T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 9:20 AM | 25/03/2011 )Helen Seymour của không lực hoàng gia Anh (RAF) vừa trở thành người phụ nữ đầu tiên điều khiển chiến đấu cơ Typhoon tham chiến tại Libya.
Theo Telegraph, trung úy Seymour được điều chuyển từ căn cứ Coningsby tại Lincolnshire (Anh) tới căn cứ không quân Gioia del Colle ở miền nam Italia. Hôm qua, người phụ nữ 31 tuổi này đã trực tiếp tham gia vào một nhiệm vụ kéo dài 7 giờ đồng hồ trên bầu trời Libya với chiếc Typhoon và trở về an toàn.
Nữ phi công Helen Seymour tươi cười sau khi hạ cánh an toàn tại căn cứ Goia del Colle. Ảnh: Telegraph.
Trước đây đã có một số phi công nữ của không quân Anh được trực tiếp tham gia vào các chiến dịch khác nhau trên những chiếc chiến đấu cơ Harrier hay Tornado GR4 tại chiến trường Afghanistan. Nhưng Seymour là phụ nữ đầu tiên của RAF trực tiếp điều khiển chiến đấu cơ siêu thanh Typhoon tham gia một cuộc chiến.
Vinh dự này của cô xuất phát từ việc các đồng minh của Anh muốn tăng cường vùng cấm bay do Liên Hiệp Quốc đặt ra và điều đó đã tạo cơ hội cho RAF lần đầu tiên sử dụng chiến đấu cơ Typhoon trong vùng đang có chiến sự.
Người Anh đưa 12 chiếc máy bay siêu thanh có trị giá khoảng 70 triệu bảng/chiếc này tới tham chiến tại chiến trường Libya. Mỗi chiếc Typhoon có thể bay gấp 2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao gần 20 km và là một vũ khí lợi hại.
Ý tưởng sử dụng các phi công nữ được đề xuất lần đầu giữa những năm 80 của thế kỷ trước bởi Sir Peter Harding, cựu thống chế không quân Anh. Dù có những bất lợi nhất định nhưng các phi công nữ vẫn nhận được những lời khen về tính chuyên nghiệp, kỷ luật tốt và sự nhạy cảm so với các đồng nghiệp nam.
Tuy nhiên, nếu Seymour hoặc các phi công nữ khác gặp nạn và buộc phải nhảy dù xuống vùng chiến sự, vấn đề mà RAF phải đối mặt sẽ nan giải hơn rất nhiều so với việc những người gặp nạn là nam giới. Trong khi đó, RAF cho rằng họ ngày càng khó phân biệt giữa nam và nữ trong việc điều khiển máy bay chiến đấu và đây là cơ hội cho các phi công nữ được tiếp tục thể hiện khả năng.
(theo vnexpress)
Theo Telegraph, trung úy Seymour được điều chuyển từ căn cứ Coningsby tại Lincolnshire (Anh) tới căn cứ không quân Gioia del Colle ở miền nam Italia. Hôm qua, người phụ nữ 31 tuổi này đã trực tiếp tham gia vào một nhiệm vụ kéo dài 7 giờ đồng hồ trên bầu trời Libya với chiếc Typhoon và trở về an toàn.
Nữ phi công Helen Seymour tươi cười sau khi hạ cánh an toàn tại căn cứ Goia del Colle. Ảnh: Telegraph.
Trước đây đã có một số phi công nữ của không quân Anh được trực tiếp tham gia vào các chiến dịch khác nhau trên những chiếc chiến đấu cơ Harrier hay Tornado GR4 tại chiến trường Afghanistan. Nhưng Seymour là phụ nữ đầu tiên của RAF trực tiếp điều khiển chiến đấu cơ siêu thanh Typhoon tham gia một cuộc chiến.
Vinh dự này của cô xuất phát từ việc các đồng minh của Anh muốn tăng cường vùng cấm bay do Liên Hiệp Quốc đặt ra và điều đó đã tạo cơ hội cho RAF lần đầu tiên sử dụng chiến đấu cơ Typhoon trong vùng đang có chiến sự.
Người Anh đưa 12 chiếc máy bay siêu thanh có trị giá khoảng 70 triệu bảng/chiếc này tới tham chiến tại chiến trường Libya. Mỗi chiếc Typhoon có thể bay gấp 2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao gần 20 km và là một vũ khí lợi hại.
Ý tưởng sử dụng các phi công nữ được đề xuất lần đầu giữa những năm 80 của thế kỷ trước bởi Sir Peter Harding, cựu thống chế không quân Anh. Dù có những bất lợi nhất định nhưng các phi công nữ vẫn nhận được những lời khen về tính chuyên nghiệp, kỷ luật tốt và sự nhạy cảm so với các đồng nghiệp nam.
Tuy nhiên, nếu Seymour hoặc các phi công nữ khác gặp nạn và buộc phải nhảy dù xuống vùng chiến sự, vấn đề mà RAF phải đối mặt sẽ nan giải hơn rất nhiều so với việc những người gặp nạn là nam giới. Trong khi đó, RAF cho rằng họ ngày càng khó phân biệt giữa nam và nữ trong việc điều khiển máy bay chiến đấu và đây là cơ hội cho các phi công nữ được tiếp tục thể hiện khả năng.
(theo vnexpress)