Ông K. khẳng định: "Thằng 7 lá 1 hoa rất lợi hại, chữa ung thư siêu đẳng hơn nấm cổ linh chi nhiều. Hàng tôi nhập về từ Kon Tum, Gia Lai, về là bán sạch bách, chủ yếu bán cho những mối quen đặt hàng từ trước".
Trước thông tin nhiều bệnh nhân ung thư dứt ngang phác đồ điều trị của bác sĩ, nuôi hy vọng sống còn vào một loại thảo dược có hoa mọc đơn độc ở ngọn thân với 7 chiếc lá mọc ở tầng dưới, phóng viên vào cuộc và phát hiện nhiều chuyện lạ kỳ.
Tin đồn rằng 7 lá 1 hoa không chỉ có tác dụng giải độc cơ thể mà còn chuyên trị các chứng bệnh nan y mà người ta tích cực kiếm tìm, không tiếc tiền tậu "đại thần dược của thế kỷ mới" về tư gia để tự chữa trị. Đâu là sự thật?
"Thần dược" thất diệp nhất chi hoa?
Trong một lần ghé chợ đông dược trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5, ), tại một quầy hàng đông dược, chúng tôi tình cờ chứng kiến màn hỏi mua "thất diệp nhất chi hoa" của một phụ nữ luống tuổi. Nghe người bán bảo: "Thằng đó hiếm lắm, phải dằn cọc trước và phải chịu khó chờ ít nhất 2 tuần mới có hàng", chị nọ lộ vẻ mặt thất vọng.
Chúng tôi xán tới hỏi thăm, chị nọ giới thiệu tên Hường, nhà ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, có chồng bị ung thư phổi đang xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. "Một bà bạn bảo chứng bệnh của ông nhà tôi hóa trị xạ trị cũng chỉ có tác dụng kéo dài thời gian sống được vài ba năm. Muốn dứt phải dùng thất diệp nhất chi hoa, còn gọi là cây 1 hoa 7 lá, hay 7 lá 1 hoa. Sáng giờ tôi hỏi 4 chỗ nhưng chỗ bảo vừa bán hết, chỗ bảo đợi".
Trước thông tin nhiều bệnh nhân ung thư dứt ngang phác đồ điều trị của bác sĩ, nuôi hy vọng sống còn vào một loại thảo dược có hoa mọc đơn độc ở ngọn thân với 7 chiếc lá mọc ở tầng dưới, phóng viên vào cuộc và phát hiện nhiều chuyện lạ kỳ.
Tin đồn rằng 7 lá 1 hoa không chỉ có tác dụng giải độc cơ thể mà còn chuyên trị các chứng bệnh nan y mà người ta tích cực kiếm tìm, không tiếc tiền tậu "đại thần dược của thế kỷ mới" về tư gia để tự chữa trị. Đâu là sự thật?
"Thần dược" thất diệp nhất chi hoa?
Trong một lần ghé chợ đông dược trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5, ), tại một quầy hàng đông dược, chúng tôi tình cờ chứng kiến màn hỏi mua "thất diệp nhất chi hoa" của một phụ nữ luống tuổi. Nghe người bán bảo: "Thằng đó hiếm lắm, phải dằn cọc trước và phải chịu khó chờ ít nhất 2 tuần mới có hàng", chị nọ lộ vẻ mặt thất vọng.
Chúng tôi xán tới hỏi thăm, chị nọ giới thiệu tên Hường, nhà ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, có chồng bị ung thư phổi đang xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. "Một bà bạn bảo chứng bệnh của ông nhà tôi hóa trị xạ trị cũng chỉ có tác dụng kéo dài thời gian sống được vài ba năm. Muốn dứt phải dùng thất diệp nhất chi hoa, còn gọi là cây 1 hoa 7 lá, hay 7 lá 1 hoa. Sáng giờ tôi hỏi 4 chỗ nhưng chỗ bảo vừa bán hết, chỗ bảo đợi".
Phố thuốc đông y Hải Thượng Lãn Ông quận 5, nơi nhiều người tích cực săn "thần dược".
Từ tâm tình của chị Hường, chúng tôi dạo một vòng qua các quầy thuốc đông dược hỏi thăm "thất diệp nhất chi hoa", xem "thần dược" này nổi tiếng cỡ nào?! Ông K., chủ quầy hàng đông dược M.T., cho biết: "Thằng 7 lá 1 hoa mới rộ lên khoảng 1 tháng trở lại, là mặt hàng mới nên có chủ quầy biết, người thì không. Phép làm ăn, khách khi cần mình nói không biết, không có thì lần sau họ không quay lại. Nên các cửa hiệu cù cưa bằng cách hẹn hò, bảo chờ đợi".
Ông K. khẳng định: "Thằng 7 lá 1 hoa rất lợi hại, chữa ung thư siêu đẳng hơn nấm cổ linh chi nhiều. Hàng tôi nhập về từ Kon Tum, Gia Lai, về là bán sạch bách, chủ yếu bán cho những mối quen đặt hàng từ trước". Tiếp cận với một số người khác, chúng tôi còn nghe họ khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng không ít người bị bác sĩ chê bảo gia đình về chuẩn bị lo hậu sự. Ai ngờ uống 7 lá 1 hoa vào rồi thì bừng bừng sức sống. Có người sống được 5-6 năm kể từ ngày bác sĩ trả về.
"Thất diệp nhất chi hoa" là dược thảo gì? Có đúng là hoạt chất của loài thảo dược này có tác dụng chuyên trị các chứng bệnh "bác sĩ chê"?! Để giải mã những điều ấy, chúng tôi hỏi địa chỉ của những bệnh nhân ung thư từ sắp chết nay khỏe mạnh nhờ uống 7 lá 1 hoa nhưng ông K và những người mạnh miệng tuyên bố "thất diệp nhất chia hoa là thần dược" ỡm ờ bảo không giữ số của khách hàng. Người có số thì ông K bảo họ không muốn ồn ào vì sợ thuốc linh mất uy…
Chẳng biết có bao nhiêu phần trăm sự thật sau những đồn thổi qua cửa miệng của các con bệnh và tâm tình của ông K?! Nhưng điều mà chúng tôi có thể khẳng định là "thần dược" 7 lá 1 hoa, giá mỗi ký 4 triệu đồng là bệnh sẽ tiến triển thấy rõ.
Đâu là sự thật?
Trong quyển Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam được viết bởi tập thể giáo sư, tiến sĩ về y dược, hóa học, sinh học… thuộc Viện dược liệu (NXB Khoa học xã hội), chúng tôi được biết cây 7 lá 1 hoa là có thật, còn được dân gian biết đến với tên gọi thất diệp nhất chi hoa, tảo hưu. Chúng tôi cũng được biết 7 lá 1 hoa có vị đắng, hơi cay, tính hơi lạnh, hơi độc, vào kinh can, có tác dụng xổ hạ, lợi tiểu, tiêu đờm, thanh nhiệt, chữa sốt.
Ông K. khẳng định: "Thằng 7 lá 1 hoa rất lợi hại, chữa ung thư siêu đẳng hơn nấm cổ linh chi nhiều. Hàng tôi nhập về từ Kon Tum, Gia Lai, về là bán sạch bách, chủ yếu bán cho những mối quen đặt hàng từ trước". Tiếp cận với một số người khác, chúng tôi còn nghe họ khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng không ít người bị bác sĩ chê bảo gia đình về chuẩn bị lo hậu sự. Ai ngờ uống 7 lá 1 hoa vào rồi thì bừng bừng sức sống. Có người sống được 5-6 năm kể từ ngày bác sĩ trả về.
"Thất diệp nhất chi hoa" là dược thảo gì? Có đúng là hoạt chất của loài thảo dược này có tác dụng chuyên trị các chứng bệnh "bác sĩ chê"?! Để giải mã những điều ấy, chúng tôi hỏi địa chỉ của những bệnh nhân ung thư từ sắp chết nay khỏe mạnh nhờ uống 7 lá 1 hoa nhưng ông K và những người mạnh miệng tuyên bố "thất diệp nhất chia hoa là thần dược" ỡm ờ bảo không giữ số của khách hàng. Người có số thì ông K bảo họ không muốn ồn ào vì sợ thuốc linh mất uy…
Chẳng biết có bao nhiêu phần trăm sự thật sau những đồn thổi qua cửa miệng của các con bệnh và tâm tình của ông K?! Nhưng điều mà chúng tôi có thể khẳng định là "thần dược" 7 lá 1 hoa, giá mỗi ký 4 triệu đồng là bệnh sẽ tiến triển thấy rõ.
Đâu là sự thật?
Trong quyển Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam được viết bởi tập thể giáo sư, tiến sĩ về y dược, hóa học, sinh học… thuộc Viện dược liệu (NXB Khoa học xã hội), chúng tôi được biết cây 7 lá 1 hoa là có thật, còn được dân gian biết đến với tên gọi thất diệp nhất chi hoa, tảo hưu. Chúng tôi cũng được biết 7 lá 1 hoa có vị đắng, hơi cay, tính hơi lạnh, hơi độc, vào kinh can, có tác dụng xổ hạ, lợi tiểu, tiêu đờm, thanh nhiệt, chữa sốt.
Chân dung cây thuốc 7 lá 1 hoa.
Lương y Nguyễn Thái Bình (quận 12), người cung cấp thông tin cho chúng tôi, lưu ý: Sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" có đoạn nói "chữa hen suyễn, ung thư phổi bằng thân rễ 7 lá 1 hoa với liều lượng từ 4-20g" nhưng có nhấn mạnh phải phối hợp với các vị thuốc khác. Tự bản thân 7 lá 1 hoa không làm nên sự diệu kỳ và sự phối hợp cũng chỉ mang tính chất điều trị sơ khởi, là ghi nhận bước đầu mà thôi.
Lương y Đinh Công Bảy (Tổng Thư ký Hội Dược liệu ) cho biết trong tự nhiên, 7 lá 1 hoa có 6-7 loài, hầu như chỉ thấy ở các tỉnh phía Bắc, các loài đều được sử dụng làm thuốc và việc điều trị có kết quả ra sao tùy thuộc vào chuyên môn, kinh nghiệm chữa trị của từng lương y. Nhưng dù có công hiệu đến đâu thì chuyện xem 7 lá 1 hoa như thần dược, bỏ ngang phác đồ điều trị của bác sĩ là quá sai lầm.
Thực tế đến nay chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định khả năng chữa dứt ung thư của 7 lá 1 hoa. Đông y ghi nhận loài thảo dược này có tác dụng giải độc nhưng tính vị của nó cũng hơi độc, không phải ai dùng cũng được. Những người thuộc thể hư hàn tuyệt đối không sử dụng nếu không muốn tình trạng bệnh càng nặng hơn.
zing
Lương y Đinh Công Bảy (Tổng Thư ký Hội Dược liệu ) cho biết trong tự nhiên, 7 lá 1 hoa có 6-7 loài, hầu như chỉ thấy ở các tỉnh phía Bắc, các loài đều được sử dụng làm thuốc và việc điều trị có kết quả ra sao tùy thuộc vào chuyên môn, kinh nghiệm chữa trị của từng lương y. Nhưng dù có công hiệu đến đâu thì chuyện xem 7 lá 1 hoa như thần dược, bỏ ngang phác đồ điều trị của bác sĩ là quá sai lầm.
Thực tế đến nay chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định khả năng chữa dứt ung thư của 7 lá 1 hoa. Đông y ghi nhận loài thảo dược này có tác dụng giải độc nhưng tính vị của nó cũng hơi độc, không phải ai dùng cũng được. Những người thuộc thể hư hàn tuyệt đối không sử dụng nếu không muốn tình trạng bệnh càng nặng hơn.
zing