Những món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo

raovatvip06

Junior Member
Những món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo

Posted on October 31, 2011



4469.jpg



Đông trùng hạ thảo: là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam.


Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi Đông trùng hạ thảo là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, có tác dụng ‘Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm’ , ‘Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ’, ‘Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân’; là loại thuốc ‘Tư bổ dược thiện’, có thể chữa được ‘Bách hư bách tổn’. Là vị thần dược mà các vua chúa thời xưa tin dùng





Sau đây xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc được chế biến từ đông trùng hạ thảo


1,Canh cá nước ngọt, táo đỏ với Đông trùng hạ thảo:


Nguyên liệu: đông trùng hạ thảo 5g, cá nước ngọt 500g, táo đỏ (bỏ hạt) 10 quả, gừng tươi vừa đủ.


Chế biến: Cá làm sạch vẩy, bỏ nội tạng rửa sạch, gừng thái lát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, cho nước sôi vừa đủ, cho lửa nhỏ hấp cách thủy trong 2 tiếng, sau khi chín nêm vừa ăn. Món này có tác dụng dưỡng âm bổ thận, bồi bổ cơ thể cường tráng, bổ khí huyết.


2,Hầm với sườn heo


Nguyên liệu: 6 gr – 9 gr Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, kỷ tử, đương quy (mỗi thứ 12 gr) và một lượng sườn heo vừa đủ, cùng các gia vị, tất cả đem hầm để ăn trong ngày. Món này có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, mất sức, thận hư lao, tinh thần kém minh mẫn, hay quên…


3,Tần với vịt


Nguyên liệu: Một con vịt mái, 10 gr Đông trùng hạ thảo, mấy lát gừng tươi, gốc hành, 15 ml rượu, cùng các gia vị.


Cách làm: Vịt mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi, vớt ra. Dùng nước ấm rửa sạch ĐTHT rồi nhét vào bên trong vịt, khâu lại, cho vào thố cùng các gia vị, tiêu. Đem thố chưng đến khi vịt chín. Món này có công dụng chống lão hóa, tăng cường sinh lực, bổ phế thận, trị ho suyễn, suy nhược sau một cơn bệnh…


4,Hầm với thịt dê


Nguyên liệu: 18 gr Đông trùng hạ thảo, độ nửa ký thịt dê, 30 gr hoài sơn, 15 gr câu kỷ tử, 4 lát gừng tươi, 4 quả chà là, cùng gia vị vừa đủ.


Cách làm:Rửa sạch thịt dê, cắt lát (hơi to một chút), rồi trụng qua nước sôi để khử mùi. Đông trùng hạ thảo, kỷ tử, chà là, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả cùng một lượng nước vừa đủ vào nồi đất, nấu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ hầm tiếp trong 2 giờ. Dùng cả cái lẫn nước, một tuần có thể dùng 2 – 3 lần. Có công dụng trị chứng tiểu đêm và hoạt tinh, tinh loãng.


5,Đông trùng hạ thảo hầm với gà ác


Nguyên liệu: Thịt gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g, gia vị vừa đủ.


Chế biến: Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chia ăn vài lần trong ngày. Ăn trong 1 tuần. công dụng chữa chứng suy nhược cơ thể, bổ thận


6, Đông trùng hạ thảo hầm với chim cút


Nguyên liệu: Chim cút 2 con, đông trùng hạ thảo 5 g.


Chế biến: Chim cút làm sạch, cho đông trùng hạ thảo và gia vị vào trong bụng, dùng chỉ khâu lại, đặt vào bát, đổ vừa nước rồi hầm cách thủy trong 60 phút, ăn trong ngày.Công dụng: Bồi bổ hư yếu, làm mạnh gân cốt, thích hợp với thanh thiếu niên phát dục chậm, cơ thể gầy yếu.


7,Canh Đông trùng hạ thảo, bạch cập:


Nguyên liệu: 5g Đông trùng thảo, 20g bạch chỉ, 20g hoài sơn,đường phèn


Chế biến: trước tiên lấy Đông trùng thảo, bạch chỉ, hoài sơn dược nghiền thành bột mịn, trộn đều rồi cho vào nồi, thêm nước vừa đủ và đường phèn, dùng lửa to đun sôi rồi dùng lửa nhỏ đun khoảng 10 phút thành canh là có thể dùng được, mỗi ngày dùng 2 lần. Cách làm này có tác dụng bổ thận nhuận phổi, bổ hư ích tinh, dùng chữa âm hư, khó thở, ho lao, ho khan, thiếu máu, ra mồ hôi tự nhiên và đổ mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, đau lưng mỏi gối v.v…


8,Cháo Đông trùng thảo, kỳ dược:


Nguyên liệu: Đông trùng thảo3g, hoàng kỳ 20g, sơn dược20g, gạo nếp100g;


Chế biến: lấy hoàng kỳ sắc thành thang thuốc, lọc cặn lấy nước, sau đó cho trùng thảo, sơn dược, gạo nếp vào nước thuốc nấu thành cháo, ăn vào buổi sáng và buổi tối. Cháo này tác dụng cải thiện tì vị, suy nhược, mệt mỏi, máu nhiễm mỡ v.v…


9,Canh dưỡng nhan:


Chế biến dùng 5g Trùng thảo, 100g hồ đào bỏ hạt, 1 con gà ác, táo đỏ, gừng tươi vừa đủ, thêm nước vừa đủ rồi om. Canh này có công dụng điều hòa âm dương, bổ khí dưỡng huyết, làm đẹp, tăng cường gân cốt, đặc biệt thích hợp với những phụ nữ trung niên.


Xem thêm các bài viết khác về Đông trùng hạ thảo tại website: www.dongtrunghathao.net.vn
 
Back
Top