Trước đây, gà lậu được tuồn vào nội địa bằng xe tải, xe gắn máy thì nay "đi" bằng cả xe con hạng sang. Trước nhập gà lậu sống, giờ gà lậu về đến gần cửa khẩu thì được giết mổ, đóng thùng xốp mới đưa về nội địa...
Đột kích những điểm nóng gà lậu vùng biên
Đến thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) vào buổi chiều tối, ít ai có thể ngờ được ở phố núi giáp biên này lại có thể sôi động đến vậy. Ban ngày, phố núi núp mình trong một vẻ khá bình lặng nhưng cứ khi bóng chiều đổ xuống, hàng chục xe máy, “xe cóc” và cả những chiếc xe con đắt tiền dán kính đen kín bưng gầm rú, ầm ầm lao ra quốc lộ 1 xuôi về TP Lạng Sơn. Trên mỗi chiếc xe đều xếp đầy những thùng các-ton, bao tải và lồng gà lèn chặt.
Tại vùng biên Lạng Sơn, gia cầm nhập lậu chủ yếu tuồn qua biên giới ở các đường mòn ở khu vực bãi Gianh, đồi thông, cột cờ thuộc thôn Kéo Kham. Cao điểm có ngày tới 300 gánh gà được vận chuyển qua đây mà mỗi gánh ít nhiều cũng cả trăm con.
Gà lậu được vận chuyển rầm rập trên quốc lộ 1A tại tỉnh Lạng Sơn.
Theo thông tin từ chính những đầu nậu gà “trọc đầu” thì tại bên kia biên giới, một cân gà Trung Quốc thải loại chỉ có giá khoảng 20.000 đồng/kg nhưng khi về tới Lạng Sơn giá đã lên tới 50.000 đồng/kg, nếu về xuôi giá sẽ gấp đôi. Vì thế dù chủng virus cúm A/H7N9 đang rình rập có nguy cơ lớn xâm nhập vào nước ta, trong nước cúm gia cầm H5N1 đang bùng phát tại nhiều địa phương, bất chấp những mối nguy hiểm đó, tình trạng buôn lậu và vận chuyển gia cầm vẫn diễn ra nóng bỏng.
Thiếu tá Phùng Anh Nguyên - Phó trạm kiểm soát liên hợp Dốc Quýt (Lạng Sơn) - cho biết tình trạng buôn bán vận chuyển gia cầm lậu vẫn diễn ra căng thẳng từ trước và sau Tết Nguyên đán đến nay. Dù lực lượng chức năng “căng mình” hết công suất nhưng vẫn không thể xử lý triệt để được. Thậm chí, nhiều đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm lậu bất chấp nguy hiểm lao thẳng xe vào đội hình chốt chặn hoặc sẵn sàng “đua xe” với lực lượng cơ động.
Các cơ quan chức năng tại Lạng Sơn đưa gà lậu đi tiêu hủy.
Tại Móng Cái - Quảng Ninh, nạn gà lậu cũng đang là một thực trạng gây nhức nhối. Với đặc thù địa lý có cả biên giới đường bộ, đường sông và đường biển nên tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm lậu tại đây diễn ra rất nóng bỏng. Trạm kiểm soát liên hợp Km 15 (Móng Cái - Quảng Ninh) được coi là điểm thắt nút của quốc lộ 18 từ biên giới Móng Cái và nội địa, hầu như không tuần nào lực lượng chức năng ở đây không bắt được vài vụ gia cầm lậu.
Theo thống kê từ đội kiểm soát chống buôn lậu tại Trạm kiểm soát liên hợp, chỉ trong vòng một tháng qua, lực lượng chức năng của trạm đã phát hiện bắt giữ tới 10 vụ vận chuyển với hơn 9.900 con gà gống, gần 1 tấn gà thịt thải loại và hàng chục ngàn quả trứng gia cầm.
Trong khi đó, mới đây nhất, tại trại nuôi gà gia đình thôn 1, Hải Tiến,TP Móng Cái (Quảng Ninh) vừa phát hiện virus cúm A H5N1 khi có đến 234/600 con bị chết. Ổ cúm H5N1 này nhiều khả năng có liên quan đến mầm bệnh từ gia cầm lậu.
Dùng thuyền vận chuyển gia cầm giống nhập lậu bị lực lượng biên phòng phối với hải quan bắt giữ ở Móng Cái, Quảng Ninh.
Những chiêu trò “phù phép” gia cầm nhập lậu vùng biên
Trước đây, để vận chuyển được gia cầm lậu trót lọt, các đầu nậu thường tổ chức tập kết hàng tại biên kia biên giới, thuê người dân địa phương vận chuyển qua các đường mòn, lối mở biên giới, cánh gà cửa khẩu. Từ đây gà lậu được đưa vào các điểm tập kết gần biên giới, nhà dân hoặc trong rừng nhằm cất giấu, nuôi giữ tạm thời để hợp thức hóa; khi có cơ hội sẽ vận chuyển tới các tỉnh thành sâu trong nội địa.
Hiện nay, trước sự truy bắt gắt gao của các cơ quan chức năng, các đầu nậu đã bày ra đủ chiêu trò “phù phép”. Thay vì vận chuyển gà nhập lậu bằng xe tải, xe gắn máy, các đối tượng sử dụng cả xe con hạng sang; thậm chí tại các vùng sông nước, các đầu nậu còn dùng cả bè mảng để vận chuyển gà lậu.
Không chỉ thay đổi phương tiện vận chuyển, các đối tượng còn thay đổi cả cách thức vận chuyển. Lãnh đạo Đội Quản lý thị trường số 1 - Lào Cai cho biết sau khi bị đánh mạnh ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, các đối tượng buôn lậu đã sử dụng thủ đoạn mới là cũng nhập gà sống nhưng khi về đến gần cửa khẩu thì tiến hành giết mổ tập trung rồi đóng thịt vào thùng xốp ướp đá, vận chuyển bằng xe lạnh về nội địa tiêu thụ.
Gà lậu tuồn vào đến tận các tỉnh nội địa thì bị bắt giữ tại Bắc Giang.
Thượng tá Ninh Văn Hợp - Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) cho biết: “Khu vực xóm Kéo Kham, Bãi Gianh đây là những điểm nóng về vận chuyển gia cầm lậu qua biên giới. Tại các điểm nóng này, đồn đã tổ chức chốt chặn thường xuyên, dùng dây thép gai rào kín các đường mòn. Nhưng các đối tượng buôn lậu đã mở thêm nhiều đường mòn khác, rồi thuê cửu vạn là người dân địa phương gánh gà lậu qua biên giới. Nguy hiểm hơn, không ít lần anh em truy bắt, đối tượng vận chuyển gia cầm còn tổ chức đánh cướp lại, hoặc vứt bỏ cho gà lậu chạy lung tung vào những khu vực trên biên giới mà vẫn còn sót lại nhiều vật liệu nổ”.
Không chỉ có gia cầm thịt, gia cầm giống lậu cũng đang được tuồn ồ ạt vào nội địa. đối tượng tổ chức vận chuyển gia cầm, con giống nhập lậu từ Cao Bằng vào nội địa trà trộn với giống vật nuôi trong nước để nuôi một thời gian sau đó mang đi tiêu thụ.
Anh Thế - Quốc Đô
Đột kích những điểm nóng gà lậu vùng biên
Đến thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) vào buổi chiều tối, ít ai có thể ngờ được ở phố núi giáp biên này lại có thể sôi động đến vậy. Ban ngày, phố núi núp mình trong một vẻ khá bình lặng nhưng cứ khi bóng chiều đổ xuống, hàng chục xe máy, “xe cóc” và cả những chiếc xe con đắt tiền dán kính đen kín bưng gầm rú, ầm ầm lao ra quốc lộ 1 xuôi về TP Lạng Sơn. Trên mỗi chiếc xe đều xếp đầy những thùng các-ton, bao tải và lồng gà lèn chặt.
Tại vùng biên Lạng Sơn, gia cầm nhập lậu chủ yếu tuồn qua biên giới ở các đường mòn ở khu vực bãi Gianh, đồi thông, cột cờ thuộc thôn Kéo Kham. Cao điểm có ngày tới 300 gánh gà được vận chuyển qua đây mà mỗi gánh ít nhiều cũng cả trăm con.
Gà lậu được vận chuyển rầm rập trên quốc lộ 1A tại tỉnh Lạng Sơn.
Theo thông tin từ chính những đầu nậu gà “trọc đầu” thì tại bên kia biên giới, một cân gà Trung Quốc thải loại chỉ có giá khoảng 20.000 đồng/kg nhưng khi về tới Lạng Sơn giá đã lên tới 50.000 đồng/kg, nếu về xuôi giá sẽ gấp đôi. Vì thế dù chủng virus cúm A/H7N9 đang rình rập có nguy cơ lớn xâm nhập vào nước ta, trong nước cúm gia cầm H5N1 đang bùng phát tại nhiều địa phương, bất chấp những mối nguy hiểm đó, tình trạng buôn lậu và vận chuyển gia cầm vẫn diễn ra nóng bỏng.
Thiếu tá Phùng Anh Nguyên - Phó trạm kiểm soát liên hợp Dốc Quýt (Lạng Sơn) - cho biết tình trạng buôn bán vận chuyển gia cầm lậu vẫn diễn ra căng thẳng từ trước và sau Tết Nguyên đán đến nay. Dù lực lượng chức năng “căng mình” hết công suất nhưng vẫn không thể xử lý triệt để được. Thậm chí, nhiều đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm lậu bất chấp nguy hiểm lao thẳng xe vào đội hình chốt chặn hoặc sẵn sàng “đua xe” với lực lượng cơ động.
Các cơ quan chức năng tại Lạng Sơn đưa gà lậu đi tiêu hủy.
Tại Móng Cái - Quảng Ninh, nạn gà lậu cũng đang là một thực trạng gây nhức nhối. Với đặc thù địa lý có cả biên giới đường bộ, đường sông và đường biển nên tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm lậu tại đây diễn ra rất nóng bỏng. Trạm kiểm soát liên hợp Km 15 (Móng Cái - Quảng Ninh) được coi là điểm thắt nút của quốc lộ 18 từ biên giới Móng Cái và nội địa, hầu như không tuần nào lực lượng chức năng ở đây không bắt được vài vụ gia cầm lậu.
Theo thống kê từ đội kiểm soát chống buôn lậu tại Trạm kiểm soát liên hợp, chỉ trong vòng một tháng qua, lực lượng chức năng của trạm đã phát hiện bắt giữ tới 10 vụ vận chuyển với hơn 9.900 con gà gống, gần 1 tấn gà thịt thải loại và hàng chục ngàn quả trứng gia cầm.
Trong khi đó, mới đây nhất, tại trại nuôi gà gia đình thôn 1, Hải Tiến,TP Móng Cái (Quảng Ninh) vừa phát hiện virus cúm A H5N1 khi có đến 234/600 con bị chết. Ổ cúm H5N1 này nhiều khả năng có liên quan đến mầm bệnh từ gia cầm lậu.
Dùng thuyền vận chuyển gia cầm giống nhập lậu bị lực lượng biên phòng phối với hải quan bắt giữ ở Móng Cái, Quảng Ninh.
Những chiêu trò “phù phép” gia cầm nhập lậu vùng biên
Trước đây, để vận chuyển được gia cầm lậu trót lọt, các đầu nậu thường tổ chức tập kết hàng tại biên kia biên giới, thuê người dân địa phương vận chuyển qua các đường mòn, lối mở biên giới, cánh gà cửa khẩu. Từ đây gà lậu được đưa vào các điểm tập kết gần biên giới, nhà dân hoặc trong rừng nhằm cất giấu, nuôi giữ tạm thời để hợp thức hóa; khi có cơ hội sẽ vận chuyển tới các tỉnh thành sâu trong nội địa.
Hiện nay, trước sự truy bắt gắt gao của các cơ quan chức năng, các đầu nậu đã bày ra đủ chiêu trò “phù phép”. Thay vì vận chuyển gà nhập lậu bằng xe tải, xe gắn máy, các đối tượng sử dụng cả xe con hạng sang; thậm chí tại các vùng sông nước, các đầu nậu còn dùng cả bè mảng để vận chuyển gà lậu.
Không chỉ thay đổi phương tiện vận chuyển, các đối tượng còn thay đổi cả cách thức vận chuyển. Lãnh đạo Đội Quản lý thị trường số 1 - Lào Cai cho biết sau khi bị đánh mạnh ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, các đối tượng buôn lậu đã sử dụng thủ đoạn mới là cũng nhập gà sống nhưng khi về đến gần cửa khẩu thì tiến hành giết mổ tập trung rồi đóng thịt vào thùng xốp ướp đá, vận chuyển bằng xe lạnh về nội địa tiêu thụ.
Gà lậu tuồn vào đến tận các tỉnh nội địa thì bị bắt giữ tại Bắc Giang.
Thượng tá Ninh Văn Hợp - Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) cho biết: “Khu vực xóm Kéo Kham, Bãi Gianh đây là những điểm nóng về vận chuyển gia cầm lậu qua biên giới. Tại các điểm nóng này, đồn đã tổ chức chốt chặn thường xuyên, dùng dây thép gai rào kín các đường mòn. Nhưng các đối tượng buôn lậu đã mở thêm nhiều đường mòn khác, rồi thuê cửu vạn là người dân địa phương gánh gà lậu qua biên giới. Nguy hiểm hơn, không ít lần anh em truy bắt, đối tượng vận chuyển gia cầm còn tổ chức đánh cướp lại, hoặc vứt bỏ cho gà lậu chạy lung tung vào những khu vực trên biên giới mà vẫn còn sót lại nhiều vật liệu nổ”.
Không chỉ có gia cầm thịt, gia cầm giống lậu cũng đang được tuồn ồ ạt vào nội địa. đối tượng tổ chức vận chuyển gia cầm, con giống nhập lậu từ Cao Bằng vào nội địa trà trộn với giống vật nuôi trong nước để nuôi một thời gian sau đó mang đi tiêu thụ.
Anh Thế - Quốc Đô