Những phim cổ trang kinh điển của Việt Nam

KuteJac

Newcaster


Bất luận nhiều ý kiến khen chê, những bộ phim cổ trang đều để lại ấn tượng cho người xem.



Đêm Hội Long Trì ( 1989)



nhung-phim-co-trang-kinh-dien-cua-viet-nam-1537d2.jpg



Đêm hội Long Trì là bộ phim của đạo diễn Hải Ninh, một trong những bộ phim đầu tiên thuộc dòng phim lịch sử cổ trang của Việt Nam và được đánh giá cao về mặt nghệ thuật cũng như diễn xuất.



Phim chia làm 2 phần: Cầu hôn và Quả báo, lấy bối cảnh lịch sử thế kỷ 18 khi chế độ Chúa Trịnh ngày càng suy tàn. Tuyên phi Đặng Thị Huệ (Lê Vân) được sự sủng ái của Chúa nên dung túng cho em trai làm những việc sai trái, coi thường luật pháp. 



Đêm hội Long Trì tái hiện phần nào sự thối nát của xã hội lúc bấy giờ. Bộ phim được đánh giá là khá thành công về mặt nội dung, bối cảnh cũng như trang phục, diễn xuất của các diễn viên: Thế Anh, Lê Vân, Thu Hà, Hoàng Thắng, Vũ Đình Thân…



Thiên mệnh anh hùng (2012)



nhung-phim-co-trang-kinh-dien-cua-viet-nam-04f0fa.jpg



Thiên mệnh anh hùng là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại võ hiệp, cổ trang và tâm lý của Việt Nam do đạo diễn Việt kiều Victor Vũ thực hiện.



Phim có sự tham gia của: Huỳnh Đông, Midu, Vân Trang, Khương Ngọc, Kim Hiền, Minh Thuận… 



Bộ phim lấy bối cảnh vụ sau 12 năm vụ án Lệ Chi Viên, cả gia tộc Nguyễn Trãi bị xử tử. Một đứa trẻ là cháu của Nguyễn Trãi tên Trần Nguyên Vũ (Huỳnh Đông) may mắn sống sót và được một sư thầy cưu mang dạy võ. 



Lớn lên, Nguyên Vũ quyết đi tìm lại công lý cho gia đình. Bắt đầu từ đây, chuyến phiêu lưu mạo hiểm của anh bắt đầu. 



Phim được đánh giá cao, cảnh quay đẹp, trang phục tương đối thuần Việt, võ thuật hấp dẫn. Được quảng cáo rầm rộ, Thiên mệnh anh hùng được khán giả rất quan tâm.   



Lục Vân Tiên (2004)



nhung-phim-co-trang-kinh-dien-cua-viet-nam-15739c.jpg



Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm văn học cổ hiếm hoi được chuyển thể lên màn ảnh.



Phim dài 14 tập, dựa theo truyện nôm của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu được hãng phim TP HCM bắt đầu thực hiện năm 2002 dưới sự chỉ đạo của ba đạo diễn Phương Điền – Đỗ Phú Hải – Lê Bảo Trung. Diễn viên tham gia phim gồm: Chi Bảo, Hồng Ánh, Cao Minh Đạt, Trương Ngọc Ánh, Quyền Linh, Phước Sang…. 



Phim kể về cuộc đời của chàng trai có tên Lục Vân Tiên. Vì có tố chất hơn người, Vân Tiên được Võ Thể Loan hứa gả con gái yêu Kiều Nguyệt Nga. Nhưng trên đường lên kinh dự thi, nghe tin mẹ mất, Vân Tiên khóc đến mù cả hai mắt. 



Từ đây, Vân Tiên bị hủy lời hứa hôn, trải qua bao nhiêu khó khăn, khổ ải và bị người khác hãm hại. Nhưng cuối cùng, vượt lên trên tất cả những trở ngại đó, chàng đã có được công danh và tự tin sánh bước bên Kiều Nguyệt Nga.



Trùng Quang tâm sử



nhung-phim-co-trang-kinh-dien-cua-viet-nam-ba716c.jpg



Trùng Quang tâm sử của đạo diễn Quang Đại làm năm 2002 với rất nhiều thành phần diễn viên tham gia: Trung Dũng, Cao Minh Đạt, Nguyễn Châu, Đỗ Quang Minh, Quyền Linh, Huỳnh Anh Tuấn…



Đây là bộ phim lịch sử đầu tiên tái hiện giai đoạn khởi nghĩa của nhà Trần (đứng đầu là Trần Quý Khoáng) chống quân nhà Minh xâm lược. Phim dài 28 tập của Hãng phim Đài truyền hình TP HCM. 



Mặc dù kinh phí hạn hẹp, chỉ khoảng trên 100 triệu đồng cho hai tập (30 phút một tập), song đạo diễn Quang Đại và nhóm làm phim rất cố gắng để có những thước phim bao quát cả một giai đoạn lịch sử.



Thăng Long đệ nhất kiếm



nhung-phim-co-trang-kinh-dien-cua-viet-nam-909ce5.jpg



Dàn diễn viên Thăng Long đệ nhất kiếm năm 1990.



Phim dã sử Thăng Long đệ nhất kiếm quay năm 1990, với thành phần diễn viên nổi tiếng như tài tử Lý Hùng, Diễm Hương, Mộng Vân… Trong phim Lý Hùng vai tráng sĩ hào kiệt Nguyễn Thế Trung. 



Có cảnh giữa vòng vây của quân địch, sau hồi tả xung hữu đột, đạo diễn cho anh kết thúc trận đấu bằng một cú đá vòng cầu ngay quai hàm đối phương khiến đối thủ bị đá văng lên, rớt xuống bàn, bể tan nát. Ở ba cú đá đầu tiên, Lý Hùng và anh chàng đóng vai quân sĩ đều nhát chân, nhát mặt nên cú đá cứ nằm tít xa ở khung hình, đạo diễn Lê Mộng Hoàng ngồi nhìn khung hình cứ lắc đầu, la ầm vì nó giả quá, không thể chấp nhận. 



Đến lượt chỉ đạo võ thuật Lý Huỳnh ra tay, ông làm công tác tâm lý cho anh quân sĩ: "Con phải gồng cứng cái mặt vô, hét to lên, cố gắng chịu đau, Lý Hùng chỉ đá một cái là xong, có gì đâu mà sợ". 



Riêng Lý Hùng, ông cũng căn dặn kỹ, là phải đá chính xác mới ra dáng một anh hùng. Diễn lần này cả hai vì sợ bị la nên rất cố gắng. Và kết quả sau cú đá "không còn giả" này, anh chàng bị đá té lăn lốc, còn Lý Hùng thì mặt xanh lè. Nhìn kỹ lại, miệng chàng quân sĩ rỉ máu, quai hàm bị sưng to, mất nguyên một tuần húp cháo. 



Theo Hoàng Khôi/Vietnamnet 









 
Back
Top