T
T$
Guest
Image caption
Thanh niên họ Phan nói là đã sang Kobane
BBC Tiếng Trung vừa liên lạc được với một công dân Trung Quốc hiện đang có mặt ở Kobane để nghe câu chuyện anh ta sang Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập lực lượng Kurdish đánh lại Nhà nước Hồi giáo (IS).
Chỉ cho biết họ là Phan (Pan) và lấy bí danh là Basin theo tiếng Kurdish, thanh niên 25 tuổi này nói anh ta hiện vẫn ở Kobane.
Gia nhập YPG tức một lực lượng phòng vệ của người Kurd ở Bắc Syria, Pan Basin nói anh ta đã cùng quân Kurdish xâm nhập vào Syria trong tháng 10 vừa qua.
Là người Hán, Pan Basin tin rằng IS "đã huấn luyện nhiều công dân Trung Quốc để sau này đưa về tấn công nước này".
Đây cũng là luận điểm chính quyền Bắc Kinh nêu ra vì họ cho rằng có những nhóm nam giới từ Tân Cương gia nhập cuộc Thánh chiến của IS.
Các tổ chức ở hải ngoại đại diện cho người Uighur ở Tân Cương bác bỏ chuyện này, theo phóng viên Vincent Ni từ BBC Tiếng Trung.
[h=2]Động cơ cá nhân[/h]Bản thân Pan Basin từng được huấn luyện quân sự ở Tứ Xuyên hồi 2012, và hiện không có nghề nghiệp gì cụ thể, anh ta cho BBC Tiếng Trung biết.
Image copyright
AFP
Image caption
Kobane tan hoang sau các trận giao tranh
Động cơ gia nhập quân Kurdish để đánh IS là hoàn toàn mang tính cá nhân, Pan cho hay.
Tháng 9/2015, anh ta bay sang Thái Lan rồi từ đó đến Istanbul bằng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ và tìm tới Kobane, nơi quân Kurdish đã giành lại quyền kiểm soát từ tay IS.
Có vẻ như truyền thông tại Trung Quốc chưa ghi nhận trường hợp của Pan Basin.
Trước đó, một công dân Anh gốc Trung Quốc là Hoàng Lỗi (Huang Lei) cũng tham gia quân Kurkish để đánh IS ở Rojava, theo một số trang báo
tiếng Anh.
Dùng tên trên mạng là LeiG7, thanh niên này cũng xuất thân từ tỉnh Tứ Xuyên và đã chụp hình với quân Kurdish giành được một lá cờ của IS hồi tháng 5 vừa qua.
Hồi tháng 11/2015, IS cho biết họ đã hành quyết ông Ole-Johan Grimsgaard-Ofstad, 48 tuổi, người Na Uy, và ông Phàn Kinh Huy, 50 tuổi, người Trung Quốc.
Image copyright
AP
Image caption
Ông Phàn Kinh Huy, 50 tuổi, người Trung Quốc bị IS hành quyết
IS đã đòi tiền chuộc từ hai nước nhưng không thành.
Giống như nhiều quốc gia khác, Trung Quốc không khuyến khích công dân họ tự ý đi đánh IS vì gia nhập các lực lượng quân sự nước ngoài là không được phép.
Nhưng có vẻ như chỉ tham gia đánh IS thì không phải là một vấn đề.
BBC Tiếng Trung cho hay Hoàng Lỗi, công dân Anh gốc Trung Quốc, trở nên nổi tiếng ở quê cũ với trên 110 nghìn dân hâm mộ trên mạng xã hội tiếng Trung, Weibo.
Theo BBC Vietnamese