“Tôi sang đây khi gần 40 tuổi. Các con tôi khi đó còn quá nheo nhóc, tôi phải cùng chồng đi làm nuôi chúng ăn học. Giờ đây, hơn 25 năm trôi qua, các con đều đã thành tài, và ổn định, tôi nghĩ đã đến lượt mình được quyền bước chân trở lại giảng đường đại học, dù chỉ là để học những điều căn bản nhất bằng ngôn ngữ xứ người.”
Bà Sophia Ðinh, 70 tuổi, đang học tại trường Coastline Community College: “Qua đến đây rồi thì đừng bỏ học mà uổng phí, phải cố mà học cái hay của người ta.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Lời tâm tình trên của bà Christine Nguyễn, trong một bài thực hành nói chuyện trước một lớp học tiếng Anh ở trường đại học cộng đồng Golden West College, đã khiến cô giáo và các bạn học cùng lớp xúc động.
Trường hợp như bà Christine Nguyễn không là cá biệt với nhiều người sống quanh đây. Bước chân vào các trường đại học cộng đồng quanh khu Little Saigon, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy bóng dáng của nhiều vị cao tuổi vẫn còn đều đặn đến trường mỗi ngày.
Trở lại cùng sách vở
Không như khi còn ở quê nhà, sân trường, giảng đường đại học hầu như chỉ dành cho những người trẻ ở độ tuổi đôi mươi. Ở đây, khi đi vào Golden West College (GWC), Coastline Community College (CCC), hay Orange Coast College (OCC), người ta dễ dàng bắt gặp nhiều người Việt Nam lớn tuổi, cả đàn ông lẫn phụ nữ, cũng cắp cặp tới trường, cũng miệt mài, vất vả học tập như bao sinh viên trẻ tuổi.
Mỗi người trong số họ có những lý do, những mục đích khác nhau để trở lại cùng sách vở.
Sang Mỹ từ năm 1982 cùng chồng và 5 đứa con nhỏ, bà Christine Nguyễn, đang sống tại thành phố Santa Ana, không hề dám tơ tưởng đến chuyện trở lại trường học, dù ngày trước bà đã tốt nghiệp đại học sư phạm ở Sài Gòn.
Lời tâm tình trên của bà Christine Nguyễn, trong một bài thực hành nói chuyện trước một lớp học tiếng Anh ở trường đại học cộng đồng Golden West College, đã khiến cô giáo và các bạn học cùng lớp xúc động.
Trường hợp như bà Christine Nguyễn không là cá biệt với nhiều người sống quanh đây. Bước chân vào các trường đại học cộng đồng quanh khu Little Saigon, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy bóng dáng của nhiều vị cao tuổi vẫn còn đều đặn đến trường mỗi ngày.
Trở lại cùng sách vở
Không như khi còn ở quê nhà, sân trường, giảng đường đại học hầu như chỉ dành cho những người trẻ ở độ tuổi đôi mươi. Ở đây, khi đi vào Golden West College (GWC), Coastline Community College (CCC), hay Orange Coast College (OCC), người ta dễ dàng bắt gặp nhiều người Việt Nam lớn tuổi, cả đàn ông lẫn phụ nữ, cũng cắp cặp tới trường, cũng miệt mài, vất vả học tập như bao sinh viên trẻ tuổi.
Mỗi người trong số họ có những lý do, những mục đích khác nhau để trở lại cùng sách vở.
Sang Mỹ từ năm 1982 cùng chồng và 5 đứa con nhỏ, bà Christine Nguyễn, đang sống tại thành phố Santa Ana, không hề dám tơ tưởng đến chuyện trở lại trường học, dù ngày trước bà đã tốt nghiệp đại học sư phạm ở Sài Gòn.

Bà Phượng Trương, 68 tuổi, đang học tại trường Coastline Community College, dù mê tiếng Anh từ nhỏ, nhưng “hơn 30 năm không đụng đến sách vở” nên bây giờ đi học lại cũng đòi hỏi ở bà một sự “phấn đấu dữ lắm.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Bắt đầu từ những công việc phụ bếp nhà hàng, dọn dẹp các văn phòng, rồi đi làm hãng, làm nail, rồi mở tiệm nail, bà Christine cùng chồng bôn ba với đủ loại công việc để vừa lo cho các con ăn học, vừa lo chu cấp cho gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.
Nhìn đi ngoảnh lại, khi 3 người con trai và 2 cô con gái của bà Christine tốt nghiệp đại học, có vợ có chồng, thì bà cũng đã bước qua tuổi 60.
Ðó là lúc bà bắt đầu cảm thấy có thể cho mình quyền được làm những điều mình muốn, “Thế là tôi quyết định đi học trở lại.” Bà Christine, đang theo học trường GWC, nói.
Cũng tương tự như trường hợp bà Christine Nguyễn, là câu chuyện của bà Sophia Ðinh, 70 tuổi, hiện đang học tại trường CCC.
Sang Mỹ được 15 năm, bà Sophia, cư dân thành phố Garden Grove, cũng trải qua nhiều công việc làm khác nhau để lo cho kinh tế gia đình, từ đi làm ở shop may, rồi đi giữ cháu, rồi sang Florida mở tiệm buôn bán hoa giả.
Khi các con đã ổn định công ăn việc làm, bà Sophia trở về California với suy nghĩ, “sẽ đi học lại” bởi “không đi học mọi sự đều phải nhờ ở con cái.” Với quyết tâm của mình, bà Sophia đi hỏi thăm những người quen biết đã có đi học trước, rồi tự tìm đến trường GWC để hỏi ghi danh.
“Mấy cô ở chỗ làm giấy tờ ở trường GWC hỏi nhà ở đâu và khuyên tôi nên học ở trường CCC cho gần hơn. Vậy là tôi chuyển qua CCC học cũng đã mấy mùa rồi,” người phụ nữ phúc hậu đã bước vào tuổi thất thập vui vẻ kể chuyện đi học của mình
Ông Thomas Vũ, nhà ở Westminster, ngấp nghé tuổi 70, cũng bền chí nhiều mùa tại trường GWC.
Qua Mỹ đã được hơn 10 năm, thời gian đầu ông Thomas cũng loay hoay với nhiều loại công việc, nhưng “bền bỉ nhất là làm cho một hãng điện tử cả 7 năm.”
Những tưởng công việc làm hãng cứ đều đặn suốt, “đùng một cái” hãng ông Thomas dời sang Texas. “Làm sao tui đi theo được, vợ con gì ở đây hết trơn mà, với lại ở đây quen rồi,” người đàn ông có mái tóc “muối nhiều tiêu ít” và gương mặt thân thiện, nói.
“Coi như là về hưu luôn.” Ông Thomas nghĩ vậy. Tuy nhiên “ở nhà lại buồn, thôi thì đi học cho vui, lại có thêm tiền học.” Vậy là ông đến trường làm bài kiểm tra xếp lớp và bắt đầu từ những lớp ESL.
Khác với những người trên, chỉ đi học trở lại sau một thời gian khá dài ở Mỹ, bà Phượng Trương, 68 tuổi, cư dân thành phố Garden Grove, bắt đầu đi học ngay khi có thể, tức là chỉ khoảng một năm rưỡi sau khi đến Mỹ.
Tự nhận mình là một người “yêu sự học, yêu sự tiến bộ,” nhưng “trước khi qua đây tôi hoàn toàn đâu nghĩ đến chuyện đi học. Vì ở tuổi này, nếu ở Việt Nam, thì chỉ có phụ giúp con lo cho cháu mà thôi.” Bà Phượng tâm sự.
Ðến khi sang đây, được người nhà nói cho biết là “đi học vừa không tốn tiền lại vừa có tiền chính phủ cho” nên bà Phượng đã “nhào vô học một cách hăng say và cảm thấy hạnh phúc vô cùng.”
“Thực sự đi học có tiền ‘financial aid’ cũng đỡ lắm, nhưng đó không phải là mục đích chính của tôi. Ðiều chủ yếu là tôi muốn học tiếng Anh. Thời gian ở Mỹ với tôi là vàng, nên tôi muốn nắm cơ hội đó. Tôi không muốn tinh thần mình xuống,” người đàn bà nhận mình là “một học sinh suốt đời” chia sẻ một cách chân thành.
Người già đi học không dễ...
Chuyện đi học không bao giờ là một chuyện quá khó khăn và “trọng đại” bởi số lượng người chưa từng đến trường không là một con số lớn.
Tuy nhiên, với người cao niên, vượt qua bao thăng trầm trong cuộc đời riêng, cùng những biến động chung của thời đại mà họ đã sống, việc trở lại trường, trong những giảng đường hoàn toàn xa lạ, và một thứ ngôn ngữ không thân thuộc, đòi hỏi ở các bậc cao niên đó một sự bền bỉ và kiên tâm gấp nhiều lần.
Bắt đầu từ những công việc phụ bếp nhà hàng, dọn dẹp các văn phòng, rồi đi làm hãng, làm nail, rồi mở tiệm nail, bà Christine cùng chồng bôn ba với đủ loại công việc để vừa lo cho các con ăn học, vừa lo chu cấp cho gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.
Nhìn đi ngoảnh lại, khi 3 người con trai và 2 cô con gái của bà Christine tốt nghiệp đại học, có vợ có chồng, thì bà cũng đã bước qua tuổi 60.
Ðó là lúc bà bắt đầu cảm thấy có thể cho mình quyền được làm những điều mình muốn, “Thế là tôi quyết định đi học trở lại.” Bà Christine, đang theo học trường GWC, nói.
Cũng tương tự như trường hợp bà Christine Nguyễn, là câu chuyện của bà Sophia Ðinh, 70 tuổi, hiện đang học tại trường CCC.
Sang Mỹ được 15 năm, bà Sophia, cư dân thành phố Garden Grove, cũng trải qua nhiều công việc làm khác nhau để lo cho kinh tế gia đình, từ đi làm ở shop may, rồi đi giữ cháu, rồi sang Florida mở tiệm buôn bán hoa giả.
Khi các con đã ổn định công ăn việc làm, bà Sophia trở về California với suy nghĩ, “sẽ đi học lại” bởi “không đi học mọi sự đều phải nhờ ở con cái.” Với quyết tâm của mình, bà Sophia đi hỏi thăm những người quen biết đã có đi học trước, rồi tự tìm đến trường GWC để hỏi ghi danh.
“Mấy cô ở chỗ làm giấy tờ ở trường GWC hỏi nhà ở đâu và khuyên tôi nên học ở trường CCC cho gần hơn. Vậy là tôi chuyển qua CCC học cũng đã mấy mùa rồi,” người phụ nữ phúc hậu đã bước vào tuổi thất thập vui vẻ kể chuyện đi học của mình
Ông Thomas Vũ, nhà ở Westminster, ngấp nghé tuổi 70, cũng bền chí nhiều mùa tại trường GWC.
Qua Mỹ đã được hơn 10 năm, thời gian đầu ông Thomas cũng loay hoay với nhiều loại công việc, nhưng “bền bỉ nhất là làm cho một hãng điện tử cả 7 năm.”
Những tưởng công việc làm hãng cứ đều đặn suốt, “đùng một cái” hãng ông Thomas dời sang Texas. “Làm sao tui đi theo được, vợ con gì ở đây hết trơn mà, với lại ở đây quen rồi,” người đàn ông có mái tóc “muối nhiều tiêu ít” và gương mặt thân thiện, nói.
“Coi như là về hưu luôn.” Ông Thomas nghĩ vậy. Tuy nhiên “ở nhà lại buồn, thôi thì đi học cho vui, lại có thêm tiền học.” Vậy là ông đến trường làm bài kiểm tra xếp lớp và bắt đầu từ những lớp ESL.
Khác với những người trên, chỉ đi học trở lại sau một thời gian khá dài ở Mỹ, bà Phượng Trương, 68 tuổi, cư dân thành phố Garden Grove, bắt đầu đi học ngay khi có thể, tức là chỉ khoảng một năm rưỡi sau khi đến Mỹ.
Tự nhận mình là một người “yêu sự học, yêu sự tiến bộ,” nhưng “trước khi qua đây tôi hoàn toàn đâu nghĩ đến chuyện đi học. Vì ở tuổi này, nếu ở Việt Nam, thì chỉ có phụ giúp con lo cho cháu mà thôi.” Bà Phượng tâm sự.
Ðến khi sang đây, được người nhà nói cho biết là “đi học vừa không tốn tiền lại vừa có tiền chính phủ cho” nên bà Phượng đã “nhào vô học một cách hăng say và cảm thấy hạnh phúc vô cùng.”
“Thực sự đi học có tiền ‘financial aid’ cũng đỡ lắm, nhưng đó không phải là mục đích chính của tôi. Ðiều chủ yếu là tôi muốn học tiếng Anh. Thời gian ở Mỹ với tôi là vàng, nên tôi muốn nắm cơ hội đó. Tôi không muốn tinh thần mình xuống,” người đàn bà nhận mình là “một học sinh suốt đời” chia sẻ một cách chân thành.
Người già đi học không dễ...
Chuyện đi học không bao giờ là một chuyện quá khó khăn và “trọng đại” bởi số lượng người chưa từng đến trường không là một con số lớn.
Tuy nhiên, với người cao niên, vượt qua bao thăng trầm trong cuộc đời riêng, cùng những biến động chung của thời đại mà họ đã sống, việc trở lại trường, trong những giảng đường hoàn toàn xa lạ, và một thứ ngôn ngữ không thân thuộc, đòi hỏi ở các bậc cao niên đó một sự bền bỉ và kiên tâm gấp nhiều lần.

Những người cao niên Việt Nam tới lớp, kéo khệ nệ những chiếc ba lô đựng nào tập sách, nào thức ăn trưa, đựng luôn cả ước mơ khao khát đến trường cùng bao nỗi lóng ngóng, vụng về của những người đã đi qua cả ba phần tư thế kỷ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Bà Sophia Ðinh, bà Christine Nguyễn, ông Thomas Vũ, hay bà Phượng Trương, dù lúc đầu xác định là “đi học để khỏi phải nhờ con, để cho vui, để cho não mình làm việc,” nhưng khi đã bắt tay vào việc học rồi thì không phải ai cũng có tâm trạng “thơi thới vui tươi mỗi ngày đến lớp.”
“Mấy chục năm không cần đến giấy viết, vốn liếng tiếng Anh thì không bao nhiêu, kèm theo sự chậm chạp của tuổi già” là những khó khăn đầu tiên mà hầu hết những người lớn tuổi đi học college đều thừa nhận.
Ðang vừa học lớp ESL, vừa học lớp Toán ở trường CCC, bà Sophia Ðinh cho biết, “Làm toán giải phương trình bật nhất thôi mà đã thấy khó quá trời. Tiếng Anh mình cũng có bao nhiêu đâu, từ ngữ toán thì không biết nên cứ lật tự điển, mà nhiều khi cũng không nghe được thầy nói gì hết.”
Ông Thomas Vũ nhớ lại thời gian đầu ở những lớp ESL, “Mình già rồi nên nhiều khi miệng mình cứng ngắc à, không nói được như mấy đứa nhỏ đâu. Lúc đi làm cũng xí xô xí xào tiếng Anh nhưng khi vào lớp học bài bản mới thấy khó. Sợ nhất mỗi lần thầy giáo cho lên nói trước lớp, nhiều khi học thuộc lòng ở nhà rồi mà lên run rồi quên hết trơn, hay thầy đặt câu hỏi mà không nghe ra gì hết. Cũng quê lắm!”
Bà Christine Nguyễn cũng cùng chung những tâm sự đó, “Cứ mỗi lần chuẩn bị cho bài nói trước lớp là tim tôi cứ đập thình thịch, tay toát mồ hôi. Vừa sợ mình quên bài, vừa sợ mình nói không đúng, phát âm không chuẩn thì quê với mọi người.”
Dù biết là mình cũng là “học trò đi học” nhưng người cao tuổi lại phải chịu những áp lực tâm lý rất riêng trong chuyện hay “sợ quê và mắc cỡ với những đứa nhỏ.”
Bà Phượng Trương dù mê tiếng Anh từ nhỏ, nhưng “hơn 30 năm không đụng đến sách vở” nên bây giờ đi học lại cũng đòi hỏi ở bà một sự “phấn đấu dữ lắm.”
Bà cho biết, “Tôi đã học xong các lớp ESL và chuyển sang English. Mùa này học thêm Toán, Public Speaking, Counseling. Ði học vì ham thích nên thật sự không thấy khó khăn nhưng tuổi già nên việc nghe tiến hơi chậm.”
“Người ta thường nói tụi Mỹ học 1, mình mới qua phải học 10, vì ngôn ngữ đó không phải của mình. Nhưng với người già chúng tôi, không phải là học 10 đâu, phải nhiều hơn nữa kìa,” bà Christine nhận xét.
Theo bà Christine, cùng một bài tập, người Việt Nam trẻ mới sang có thể chỉ mất 1 tiếng, 2 tiếng để làm bởi họ nhanh nhạy, còn “người lớn tuổi thì phải chậm chạp, từ từ, đâu thể nói đâu hiểu đó ào ào như mấy bạn trẻ được.”
“Số lượng bài tập, mức độ bài kiểm tra là cho chung mọi người, đâu phân biệt già hay trẻ, Việt hay Mỹ, mới sang hay sang lâu. Muốn học thì phải đeo và cố gắng thôi,” ông Thomas nhớ lại.
‘...Ráng học cái văn minh’
Người cao niên đi học nếu không có niềm ham mê, yêu thích và một nghị lực hơn người thì khó lòng mà đeo đuổi đến tận cùng việc học.
Bà Christine Nguyễn “nói một cách thật lòng,” “Tuổi già kèm theo bao nhiêu chứng bệnh hoạn. Nhiều hôm sáng thức dậy người đau ê ẩm, hay những lúc huyết áp tăng, mệt mỏi lắm, chỉ muốn nằm dài trên giường. Nhưng cứ nghĩ bài tập chưa xong, hôm nay không có đi học thì ngày mai làm sao biết làm bài. Người già tính cả lo, lại thêm cái gì cũng sợ, cũng ngại mất mặt với bạn cùng lớp, nên cũng khổ lắm.”
“Khổ” là vậy nhưng đã 4 mùa học trôi qua, bà Christine đều lấy đủ 12 “units,” và luôn chu toàn bài vở mỗi ngày trước khi đến lớp “để thầy cô khỏi phiền.”
Với ông Thomas Vũ, ban đầu chỉ nghĩ “học cho vui,” vậy mà hết mùa này qua mùa kia, ông Thomas cũng đã lấy xong chứng chỉ về Kế Toán vào mùa Spring 2010 vừa qua. “Cứ theo học với mấy cô cậu trẻ trẻ cùng lớp từ hồi ESL, mấy cô cậu đó theo đến đâu mình cố theo đến đó. Giờ mấy người đó ‘transfer’ lên đại học hết rồi, tui còn 2, 3 lớp nữa thì cũng xong cái AA.” Ông Thomas vui vẻ nói.
Tuy nhiên, ông Thomas cho rằng, “Chắc lấy xong AA thì thôi, đủ rồi, không nghĩ đến chuyện chuyển tiếp lên đại học 4 năm đâu.”
“Sức mình tới đó thôi.” Ông cười lớn.
Bà Sophia Ðinh dù có cảm thấy khó nhưng quyết tâm đi học cũng được 4 mùa rồi vì “đi học để làm gương cho con cháu” nên “không có nản chí.”
Dù phải đi học bằng xe bus hoặc nhờ ông xã đưa đón, có cực nhưng “thấy có tiến bộ về tiếng Anh, thấy tự tin hơn khi nói chuyện được với thầy bằng tiếng Anh” nên bà Sophia “cũng vui lắm.”
Bằng giọng nhỏ nhẹ, hiền lành, bà Sophia nêu suy nghĩ, “Qua đến đây rồi thì đừng bỏ học mà uổng phí, phải cố mà học cái hay của người ta.” Có điều, “Học toán nhức đầu quá để hỏi xem có môn gì thế được không?”
Bà Phượng Trương thì lại ví von, “Ở tuổi tôi mà đi học cứ như chơi một canh bạc mà mình luôn biết chắc là mình được chứ không bao giờ mất, hay thua.”
“Vào lớp là thời gian thư giãn nhất trong ngày của tôi,” bà Phượng nói.
Người phụ nữ mê học này khẳng định, “Tôi sẽ vẫn tiếp tục học đến chừng nào không còn đến trường được nữa mới thôi, còn chuyện bằng cấp thì không ước vọng lắm, chỉ muốn mỗi ngày có thêm tri thức là được rồi.”
Chiều Mùa Thu, cái lạnh se sắt tràn đầy trong hơi thở.
Sân trường Golden West, Coastline rụng đầy lá vàng.
Những người cao niên Việt Nam tới lớp, kéo khệ nệ những chiếc ba lô đựng nào tập sách, nào thức ăn trưa, đựng luôn cả ước mơ khao khát đến trường cùng bao nỗi lóng ngóng, vụng về của những người đã đi qua cả 3 phần tư thế kỷ.
Nhưng họ cứ vượt qua những mệt mỏi của tuổi già để mà học.
Học cho não đừng trì trệ.
Học cho thỏa những năm tháng tuổi xuân đã dành trọn cho gia đình, cho các con.
Học để biết thêm những điều hay của xứ người.
Và học để còn có những niềm vui...


Bà Sophia Ðinh, bà Christine Nguyễn, ông Thomas Vũ, hay bà Phượng Trương, dù lúc đầu xác định là “đi học để khỏi phải nhờ con, để cho vui, để cho não mình làm việc,” nhưng khi đã bắt tay vào việc học rồi thì không phải ai cũng có tâm trạng “thơi thới vui tươi mỗi ngày đến lớp.”
“Mấy chục năm không cần đến giấy viết, vốn liếng tiếng Anh thì không bao nhiêu, kèm theo sự chậm chạp của tuổi già” là những khó khăn đầu tiên mà hầu hết những người lớn tuổi đi học college đều thừa nhận.
Ðang vừa học lớp ESL, vừa học lớp Toán ở trường CCC, bà Sophia Ðinh cho biết, “Làm toán giải phương trình bật nhất thôi mà đã thấy khó quá trời. Tiếng Anh mình cũng có bao nhiêu đâu, từ ngữ toán thì không biết nên cứ lật tự điển, mà nhiều khi cũng không nghe được thầy nói gì hết.”
Ông Thomas Vũ nhớ lại thời gian đầu ở những lớp ESL, “Mình già rồi nên nhiều khi miệng mình cứng ngắc à, không nói được như mấy đứa nhỏ đâu. Lúc đi làm cũng xí xô xí xào tiếng Anh nhưng khi vào lớp học bài bản mới thấy khó. Sợ nhất mỗi lần thầy giáo cho lên nói trước lớp, nhiều khi học thuộc lòng ở nhà rồi mà lên run rồi quên hết trơn, hay thầy đặt câu hỏi mà không nghe ra gì hết. Cũng quê lắm!”
Bà Christine Nguyễn cũng cùng chung những tâm sự đó, “Cứ mỗi lần chuẩn bị cho bài nói trước lớp là tim tôi cứ đập thình thịch, tay toát mồ hôi. Vừa sợ mình quên bài, vừa sợ mình nói không đúng, phát âm không chuẩn thì quê với mọi người.”
Dù biết là mình cũng là “học trò đi học” nhưng người cao tuổi lại phải chịu những áp lực tâm lý rất riêng trong chuyện hay “sợ quê và mắc cỡ với những đứa nhỏ.”
Bà Phượng Trương dù mê tiếng Anh từ nhỏ, nhưng “hơn 30 năm không đụng đến sách vở” nên bây giờ đi học lại cũng đòi hỏi ở bà một sự “phấn đấu dữ lắm.”
Bà cho biết, “Tôi đã học xong các lớp ESL và chuyển sang English. Mùa này học thêm Toán, Public Speaking, Counseling. Ði học vì ham thích nên thật sự không thấy khó khăn nhưng tuổi già nên việc nghe tiến hơi chậm.”
“Người ta thường nói tụi Mỹ học 1, mình mới qua phải học 10, vì ngôn ngữ đó không phải của mình. Nhưng với người già chúng tôi, không phải là học 10 đâu, phải nhiều hơn nữa kìa,” bà Christine nhận xét.
Theo bà Christine, cùng một bài tập, người Việt Nam trẻ mới sang có thể chỉ mất 1 tiếng, 2 tiếng để làm bởi họ nhanh nhạy, còn “người lớn tuổi thì phải chậm chạp, từ từ, đâu thể nói đâu hiểu đó ào ào như mấy bạn trẻ được.”
“Số lượng bài tập, mức độ bài kiểm tra là cho chung mọi người, đâu phân biệt già hay trẻ, Việt hay Mỹ, mới sang hay sang lâu. Muốn học thì phải đeo và cố gắng thôi,” ông Thomas nhớ lại.
‘...Ráng học cái văn minh’
Người cao niên đi học nếu không có niềm ham mê, yêu thích và một nghị lực hơn người thì khó lòng mà đeo đuổi đến tận cùng việc học.
Bà Christine Nguyễn “nói một cách thật lòng,” “Tuổi già kèm theo bao nhiêu chứng bệnh hoạn. Nhiều hôm sáng thức dậy người đau ê ẩm, hay những lúc huyết áp tăng, mệt mỏi lắm, chỉ muốn nằm dài trên giường. Nhưng cứ nghĩ bài tập chưa xong, hôm nay không có đi học thì ngày mai làm sao biết làm bài. Người già tính cả lo, lại thêm cái gì cũng sợ, cũng ngại mất mặt với bạn cùng lớp, nên cũng khổ lắm.”
“Khổ” là vậy nhưng đã 4 mùa học trôi qua, bà Christine đều lấy đủ 12 “units,” và luôn chu toàn bài vở mỗi ngày trước khi đến lớp “để thầy cô khỏi phiền.”
Với ông Thomas Vũ, ban đầu chỉ nghĩ “học cho vui,” vậy mà hết mùa này qua mùa kia, ông Thomas cũng đã lấy xong chứng chỉ về Kế Toán vào mùa Spring 2010 vừa qua. “Cứ theo học với mấy cô cậu trẻ trẻ cùng lớp từ hồi ESL, mấy cô cậu đó theo đến đâu mình cố theo đến đó. Giờ mấy người đó ‘transfer’ lên đại học hết rồi, tui còn 2, 3 lớp nữa thì cũng xong cái AA.” Ông Thomas vui vẻ nói.
Tuy nhiên, ông Thomas cho rằng, “Chắc lấy xong AA thì thôi, đủ rồi, không nghĩ đến chuyện chuyển tiếp lên đại học 4 năm đâu.”
“Sức mình tới đó thôi.” Ông cười lớn.
Bà Sophia Ðinh dù có cảm thấy khó nhưng quyết tâm đi học cũng được 4 mùa rồi vì “đi học để làm gương cho con cháu” nên “không có nản chí.”
Dù phải đi học bằng xe bus hoặc nhờ ông xã đưa đón, có cực nhưng “thấy có tiến bộ về tiếng Anh, thấy tự tin hơn khi nói chuyện được với thầy bằng tiếng Anh” nên bà Sophia “cũng vui lắm.”
Bằng giọng nhỏ nhẹ, hiền lành, bà Sophia nêu suy nghĩ, “Qua đến đây rồi thì đừng bỏ học mà uổng phí, phải cố mà học cái hay của người ta.” Có điều, “Học toán nhức đầu quá để hỏi xem có môn gì thế được không?”
Bà Phượng Trương thì lại ví von, “Ở tuổi tôi mà đi học cứ như chơi một canh bạc mà mình luôn biết chắc là mình được chứ không bao giờ mất, hay thua.”
“Vào lớp là thời gian thư giãn nhất trong ngày của tôi,” bà Phượng nói.
Người phụ nữ mê học này khẳng định, “Tôi sẽ vẫn tiếp tục học đến chừng nào không còn đến trường được nữa mới thôi, còn chuyện bằng cấp thì không ước vọng lắm, chỉ muốn mỗi ngày có thêm tri thức là được rồi.”
Chiều Mùa Thu, cái lạnh se sắt tràn đầy trong hơi thở.
Sân trường Golden West, Coastline rụng đầy lá vàng.
Những người cao niên Việt Nam tới lớp, kéo khệ nệ những chiếc ba lô đựng nào tập sách, nào thức ăn trưa, đựng luôn cả ước mơ khao khát đến trường cùng bao nỗi lóng ngóng, vụng về của những người đã đi qua cả 3 phần tư thế kỷ.
Nhưng họ cứ vượt qua những mệt mỏi của tuổi già để mà học.
Học cho não đừng trì trệ.
Học cho thỏa những năm tháng tuổi xuân đã dành trọn cho gia đình, cho các con.
Học để biết thêm những điều hay của xứ người.
Và học để còn có những niềm vui...


Ngọc Lan/Người Việt