'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Jolie

Member
[h=2]Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.[/h]
Không khó để bắt gặp trên đường phố Sài Gòn rất nhiều những người thuộc cộng đồng LGBT "bán thân" để mưu sinh. Nói bán thân cũng không có gì quá khi những con người này bị xã hội gọi là "bóng", "pê đê"... phải kiếm tiền trong sự đùa cợt, chế giễu, thậm chí sờ soạng cơ thể mua vui.

Họ làm tất cả mọi việc như bán hàng, đi hát dạo, diễn đám ma, sinh nhật... miễn sao nhận được đồng tiền bằng chính sức lao động của mình.
1%20%2825%29.JPG

Người chuyển giới hát tại một buổi sinh nhật.
Hà My là một người nam chuyển giới, nhà ở quận Phú Nhuận, TP.HCM. Từng làm nhiều việc để kiếm sống nhưng bấp bênh quá nên gần đây My tham gia vào đội “pê đê đi hát, diễn đám ma, sinh nhật”.

Cô không quên được ngày đầu tiên đi diễn trên phố. Lúng túng, ngượng ngùng, cô cố gắng không run để cất lời hát trước cả đám đông ăn nhậu bên đường. Bất ngờ cô gặp phải tình huống khó xử mặc dù trước đó đã nghe đàn chị đi trước dặn dò.

"Cởi ra luôn rồi anh 'bo' thêm 50 ngàn”, người đàn ông vừa nói vừa giật phăng cúc áo My. Không còn cách nào khác, cô gượng gạo cởi chiếc áo đã rách toạc vứt xuống nền đất. Không phải vì 50.000 đồng mà nếu lúc này cô từ chối, đám khách sẽ không chỉ “giúp” cô cởi áo mà sẽ còn gây thêm chuyện.
“Tôi gượng cười nhưng thật ra là đứng đơ ra, đâu còn cảm giác gì. Đến lúc vào trong, ngồi đếm lại những đồng tiền kiếm được, tôi òa khóc vì buồn tủi. Đúng như các chị cảnh báo trước khi vào nghề, người ta sẽ xem mình như một món đồ chơi vậy”, My nhớ lại. Sô diễn này, My đi cùng “cô” bạn khác, cả hai đều mới vào nghề nên còn ngại ngần và sợ va chạm. Chứ nếu các “chị” theo nghề từ lâu, liều lắm, họ sẵn sàng cởi áo để khách nhét tiền.
Hát được vài hôm, cô cảm thấy giọng hát mình chưa đủ sức thu hút khách hàng, Hà My học thêm nhảy. Một khi đã nhảy thì không thể mặc quần áo kín đáo được nữa. Cô mặc áo 2 dây hở ngực, hở bụng, quần ngắn cộc cỡn lắc nhảy hát theo điệu nhạc.

Thực tế mà nói, màn vũ đạo này khiến cô gây ấn tượng hơn cả. Cô mặc kệ thiên hạ chỉ trỏ, cười đùa chế nhạo, thậm chí còn giơ cả máy điện thoại để quay lại cô nhảy rồi tung lên mạng bình phẩm. Mục đích của những người như My chỉ là kiếm được tiền từ chính công sức của mình mà thôi.
2%20%2815%29.JPG

Cô gái chuyển giới đi hát rong bán kẹo kiếm sống.
Chuyện bị khách ở đám quấy rối, My khẳng định đó là điều hết sức bình thường đối với những người chuyển giới khi chọn công việc này. My không ngại dặn đàn em: “Ở đâu có pê đê hát, có đó có… bóp ngực” để họ chuẩn bị tinh thần hoặc kiếm nghề khác mà sống. Theo nghề này để kiếm tiền thì phải để cho khách thỏa lòng tò mò. Họ sẽ sờ mó, nắn ngang nắn dọc trên người “ca sĩ”, “diễn viên” chuyển giới.
My nói, khi diễn ở đám ma, đám cưới hay sinh nhật, khách cho tiền người chuyển giới đều dùng cách… nhét vào ngực. Ai mới vào nghề sợ sệt với cách nhận tiền như vậy thì sẽ không có tiền... Với họ chỉ có hai chữ: Chấp nhận.

Nhiều người hỏi My khi bị người khác quấy rối sao không phản ứng? Cô cười: “Phản ứng thì đừng theo nghề. Người ta bỏ tiền thuê 'pê đê' đến diễn để mua vui chứ không người ta mướn ca sĩ, diễn viên xiếc. Họ nói thẳng vào mặt, mày con gái quá, muốn e thẹn, giữ gìn thì mày ở nhà”.

Một "pê đê" khác là Phương, cô không giấu được giọt nước mắt kể về công việc của mình. Cũng nằm trong đội biểu diễn dạo nhưng Phương không tự tin để hát nên đành học diễn xiếc. Với người nghệ sĩ, họ học diễn từ khi còn bé còn Phương thì "nhảy cóc" ở tuổi 20. Để màn biểu diễn độc lạ, cô học nuốt nhang.

Trước mặt mọi người, cô nuốt nhang đang bốc cháy khói nghi ngút một cách thuần thục như dị nhân. Thế nhưng, không ai hiểu được đằng sau buổi biểu diễn đó là nước mắt, thậm chí là máu, là tính mạng của cô. Có hôm diễn về, lưỡi Phương bỏng rộp, bị lột da nguyên một tuần không ăn uống được gì. Nhưng cô cũng đành chấp nhận, chờ vài ngày khi miệng bình thường, Phương lại tiếp tục biểu diễn.
3%20%284%29.JPG

Màn múa lửa của một người chuyển giới.
Nhưng có một điều quan trọng hơn ở những người phục vụ đám đông này đó là: Phải chấp nhận cho người ta… quấy rối. Chưa quen thì vẫn thấy sợ, Yến và Phương sợ nhất là gặp khách có chút men, họ ra tay rất mạnh. Nhưng nếu mình tỏ thái độ không vui thì người ta sẽ gây gổ, vừa không được tiền lại có khi bị ăn đòn.
Nói ra khó tin nhưng với người chuyển giới đi hát đám ma, được khách quấy rối… là may, còn không sẽ chẳng có tiền. Như chị Thủy, thân hình mập mạp luôn làm trò cười cho mọi người nhưng vẫn xởi lởi để mua vui. Chị Thủy lại lấy đó làm động lực sống cho mình vì còn hơn phải sống trong cô quạnh, hắt hủi. Mà chuyện bị hắt hủi có phải bây giờ mới có đâu, từ lâu chị đã không có bạn bè.

Mỗi “sô” đi hát, người chuyển giới kiếm được khoảng 300.000 đồng. Tháng nào may mắn có khách mời diễn đều đặn mới kiếm nổi 3 – 4 triệu đồng. Với số tiền này, người chuyển giới chật vật lắm mới đủ chi trả cho những nhu cầu ăn ở hàng ngày, có người còn phải lo cho gia đình. Trong khi hầu như người chuyển giới nào cũng có mong muốn tích cóp tiền để mua thuốc, tiêm hoóc môn, bơm silicon, chưa dám mong được phẫu thuật thẩm mỹ toàn bộ.

TS Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) từng chia sẻ: "Khát vọng được là chính mình của người chuyển giới là chặng đường khó khăn bởi đến nay, chưa có một sân chơi nào cho người chuyển giới, họ luôn phải giấu mình, hoạt động trên các diễn đàn mạng của người đồng tính. Cùng vì bị kỳ thị phân biệt đối xử nên người chuyển giới có vô vàn khó khăn trong cơ hội việc làm. Từ đó càng khiến họ dễ trầm cảm, tự ti, dẫn đến hành động tự tử, đi tu, lãnh cảm, ngày càng khép mình hơn".
4.jpg

Họ chấp nhận tất cả để được sống với hình hài và thân phận chính mình (ảnh clip "Pê đê") .
Thật vậy, “Pê đê” đi hát đám ma - công việc nhận không ít lời chỉ trích, dè bỉu cùng những đắng cay sau tiếng cười mà chỉ người trong cuộc mới hiểu hết. Nhưng đây đang là một công việc của không ít người nam chuyển giới nữ tại TP.HCM.
My lý giải, người chuyển giới bị hắt hủi, kỳ thị từ nhỏ, họ thường bỏ học rất sớm và tự ra đời bươn chải. Phần lớn họ không có trình độ, bằng cấp, tay nghề và cũng chẳng có nơi nào chấp nhận cho người “nam không ra nam, nữ không ra nữ” làm việc. Họ phải tự tạo nghề và học nghề để sống như lời My “toàn công việc cuối đáy xã hội, chẳng ai thèm làm”. Còn người trong giới lại tự truyền nghề cho nhau để sống.
Cũng là con người như bao người, họ cũng biết đau, biết tủi hổ nhưng vì đồng tiền, nhiều người chuyển giới phải cầu cạnh nhờ vào người chết để kiếm sống. Gần đây nhiều đám cưới hay sinh nhật cũng mời họ đến diễn góp vui, đứng trên sâu khấu này, nghề của họ dường như có chút sáng sủa hơn.
Hơn nữa, khi làm công việc này, như một người chuyển giới chia sẻ - ít nhất họ được sống thật đúng với mong muốn trở thành phụ nữ không chỉ qua bộ quần áo hay son phấn mà đôi khi từ chính sự trêu ghẹo, cười cợt của mọi người. Thật xót xa nhưng điều đó cho thấy khát khao được sống trong hình hài và thân phận của người phụ nữ trong họ là có thật.

* Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo Tri thức thời đại
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn



 
Back
Top