T
T$
Guest
Bà Clinton gợi ý rằng chiến dịch không kích ngăn chận cuộc tiến quân của chính phủ Gadhafi nhắm vào phe nổi dậy cũng đã khơi ra cuộc tranh luận bên trong giới cầm quyền ở Libya về cách thức chấm dứt vụ khủng hoảng.
Tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Maroc Taieb Fassi Fihri, bà Clinton tuyên bố nhà lãnh đạo Libya “phải thực hiện những quyết định” và nói rằng cách nhanh nhất để đình chỉ bạo lực là ông ta nên “thực sự phụng sự nhân dân bằng cách rời chức.”
Ngoại trưởng Clinton nói: “Việc quyết định các biện pháp sắp tới là tùy thuộc ông Gadhafi và các thuộc hạ của ông ta. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ khuyến khích họ thực hiện quyết định đúng đắn, và không những chỉ thiết lập một cuộc ngưng bắn thực sự, toàn diện, mà còn rút ra khỏi các thành phố, chấm dứt các hành động quân sự và chuẩn bị cho một sự chuyển tiếp không có mặt Đại tá Gadhafi.”
Bà Clinton nói chiến dịch không kích của liên minh nhằm thực thi Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể.
Bà cho rằng tuy đã sẵn sàng tiến vào cứ địa của phe nổi dậy ở Benghazi hồi cuối tuần qua gây nguy cơ cho hàng trăm ngàn người, các lực lượng thân Gadhafi đã bị đẩy lui và các khả năng quân sự của chính phủ đã bị xuống cấp.
Bà Clinton nói tiếp: “Tôi biết là bản tin hàng đêm không thể tường thuật hết được cuộc khủng hoảng nhân đạo mà điều may mắn là đã không xảy ra. Nhưng điều quan trọng là phải nhớ rằng nhiều người, rất nhiều người Libya hôm nay được an toàn hơn là nhờ cộng đồng quốc tế đã có hành động. Đương nhiên nay vẫn còn những thách thức chừng nào mà Gadhafi còn tiếp tục chỉ huy lực lượng của ông ta tấn công vào chính nhân dân của mình, vì thế mà Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sứ mạng này và chúng tôi sẽ chuyển giao quyền chỉ huy và kiểm soát sang cho NATO.”
Ngoại trưởng Fihri của Maroc, là nước cực lực ủng hộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, tuyên bố họ làm như thế bởi vì mối quan hệ giữa nhân dân Maroc và Libya và vì ước nguyện muốn nhìn thấy một nước Libya thống nhất, dưới chế độ dân chủ.
Ngoại trưởng Fihri nói: “Đây không phải là một cuộc chiếm đóng. Không ai muốn nhìn thấy Libya bị chia cắt thành 2 hay 3 phần. Đây không phải là một vấn đề phân chia, mà là một tình huống cần phải bảo vệ thường dân. Và vì thế mà có khía cạnh quân sự, và điều cũng quan trọng không kém, là khía cạnh nhân đạo.”
Bà Clinton ca ngợi chương trình cải cách chính trị của Quốc vương Maroc Mohammed đệ lục, mà người trị vì Maroc đã mở rộng hồi đầu tháng này, và bà Clinton cho là có thể là một cái “gương” cho các nước khác trong khu vực đang lâm vào tình trạng bất ổn.
Bà cũng tái khẳng định hậu thuẫn của Hoa Kỳ dành cho kế hoạch tự trị vùng Tây Sahara, một lãnh địa ven biển của Bắc Phi phần lớn nằm dưới sự kiểm soát của Maroc nhưng Mauritania và một phong trào được Algeria hậu thuẫn cũng đang đòi chủ quyền.
Tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Maroc Taieb Fassi Fihri, bà Clinton tuyên bố nhà lãnh đạo Libya “phải thực hiện những quyết định” và nói rằng cách nhanh nhất để đình chỉ bạo lực là ông ta nên “thực sự phụng sự nhân dân bằng cách rời chức.”
Ngoại trưởng Clinton nói: “Việc quyết định các biện pháp sắp tới là tùy thuộc ông Gadhafi và các thuộc hạ của ông ta. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ khuyến khích họ thực hiện quyết định đúng đắn, và không những chỉ thiết lập một cuộc ngưng bắn thực sự, toàn diện, mà còn rút ra khỏi các thành phố, chấm dứt các hành động quân sự và chuẩn bị cho một sự chuyển tiếp không có mặt Đại tá Gadhafi.”
Bà Clinton nói chiến dịch không kích của liên minh nhằm thực thi Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể.
Bà cho rằng tuy đã sẵn sàng tiến vào cứ địa của phe nổi dậy ở Benghazi hồi cuối tuần qua gây nguy cơ cho hàng trăm ngàn người, các lực lượng thân Gadhafi đã bị đẩy lui và các khả năng quân sự của chính phủ đã bị xuống cấp.
Bà Clinton nói tiếp: “Tôi biết là bản tin hàng đêm không thể tường thuật hết được cuộc khủng hoảng nhân đạo mà điều may mắn là đã không xảy ra. Nhưng điều quan trọng là phải nhớ rằng nhiều người, rất nhiều người Libya hôm nay được an toàn hơn là nhờ cộng đồng quốc tế đã có hành động. Đương nhiên nay vẫn còn những thách thức chừng nào mà Gadhafi còn tiếp tục chỉ huy lực lượng của ông ta tấn công vào chính nhân dân của mình, vì thế mà Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sứ mạng này và chúng tôi sẽ chuyển giao quyền chỉ huy và kiểm soát sang cho NATO.”
Ngoại trưởng Fihri của Maroc, là nước cực lực ủng hộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, tuyên bố họ làm như thế bởi vì mối quan hệ giữa nhân dân Maroc và Libya và vì ước nguyện muốn nhìn thấy một nước Libya thống nhất, dưới chế độ dân chủ.
Ngoại trưởng Fihri nói: “Đây không phải là một cuộc chiếm đóng. Không ai muốn nhìn thấy Libya bị chia cắt thành 2 hay 3 phần. Đây không phải là một vấn đề phân chia, mà là một tình huống cần phải bảo vệ thường dân. Và vì thế mà có khía cạnh quân sự, và điều cũng quan trọng không kém, là khía cạnh nhân đạo.”
Bà Clinton ca ngợi chương trình cải cách chính trị của Quốc vương Maroc Mohammed đệ lục, mà người trị vì Maroc đã mở rộng hồi đầu tháng này, và bà Clinton cho là có thể là một cái “gương” cho các nước khác trong khu vực đang lâm vào tình trạng bất ổn.
Bà cũng tái khẳng định hậu thuẫn của Hoa Kỳ dành cho kế hoạch tự trị vùng Tây Sahara, một lãnh địa ven biển của Bắc Phi phần lớn nằm dưới sự kiểm soát của Maroc nhưng Mauritania và một phong trào được Algeria hậu thuẫn cũng đang đòi chủ quyền.