Người Singapore nhớ Lý Quang Diệu

T

T$

Guest
Tessa Wong BBC News, Singapore

  • 24 tháng 3 2015
Chia sẻ
150324132226_singaporean_mourns_lee_kuan_yew_624x351_ap_nocredit.jpg
Người già người trẻ Singapore bày tỏ lòng thương tiếc tại bệnh viện nơi ông Lý Quang Diệu qua đời Khi mặt trời lên trên Bệnh viện đa khoa Singapore, vận động viên Paralympic William Tan đã tới khu tưởng niệm dành cho ông Lý Quang Diệu trên chiếc xe lăn của mình và cúi đầu tưởng niệm.
Ông nói với BBC rằng, khi còn là một đứa trẻ, ông đã nhìn cảnh ông Lee khóc trên truyền hình khi công bố một trong những thời khắc đau thương nhất của đất nước: tách ra khỏi Malaysia vào năm 1965.
"Đó là một ngày thật buồn cho tất cả mọi người dân Singapore. Tôi sống trong thời đại mà ông đã xây dựng nên đất nước Singapore, và tôi đã chứng kiến nó tiến bộ," người đàn ông 58 tuổi nói.
Đối với Sayeed Hussain, người đưa hai người con còn ở tuổi thiếu niên tới để tỏ lòng kính trọng trước khi đưa chúng tới trường, thì di sản của ông Lý đã là đem lại sự hòa hợp trong xã hội.
"Ông đã làm rất nhiều cho chúng tôi, giúp tạo nên một đất nước Singapore đa sắc tộc và đa văn hóa," ông nói.
Ông Lý Quang Diệu là một người có tầm cỡ lớn trong con mắt của nhiều người dân Singapore. Ông dẫn dắt một nhóm các nhà lãnh đạo biến Singapore thành một quốc gia giàu có và ổn định.
Ông cũng bị chỉ trích mạnh mẽ vì thành tích nhân quyền, vì việc kèm sát không thương tiếc các đối thủ chính trị và vì quan điểm của ông về chủng tộc và di truyền.
Nhưng mới vài ngay sau khi ông qua đời, ít người Singapore nào muốn động chạm tới những khía cạnh gây nhiều tranh cãi trong di sản mà ông để lại.
150324132319_singaporean_mourns_lee_kuan_yew_624x351_reuters_nocredit.jpg
Báo chí cũng in màu đen với ảnh ông Lý Quang Diệu trên trang nhất. Ngay cả các đối thủ, chẳng hạn như chính trị gia Chee Soon Juan, người bị kiện vì tội phỉ báng với ông Lee, đã chỉ bày tỏ lời chia buồn.
Ông Low Thia Khiang, lãnh đạo đảng đối lập chính của Singapore tại quốc hội, đảng Công nhân, nói rằng đóng góp của ông Lý sẽ "được hàng thế hệ mai sau nhớ tới".
[h=2]'Sư tử trong tư thế tấn công'[/h]Cả đất nước Singapore buồn thương cả trên mạng và ngoài mạng. Đài phát thanh và truyền hình phát chương trình chia buồn và những điệu nhạc ảm đạm, báo chí bôi đen cột đề, biển quảng cáo kỹ thuật số để trống, và các đài truyền hình chạy hàng tin thông báo cái chết của ông.
Trên Facebook, người thay hình hiển thị của họ bằng biểu tượng cách điệu để tang ông.
Đến giữa buổi sáng, một số cư dân thuộc đơn vị bầu cử của ông Lý Quang Diệu tại Tanjong Pagar đã đến với câu lạc bộ cộng đồng địa phương để tỏ lòng kính trọng của họ.
Là người lớn lên từ khu vực này, L Kalaiselvan, 57 tuổi, đã dự nhiều cuộc mít tinh bầu cử của ông Lý.
"Khi đến lượt ông nói, ông lao lên sân khấu như một con sư tử. Giọng nói của ông thật uy nghi. Quý vị cảm thấy mình được an toàn," ông nói.
Nhiều người đã có mặt trước các cửa sắt của Istana, khu tổ hợp được dùng là tư gia chính thức của Tổng thống và văn phòng Thủ tướng. Các quan chức đã dựng một gian lều với những tấm ván, nơi mọi người có thể gắn những dòng nhắn gửi.
Họ đến, cả trẻ và lẫn già, mang hoa, bưu thiếp và những dòng chữ trang nghiêm. Một số dừng lại để đọc những gì người khác đã viết, và một số người mắt ngân ngấn lệ.
"Chúng tôi chưa từng có một nhà lãnh đạo làm việc không biết mệt mỏi vì chúng tôi như vậy. Ông đã hy sinh phần lớn cuộc đời mình cho đất nước," Carolyn Chia, 40 tuổi, nói.
150324132425_singaporean_mourns_lee_kuan_yew_624x351_bbc_nocredit.jpg
Hình trên Facebook của nhiều người Singapore được thay bằng ảnh ông Lý Quang Diệu
150324073430_a_woman_624x351_afp.jpg
Người dân tới bày tỏ kính trọng đối với ông Lý Quang Diệu trước cửa sắt tại Istana, khu tư gia của ông.
150324132538_singaporean_mourns_lee_kuan_yew_624x351_getty_nocredit.jpg
Các dòng chữ thương tiếc dược viết trên những tấm thiếp và đính trên các tấm bảng bên ngoài Istana [h=2]Khoảng cách giữa các thế hệ?[/h]Trong số những người Singapore lớn tuổi nói chuyện với đài BBC, có lo lắng rằng các công dân trẻ sẽ có thể quên di sản của ông Lý cũng như những khó khăn mà thế hệ trước đã phải đối mặt, để rồi sẽ trở nên tự mãn.
"Ông là người cha già dân tộc, ông đã đem lại cho chúng tôi nhà ở của chính phủ và một nền giáo dục, tôi có được tất cả mọi thứ là nhờ có ông. Cuộc sống trước đó thật khó khăn... Tôi không hiểu liệu giới trẻ sẽ nhớ điều đó," Sum Choi Yoke, 65 tuổi, nói.
Nhưng giảng viên 35 tuổi W Chai cho biết đây chính là nhiệm vụ của thế hệ mình, phải "làm nhiều hơn để chứng tỏ cho đất nước thấy rằng chúng tôi thực sự quan tâm... nay đó là công việc của chúng tôi để tiến tới."
"Cho dù hướng đi của lãnh đạo hiện nay là gì, nó sẽ phải cởi mở hơn, và điều đó đang xảy ra. Người dân giờ đây muốn có tiếng nói nhiều hơn nữa tại đất nước này."
Những người Singapore trẻ tuổi hơn cho biết họ tôn trọng ông Lý, mặc dù họ không ủng hộ một số chiến thuật mạnh tay của ông, như đàn áp những người chỉ trích, nếu ông vẫn còn trong chính trường ngày nay.
"Việc đó nay sẽ khó xảy ra vì chính trường đã thay đổi," Wong Wai Chee, 34 tuổi, nói. "Tuy nhiên, ông Lý đã làm những gì tốt nhất cho Singapore tại thời điểm đó."
“Không phải luôn có thể là người tốt và đồng thời làm những gì là cần thiết”.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top