Thập niên đầu tiên của thế kỉ 21 đã gần trôi qua, thế giới quần vợt muôn màu ghi nhận những sự dấu ấn nổi bật mà trong đó người Nga giữ một trí quan trọng.
11 năm đầu tính từ thời điểm năm 2000 cho đến năm 2010 quần vợt Nga có những bước thăng tiến quan trọng và thậm chí đã có được những thành công rực rỡ mà trước đây vào những năm cuối thế kỉ 20 có mấy ai nghĩ được những thành tích rực rỡ ở đấu trường Grand Slam, nơi người Nga đã có 4 nhà vô địch gồm cựu số 1 thế giới Marat Safin ở nội dung đơn nam và 3 cô gái đến từ xứ sở bạch dương trong đó có búp bê xinh đẹp người Nga Maria Sharapova và những người đồng hương Svetlana Kuznetsova cùng tay vợt kì cựu đã giải nghệ Anastasia Myskina. 11 năm để rồi nhìn lại một trong những nền quần vợt hàng đầu thế giới. Người Nga có quyền tự hào và hướng đến một tương lai sáng lạ cho nền quần vợt mới nổi đến từ xứ sở bạch dương.
Marat Safin và chức vô địch Mỹ mở rộng 2000
Đấu trường Grand Slam – Những thành công ấn tượng
Grand Slam giải đấu danh giá hàng năm của liên đoàn quần vợt thế giới dành cho những tay vợt hàng đầu luôn là đấu trường khốc liệt và đòi hỏi tính cạnh tranh. Không nhiều người nghĩ tới những nhà vô địch Grand Slam hay thậm chí là những chung kết nội bộ của hai tay vợt cùng quốc gia cho người Nga, nhưng đó lại là điều mà sau này họ làm được và thậm chí lặp đi lặp lại trong những năm nhất định. Tính cho đến năm 2010 nước Nga đã vinh dự góp mặt 7 cái tên trong những trận chung kết Grand Slam và họ có 4 nhà vô địch gồm 1 tay vợt nam và 3 tay vợt nữ. Họ cũng từng tạo nên 3 trận chung kết Grand Slam toàn Nga vào các năm 2004, 2009 ở Roland Garros và 2004 ở Mỹ mở rộng. 4 nhà vô địch Grand Slam của xứ sở bạch dương sở hữu 8 chiếc cúp danh giá gồm chia đều ở tất cả các giải Grand Slam. Nói về quần vợt đơn nam nước Nga người ta nhắc đến cái tên quen thuộc Marat Safin nhà vô địch Grand Slam Mỹ mở rộng năm 2000 và cả chiến tích tại Úc mở rộng năm 2005, còn ở nữ họ có 3 cái tên từng bước lên bục vinh quang gồm có Myskina tại Roland Garros năm 2004, Kuznetsova tại Mỹ mở rộng năm 2004 và Roland Garros năm 2009 và tay vợt người Nga sở hữu nhiều danh hiệu Grand Slam nhất của quần vợt Nga mang cái tên Maria Sharapova là nhà vô địch của Úc mở rộng năm 2008, Wimbledon năm 2004 và Mỹ mở rộng năm 2006. Đó là tất cả những chiến tích “Grand Slam” của các tay vợt Nga làm được trong 11 năm đầu tiên của thập niên đầu thế kỉ 21. Những con số ấn tượng cho thấy sự tiến bộ vượt bậc ngoài dự đoán của giới chuyên môn về các tay vợt Nga, họ đã làm nên lịch sử cho quần vợt Nga để rồi nước Nga giờ đây có thể sánh vai về mặt thành tích Grand Slam với các cường quốc quần vợt hiện tại như Mỹ và Bỉ.
Chung kết Grand Slam toàn Nga
Lịch sử quần vợt thế giới trong kỉ nguyên mở rộng luôn gần đúng với chân lý số 1 thế giới xác suất rất cao là nhà vô địch Grand Slam, ngoại trừ trường hợp của Marcelo Rios tay vợt nam người Chile cùng những “nữ hoàng không ngai” một thời ở nội dung nữ như Jelena Jankovic, Dinara Safina cùng cái tên trẻ trung đang nắm giữ vị trí số 1 đơn nữ tay vợt xinh đẹp người Đan Mạch Caroline Wozniacki. Tính cho đến năm 2010 thì có chỉ có 4 cái tên nằm ngoài quy luật đó. Quần vợt Nga cũng góp mặt 3 cựu số 1 thế giới. Marat Safin lên ngôi số 1 thế giới đơn nam vào ngày 20 tháng 11 năm 2000, 5 năm sau đến lượt Maria Sharapova tái lập thành tích của người đồng hương vào ngày 22 tháng 8 năm 2005 và cuối cùng là cái tên “nữ hoàng không ngai” một thời của làng quần vợt nữ Dinara Safina lên ngôi vào ngày 20 tháng 4 năm 2009. 3 cái tên và 2 trong đó là những nhà vô địch mang đẳng cấp Grand Slam, quần vợt nước Nga đóng góp thêm những tay vợt số 1 thế giới cho lịch sử quần vợt 11 năm thập niên đầu thế kỉ 21. Họ có quyền tự hào với những tay vợt từng ngự trị ở ngôi hoàng ở quần vợt nam và nữ. Quần vợt Nga có cả số 1 thế giới ở cả nam và nữ, một thành tích mà 11 năm đầu thế kỉ 21 chỉ có Mỹ làm được điều tương tự.
Giải đấu đồng đội – Người Nga và những thành công đầu tiên
Với một lực lượng hùng hậu các tay vợt nằm trong top 100 quần vợt đồng đội Nga từ chỗ không có những thành tích đã bắt đầu bay cao tại các giải đấu đồng đội tầm cỡ như Davis Cup dành cho nam và Fed Cup dành cho nữ. Những nhà vô địch Grand Slam như Marat Safin từng là người hùng đưa nước Nga lên ngôi Davis Cup các năm 2002 và 2006 và đó cũng là những thành công đầu tiên của quần vợt nam nước Nga tại đấu trường Davis Cup. Các cô gái người Nga thậm chí còn làm tốt hơn, với một lực lượng đồng đều họ đã đưa nước Nga lên ngôi trong 4 năm 2004, 2005, 2007, 2008. Và thật đáng tự hào hơn khi nước Nga có thành tích đồng đều hàng đầu ở cả Davis Cup và Fed Cup trong 11 năm đầu thế kỉ 21, thậm chí thành tích của người Nga tại Davis Cup còn vượt lên trên cả Mỹ, Australia và sánh ngang với cả cường quốc quần vợt hiện tại mang cái tên Tây Ban Nha. Các cô gái xứ sở bạch dương còn tuyệt vời hơn khi họ là đội tuyển có số lần đăng quang nhiều nhất trong 11 năm trở lại đây vượt lên trên cả Mỹ chỉ vẻn vẹn 1 lần và Ý với 3 lần vô địch. Từ Grand Slam mang đến những nhà vô địch người Nga giờ đây lại bước lên bục cao nhất của đấu trường đồng đội danh giá tầm cỡ như Davis Cup và Fed Cup.
ĐT Nga đã 4 lần vô địch Fed Cup
Top 100 – Sự thống trị của những cô gái Nga
Những thành công vang dội của quần vợt Nga tại các đấu trường đồng đội như một kết quả chứng minh của vị thế nước Nga trên bảng xếp hạng quần vợt thế giới. Tính cho đến năm 2010 hiện tại trong top 100 các tay vợt nữ của bảng xếp hạng WTA quần vợt Nga có tới 15 đại diện (không tính Dementieva do tay vợt này tuyên bố giải nghệ năm 2010) chiếm tới 15% tổng số các tay vợt, nước Nga luôn đứng vị trí số 1 về số lượng các tay vợt nữ nằm trong top 100 thậm chí là top 20 gồm nhiều cái tên. Điều đáng nói hơn là sự trỗi dậy của quần vợt Nga đã giúp xứ sở bạch dương vượt mặt cường quốc quần vợt hàng đầu thế giới mang tên Hoa Kì, nước Mỹ chỉ có vẻn vẹn 7 tay vợt trong top 100. Đó chỉ là về mặt số lượng, về mặt chất lượng của các tay vợt nước Nga cũng giữ vị trí số 1 làng quần vợt nữ, họ có tới 14 trên tổng số 15 tay vợt còn nằm ở độ tuổi từ 20-26 tuổi, tức một độ tuổi trẻ trung và theo đánh giá của các chuyên môn đây được xem là giai đoạn phát triển sự nghiệp của các tay vợt thi đấu chuyên nghiệp đỉnh cao. Điều đó thể hiện chiều sâu của quần vợt nữ Nga, một dấu hiệu vui, một tín hiệu đáng mừng cho một trong những nền quần vợt hàng đầu thế giới ở thời điểm hiện tại. Khép lại 11 năm đầu thế kỉ 21 quần vợt Nga đã có cho riêng mình những thành tích đáng để tự hào để bắt đầu xây dựng một truyền thống cho riêng mình và cũng để hướng đến những thành công mới trong những năm 2011 và xa hơn nữa.


Hoàng Vũ
(theo 24h)
11 năm đầu tính từ thời điểm năm 2000 cho đến năm 2010 quần vợt Nga có những bước thăng tiến quan trọng và thậm chí đã có được những thành công rực rỡ mà trước đây vào những năm cuối thế kỉ 20 có mấy ai nghĩ được những thành tích rực rỡ ở đấu trường Grand Slam, nơi người Nga đã có 4 nhà vô địch gồm cựu số 1 thế giới Marat Safin ở nội dung đơn nam và 3 cô gái đến từ xứ sở bạch dương trong đó có búp bê xinh đẹp người Nga Maria Sharapova và những người đồng hương Svetlana Kuznetsova cùng tay vợt kì cựu đã giải nghệ Anastasia Myskina. 11 năm để rồi nhìn lại một trong những nền quần vợt hàng đầu thế giới. Người Nga có quyền tự hào và hướng đến một tương lai sáng lạ cho nền quần vợt mới nổi đến từ xứ sở bạch dương.

Marat Safin và chức vô địch Mỹ mở rộng 2000
Đấu trường Grand Slam – Những thành công ấn tượng
Grand Slam giải đấu danh giá hàng năm của liên đoàn quần vợt thế giới dành cho những tay vợt hàng đầu luôn là đấu trường khốc liệt và đòi hỏi tính cạnh tranh. Không nhiều người nghĩ tới những nhà vô địch Grand Slam hay thậm chí là những chung kết nội bộ của hai tay vợt cùng quốc gia cho người Nga, nhưng đó lại là điều mà sau này họ làm được và thậm chí lặp đi lặp lại trong những năm nhất định. Tính cho đến năm 2010 nước Nga đã vinh dự góp mặt 7 cái tên trong những trận chung kết Grand Slam và họ có 4 nhà vô địch gồm 1 tay vợt nam và 3 tay vợt nữ. Họ cũng từng tạo nên 3 trận chung kết Grand Slam toàn Nga vào các năm 2004, 2009 ở Roland Garros và 2004 ở Mỹ mở rộng. 4 nhà vô địch Grand Slam của xứ sở bạch dương sở hữu 8 chiếc cúp danh giá gồm chia đều ở tất cả các giải Grand Slam. Nói về quần vợt đơn nam nước Nga người ta nhắc đến cái tên quen thuộc Marat Safin nhà vô địch Grand Slam Mỹ mở rộng năm 2000 và cả chiến tích tại Úc mở rộng năm 2005, còn ở nữ họ có 3 cái tên từng bước lên bục vinh quang gồm có Myskina tại Roland Garros năm 2004, Kuznetsova tại Mỹ mở rộng năm 2004 và Roland Garros năm 2009 và tay vợt người Nga sở hữu nhiều danh hiệu Grand Slam nhất của quần vợt Nga mang cái tên Maria Sharapova là nhà vô địch của Úc mở rộng năm 2008, Wimbledon năm 2004 và Mỹ mở rộng năm 2006. Đó là tất cả những chiến tích “Grand Slam” của các tay vợt Nga làm được trong 11 năm đầu tiên của thập niên đầu thế kỉ 21. Những con số ấn tượng cho thấy sự tiến bộ vượt bậc ngoài dự đoán của giới chuyên môn về các tay vợt Nga, họ đã làm nên lịch sử cho quần vợt Nga để rồi nước Nga giờ đây có thể sánh vai về mặt thành tích Grand Slam với các cường quốc quần vợt hiện tại như Mỹ và Bỉ.

Chung kết Grand Slam toàn Nga
Lịch sử quần vợt thế giới trong kỉ nguyên mở rộng luôn gần đúng với chân lý số 1 thế giới xác suất rất cao là nhà vô địch Grand Slam, ngoại trừ trường hợp của Marcelo Rios tay vợt nam người Chile cùng những “nữ hoàng không ngai” một thời ở nội dung nữ như Jelena Jankovic, Dinara Safina cùng cái tên trẻ trung đang nắm giữ vị trí số 1 đơn nữ tay vợt xinh đẹp người Đan Mạch Caroline Wozniacki. Tính cho đến năm 2010 thì có chỉ có 4 cái tên nằm ngoài quy luật đó. Quần vợt Nga cũng góp mặt 3 cựu số 1 thế giới. Marat Safin lên ngôi số 1 thế giới đơn nam vào ngày 20 tháng 11 năm 2000, 5 năm sau đến lượt Maria Sharapova tái lập thành tích của người đồng hương vào ngày 22 tháng 8 năm 2005 và cuối cùng là cái tên “nữ hoàng không ngai” một thời của làng quần vợt nữ Dinara Safina lên ngôi vào ngày 20 tháng 4 năm 2009. 3 cái tên và 2 trong đó là những nhà vô địch mang đẳng cấp Grand Slam, quần vợt nước Nga đóng góp thêm những tay vợt số 1 thế giới cho lịch sử quần vợt 11 năm thập niên đầu thế kỉ 21. Họ có quyền tự hào với những tay vợt từng ngự trị ở ngôi hoàng ở quần vợt nam và nữ. Quần vợt Nga có cả số 1 thế giới ở cả nam và nữ, một thành tích mà 11 năm đầu thế kỉ 21 chỉ có Mỹ làm được điều tương tự.
Giải đấu đồng đội – Người Nga và những thành công đầu tiên
Với một lực lượng hùng hậu các tay vợt nằm trong top 100 quần vợt đồng đội Nga từ chỗ không có những thành tích đã bắt đầu bay cao tại các giải đấu đồng đội tầm cỡ như Davis Cup dành cho nam và Fed Cup dành cho nữ. Những nhà vô địch Grand Slam như Marat Safin từng là người hùng đưa nước Nga lên ngôi Davis Cup các năm 2002 và 2006 và đó cũng là những thành công đầu tiên của quần vợt nam nước Nga tại đấu trường Davis Cup. Các cô gái người Nga thậm chí còn làm tốt hơn, với một lực lượng đồng đều họ đã đưa nước Nga lên ngôi trong 4 năm 2004, 2005, 2007, 2008. Và thật đáng tự hào hơn khi nước Nga có thành tích đồng đều hàng đầu ở cả Davis Cup và Fed Cup trong 11 năm đầu thế kỉ 21, thậm chí thành tích của người Nga tại Davis Cup còn vượt lên trên cả Mỹ, Australia và sánh ngang với cả cường quốc quần vợt hiện tại mang cái tên Tây Ban Nha. Các cô gái xứ sở bạch dương còn tuyệt vời hơn khi họ là đội tuyển có số lần đăng quang nhiều nhất trong 11 năm trở lại đây vượt lên trên cả Mỹ chỉ vẻn vẹn 1 lần và Ý với 3 lần vô địch. Từ Grand Slam mang đến những nhà vô địch người Nga giờ đây lại bước lên bục cao nhất của đấu trường đồng đội danh giá tầm cỡ như Davis Cup và Fed Cup.

ĐT Nga đã 4 lần vô địch Fed Cup
Top 100 – Sự thống trị của những cô gái Nga
Những thành công vang dội của quần vợt Nga tại các đấu trường đồng đội như một kết quả chứng minh của vị thế nước Nga trên bảng xếp hạng quần vợt thế giới. Tính cho đến năm 2010 hiện tại trong top 100 các tay vợt nữ của bảng xếp hạng WTA quần vợt Nga có tới 15 đại diện (không tính Dementieva do tay vợt này tuyên bố giải nghệ năm 2010) chiếm tới 15% tổng số các tay vợt, nước Nga luôn đứng vị trí số 1 về số lượng các tay vợt nữ nằm trong top 100 thậm chí là top 20 gồm nhiều cái tên. Điều đáng nói hơn là sự trỗi dậy của quần vợt Nga đã giúp xứ sở bạch dương vượt mặt cường quốc quần vợt hàng đầu thế giới mang tên Hoa Kì, nước Mỹ chỉ có vẻn vẹn 7 tay vợt trong top 100. Đó chỉ là về mặt số lượng, về mặt chất lượng của các tay vợt nước Nga cũng giữ vị trí số 1 làng quần vợt nữ, họ có tới 14 trên tổng số 15 tay vợt còn nằm ở độ tuổi từ 20-26 tuổi, tức một độ tuổi trẻ trung và theo đánh giá của các chuyên môn đây được xem là giai đoạn phát triển sự nghiệp của các tay vợt thi đấu chuyên nghiệp đỉnh cao. Điều đó thể hiện chiều sâu của quần vợt nữ Nga, một dấu hiệu vui, một tín hiệu đáng mừng cho một trong những nền quần vợt hàng đầu thế giới ở thời điểm hiện tại. Khép lại 11 năm đầu thế kỉ 21 quần vợt Nga đã có cho riêng mình những thành tích đáng để tự hào để bắt đầu xây dựng một truyền thống cho riêng mình và cũng để hướng đến những thành công mới trong những năm 2011 và xa hơn nữa.


Hoàng Vũ
(theo 24h)