T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Chính phủ Nhật hôm qua đã hé lộ hàng loạt sai phạm của hãng điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, trong đó có cả việc cử công nhân vào khắc phục sự cố trong nhà máy mà không có bảo vệ chân.
Phóng xạ tại một số lò phản ứng trong nhà máy điện Fukushima vẫn đang tiếp tục tăng cao.
Người phát ngôn chính phủ Nhật Yukio Edano kêu gọi Công ty điện lực Tokyo (Tepco) minh bạch hơn nữa. Kêu gọi được đưa ra hai ngày sau khi hai công nhân tại nhà máy bị bỏng da do giẫm vào nước có lượng phóng xạ lớn gấp 10.000 lần mức thường thấy ở các lò phản ứng khác.
“Chúng tôi đặc biệt kêu gọi Tepco cung cấp thông tin cho chính phủ nhanh chóng hơn”, ông Edano cho hay.
Cơ quan an toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật (NISA) cho biết thêm Tepco đã biết có phóng xạ cao bên ngoài một trong 6 lò phản ứng của nhà máy từ nhiều ngày trước vụ tai nạn của hai công nhân. Và hai công nhân bị thương chỉ đi ủng đến mắt cá chân, không đủ để bảo vệ cả đôi chân của họ, người phát ngôn NISA Hidehiko Nishiyama cho hay.
“Dù có biết lượng phóng xạ tăng cao hay không trong nước ứ đọng, cách họ điều hành công việc là có vấn đề”, ông Nishiyama khẳng định.
NISA đã cảnh báo Tepco tăng cường đảm bảo an toàn cho các công nhân, nhưng Tepco vẫn để sự cố như vậy xảy ra, Nishiyama cho biết thêm.
Hiện người phát ngôn Tepco Hajime Motojuku từ chối bình luận về sự việc.
Khiển trách của chính phủ được đưa ra khi các công nhân trong nhà máy điện Fukushima vẫn đang vật lộn để ngăn phóng xạ tiếp tục tăng cao và chuyển nước nhiễm xạ nguy hiểm ra khỏi nhà máy. Nhà máy đã bị rò rỉ phóng xạ kể từ khi trận siêu động đất/sóng thần làm hỏng hệ thống làm lạnh của nhà máy vào ngày 11/3 vừa qua. Giới chức trách đã dùng nước biển để cố gắng giảm nhiệt các lò phản ứng, nhưng lo ngại mới lại nổi lên khi nước biển chứa muối ăn mòn, có khả năng làm hư hại thêm các bộ phận bên trong các lò phản ứng.
Vì vậy, Tepco hiện đang khẩn cấp bơm nước ngọt sạch vào các lò phản ứng và bắt đầu hút nước nhiễm xạ trước đó ra, Nishiyama cho hay.
Cuối ngày thứ sáu vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Yoshimi Kitazawa cho biết Mỹ đã ra đề nghị “đặc biệt khẩn cấp”, chuyển dùng nước biển sang nước ngọt. Quân đội Mỹ đang chở nước ngọt ở Vịnh Onahama gần đó tới và sẽ bắt đầu bơm nước trong vài ngày nữa. Hạm đội 7 của Mỹ cũng xác nhận các sà lan chở theo gần 2 triệu lít nước ngọt đang trên đường tới Fukushima.
IAEA: Khủng hoảng hạt nhân “còn lâu mới đến hồi kết”
Hôm qua, người phát ngôn Edanno cho hay tình hình tại Fukushima vẫn không thể đoán trước được. “Chúng tôi vẫn đang nỗ lực để tình hình không xấu thêm. Nhưng chúng tôi vẫn không thể lạc quan”.
Còn người phát ngôn NISA hôm qua cho biết phóng xạ vẫn đang tiếp tục tăng cao ở một số lò phản ứng.
Trong khi đó Yukiya Amano, giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhận định cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật “còn lâu mới đến hồi kết”.
Ông cho rằng cuộc khủng hoảng có thể kéo dài nhiều tuần, nếu không muốn nói là nhiều tháng nữa.
“Đây là vụ tai nạn rất nghiêm trọng, xét về mọi tiêu chuẩn”, ông cho biết trên tờ New York Times. “Và nó còn lâu mới kết thúc”.
Cũng theo ông Amano, người từng là nhà ngoại giao của Nhật, giới chức Nhật hiện vẫn còn chưa rõ liệu lõi lò phản ứng hay các thanh nhiên liệu đã được phủ nước để giảm nhiệt hay chưa.
Mặc dù đã có vài “dấu hiệu tích cực” trong việc phục hồi điện cho nhà máy, nhưng ông cho rằng “cần phải nỗ lực hơn nữa để chấm dứt cuộc khủng hoảng”.
Trong khi đó, IAEA đã cử thêm 2 nhóm làm việc tới Nhật trong hai ngày qua, một để giám sát lượng phóng xạ và một để đánh giá tình trạng nhiễm xạ trong thực phẩm.
Phóng xạ tại một số lò phản ứng trong nhà máy điện Fukushima vẫn đang tiếp tục tăng cao.
Người phát ngôn chính phủ Nhật Yukio Edano kêu gọi Công ty điện lực Tokyo (Tepco) minh bạch hơn nữa. Kêu gọi được đưa ra hai ngày sau khi hai công nhân tại nhà máy bị bỏng da do giẫm vào nước có lượng phóng xạ lớn gấp 10.000 lần mức thường thấy ở các lò phản ứng khác.
“Chúng tôi đặc biệt kêu gọi Tepco cung cấp thông tin cho chính phủ nhanh chóng hơn”, ông Edano cho hay.
Cơ quan an toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật (NISA) cho biết thêm Tepco đã biết có phóng xạ cao bên ngoài một trong 6 lò phản ứng của nhà máy từ nhiều ngày trước vụ tai nạn của hai công nhân. Và hai công nhân bị thương chỉ đi ủng đến mắt cá chân, không đủ để bảo vệ cả đôi chân của họ, người phát ngôn NISA Hidehiko Nishiyama cho hay.
“Dù có biết lượng phóng xạ tăng cao hay không trong nước ứ đọng, cách họ điều hành công việc là có vấn đề”, ông Nishiyama khẳng định.
NISA đã cảnh báo Tepco tăng cường đảm bảo an toàn cho các công nhân, nhưng Tepco vẫn để sự cố như vậy xảy ra, Nishiyama cho biết thêm.
Hiện người phát ngôn Tepco Hajime Motojuku từ chối bình luận về sự việc.
Khiển trách của chính phủ được đưa ra khi các công nhân trong nhà máy điện Fukushima vẫn đang vật lộn để ngăn phóng xạ tiếp tục tăng cao và chuyển nước nhiễm xạ nguy hiểm ra khỏi nhà máy. Nhà máy đã bị rò rỉ phóng xạ kể từ khi trận siêu động đất/sóng thần làm hỏng hệ thống làm lạnh của nhà máy vào ngày 11/3 vừa qua. Giới chức trách đã dùng nước biển để cố gắng giảm nhiệt các lò phản ứng, nhưng lo ngại mới lại nổi lên khi nước biển chứa muối ăn mòn, có khả năng làm hư hại thêm các bộ phận bên trong các lò phản ứng.
Vì vậy, Tepco hiện đang khẩn cấp bơm nước ngọt sạch vào các lò phản ứng và bắt đầu hút nước nhiễm xạ trước đó ra, Nishiyama cho hay.
Cuối ngày thứ sáu vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Yoshimi Kitazawa cho biết Mỹ đã ra đề nghị “đặc biệt khẩn cấp”, chuyển dùng nước biển sang nước ngọt. Quân đội Mỹ đang chở nước ngọt ở Vịnh Onahama gần đó tới và sẽ bắt đầu bơm nước trong vài ngày nữa. Hạm đội 7 của Mỹ cũng xác nhận các sà lan chở theo gần 2 triệu lít nước ngọt đang trên đường tới Fukushima.
IAEA: Khủng hoảng hạt nhân “còn lâu mới đến hồi kết”
Hôm qua, người phát ngôn Edanno cho hay tình hình tại Fukushima vẫn không thể đoán trước được. “Chúng tôi vẫn đang nỗ lực để tình hình không xấu thêm. Nhưng chúng tôi vẫn không thể lạc quan”.
Còn người phát ngôn NISA hôm qua cho biết phóng xạ vẫn đang tiếp tục tăng cao ở một số lò phản ứng.
Trong khi đó Yukiya Amano, giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhận định cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật “còn lâu mới đến hồi kết”.
Ông cho rằng cuộc khủng hoảng có thể kéo dài nhiều tuần, nếu không muốn nói là nhiều tháng nữa.
“Đây là vụ tai nạn rất nghiêm trọng, xét về mọi tiêu chuẩn”, ông cho biết trên tờ New York Times. “Và nó còn lâu mới kết thúc”.
Cũng theo ông Amano, người từng là nhà ngoại giao của Nhật, giới chức Nhật hiện vẫn còn chưa rõ liệu lõi lò phản ứng hay các thanh nhiên liệu đã được phủ nước để giảm nhiệt hay chưa.
Mặc dù đã có vài “dấu hiệu tích cực” trong việc phục hồi điện cho nhà máy, nhưng ông cho rằng “cần phải nỗ lực hơn nữa để chấm dứt cuộc khủng hoảng”.
Trong khi đó, IAEA đã cử thêm 2 nhóm làm việc tới Nhật trong hai ngày qua, một để giám sát lượng phóng xạ và một để đánh giá tình trạng nhiễm xạ trong thực phẩm.