trên cơ thể là lành tính, không gây hại, nhưng cũng có những nốt ruồi là u hắc tố ác tính (hay còn gọi là ung thư hắc tố). Khi các u hắc tố này bị tác động bằng các biện pháp tẩy nốt ruồi như dùng thuốc, đốt điện, tẩy laser thì sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển nhanh, xâm lấn và di căn đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Cần chú ý đến những nốt ruồi có biểu hiện dị dạng như sần sùi, màu sắc không đều, nổi gờ, ngứa... vì có thể đây là u hắc tố. Tuy nhiên, việc phân biệt đâu là nốt ruồi lành, ác thường không chính xác khi quan sát bằng mắt thường mà phải cần đến các xét nghiệm, giải phẫu cụ thể...
Theo Tuổi Trẻ
Không khó khăn tìm mua một lọ thuốc tẩy nốt ruồi ở các cửa tiệm mỹ phẩm chuyên dành cho tóc. Giá của sản phẩm này rất rẻ, chỉ dao động 10.000-20.000 đồng/lọ dung dịch bằng nhựa chừng 5ml (theo những người bán là có thể tẩy được hàng chục nốt ruồi to nhỏ khác nhau).
Ngoài ra, ở nhiều cửa tiệm gội đầu, làm tóc khác cũng có dịch vụ tẩy nốt ruồi bằng thuốc với giá rất rẻ, chỉ 10.000-50.000 đồng tùy độ to nhỏ của nốt ruồi cần tẩy.
Ông Nguyễn Tấn Sĩ trước và sau khi tẩy nốt ruồi trên hốc mũi - Ảnh: N.HẬU
Sự biến dạng đau lòng
Tại một cửa tiệm làm tóc thời trang trên phố Nguyễn An Ninh, Q.Hoàng Mai, Hà Nội, bà chủ quán đưa ra một lọ dung dịch trong suốt nhỏ chỉ bằng chai thuốc nhỏ mắt và giới thiệu là thuốc tẩy nốt ruồi. Khi được hỏi về phương pháp tẩy thuốc, bà cởi mở cho biết thủ thuật tẩy nốt ruồi khá đơn giản, đối với nốt ruồi nhỏ, mờ, hoặc có chân nông chỉ cần lấy lượng thuốc nhỏ bằng đầu tăm chấm lên nốt ruồi là xong.
Còn với nốt ruồi lớn có chân sâu hơn phải dùng đến kim chọc vào xung quanh nốt ruồi, sau đó bôi thuốc để thuốc ngấm vào tận “chân” làm nốt ruồi không thể mọc lại.
Vậy mà không ít người tiền mất tật mang do tẩy nốt ruồi. Bà Nguyễn Thị Hằng, 49 tuổi ở Kiến An, Hải Phòng, bị bỏng toàn bộ khuôn mặt do sử dụng nhầm thuốc tẩy nốt ruồi để trị ngứa.
Sau chín tháng sống trong đau khổ, tự ti với khuôn mặt bị biến dạng, đầy những vết sẹo bỏng chằng chịt, mới đây bà Hằng được các bác sĩ khoa phẫu thuật tạo hình Viện Bỏng quốc gia phẫu thuật thành công trả lại cho bà khuôn mặt gần như nguyên dạng.
Tuy nhiên, không được may mắn như bà Hằng, có người phải mang thương tật suốt đời từ việc sử dụng các loại thuốc tẩy nốt ruồi thiếu an toàn.
Trường hợp ông Nguyễn Tấn Sĩ (49 tuổi, ở Tây Ninh) là một ví dụ đau lòng. Do phá nốt ruồi mà cả gương mặt ông bị hủy hoại gần hết: toàn bộ phần mũi, hàm trên, gò má và cả hai con mắt không còn. Phần mũi, hàm trên biến thành một hốc sâu hoắm không ngừng rỉ máu.
Từ năm 2002, sau khi ly dị vợ, trong các lần đi nhậu một số người bạn góp ý là nên phá nốt ruồi (chỉ bằng khoảng móng tay nằm trên phần xương hốc mũi) vì nốt ruồi này không tốt.
Nghe khích lệ của nhiều người, sau một chầu nhậu sương sương, ông Sĩ vào một tiệm hớt tóc để tẩy nốt ruồi. Người thợ hớt tóc dùng axít hay chất gì đó chấm xung quanh và lể nốt ruồi của ông.
Tuy nhiên vết thương chỗ nốt ruồi không lành, ngày càng lở loét. Khoảng hai năm sau, khi toàn bộ phần da thịt xung quanh vết thương và mũi bị hoại tử, ông mới đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh để khám.
Bác sĩ cho biết vết thương bị hoại tử đang lan nhanh trên gương mặt và viết giấy giới thiệu đề nghị ông đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để chữa trị. Nhưng khi nghe nói để trị hết bệnh thì mất đến khoảng 40 triệu đồng, ông Sĩ đành phó mặc cho vết thương ngày càng lan ra.
Nguy hại
PGS.TS Vũ Quang Vinh, khoa phẫu thuật tạo hình Viện Bỏng Quốc gia, cho biết các loại thuốc tẩy nốt ruồi được bán tự do trên thị trường hiện nay thật ra là một loại axít.
Ngoài ra, ở những sản phẩm tẩy trắng da hay nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp khác người ta cũng sử dụng axít được pha loãng với một tỉ lệ nhất định, các loại axít này khi được bôi vào da sẽ làm bào mòn lớp biểu bì bên ngoài, gây ảo giác trắng da, mịn da...
Thuốc tẩy nốt ruồi có hoạt động tương tự, tuy nhiên để triệt phá những nốt ruồi lớn, có chân rất sâu phía trong da, trước khi bôi thuốc người ta thường lấy kim chọc sâu vào nốt ruồi tạo thành những vết hở nhỏ với mục đích làm thuốc ngấm sâu vào chân nốt ruồi, từ đó loại bỏ nốt ruồi.
Điều này rất nguy hại vì không những xảy ra nhiễm trùng mà còn khiến axít tăng thêm cơ hội tàn phá khi tiếp xúc trực tiếp với những lớp da ở phía trong. Ông Vinh nói thêm axít có mức độ tàn phá rất ghê gớm, không giống bỏng nhiệt độ cao như bỏng nước, bỏng mỡ, axít ngày càng ăn sâu vào vùng da thịt phía trong và suốt một thời gian rất dài.
TS Trần Văn Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư, cho biết hầu hết nốt ruồi trên cơ thể là lành tính, không gây hại, nhưng cũng có những nốt ruồi là u hắc tố ác tính (hay còn gọi là ung thư hắc tố). Khi các u hắc tố này bị tác động bằng các biện pháp tẩy nốt ruồi như dùng thuốc, đốt điện, tẩy laser thì sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển nhanh, xâm lấn và di căn đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Cần chú ý đến những nốt ruồi có biểu hiện dị dạng như sần sùi, màu sắc không đều, nổi gờ, ngứa... vì có thể đây là u hắc tố. Tuy nhiên, việc phân biệt đâu là nốt ruồi lành, ác thường không chính xác khi quan sát bằng mắt thường mà phải cần đến các xét nghiệm, giải phẫu cụ thể...
Theo Tuổi Trẻ