T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Công ty Securency International nay hoàn toàn do Innovia Films sở hữu
Ngân hàng Trung ương Úc quyết định bán phần hùn ở công ty in giấy bạc Securency, vốn đang vướng bê bối hối lộ quan chức nước ngoài, có liên quan Việt Nam.
Ngân hàng Trung ương, tên viết tắt là RBA, cho biết hôm thứ Ba 12/2 rằng phần hùn 50% mà RBA sở hữu tại Securency đã được bán cho chủ sở hữu thứ hai - công ty Innovia Films của Anh, với giá 65 triệu Úc kim (66,7 triệu Mỹ kim).
RBA cũng nói một cuộc điều tra độc lập đã cho kết luận rằng ngân hàng này không bị dính líu làm trái.
Trong thông cáo của mình, RBA viết: "Việc chuyển nhượng hết cổ phần của RBA tại Securency cũng phù hợp với dự tính lâu nay của chúng tôi là rút khỏi liên doanh với Securency một khi công ty này khẳng định được bản thân với tư cách nhà cung cấp có tên tuổi trên thị trường quốc tế".
Tuy nhiên RBA tiếp tục giữ lại một công ty in tiền khác là Note Printing Australia, cũng từng bị vướng vào bê bối hối lộ quan chức Á châu để đổi lấy hợp đồngmà báo chí Úc phanh phui năm 2009.
RBA cũng công bố kết quả điều tra của nhà tư vấn độc lập Cameron Ralph, trong đó kêt luận RBA không vướng sai phạm lớn trong điều hành hai công ty in giấy bạc trên.
Cameron Ralph nói RBA "đã dàn xếp quản lý hai công ty nói trên một cách có cân nhắc và đưa ra các quy trình điều hành và báo cáo theo đúng yêu cầu của hoàn cảnh thực tế lúc đó".
Securency in tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
RBA cũng được nói là đã có hành động phù hợp khi các công ty con tỏ ra có sai phạm trong hoạt động.
Tám người của hai công ty Securency và Note Printing Australia đang bị điều tra về việc hối lộ các quan chức ngân hàng nước ngoài nhằm giành hợp đồng in tiền polymer cho các nước.
Cả hai công ty trên cũng bị khởi tố vì liên quan đường dây hối lộ để giành các hợp đồng ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Nepal.
Trước đó, tháng 12 năm ngoái, Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh, người làm môi giới cho Securency ở Việt Nam, đã được tòa án xóa bỏ dính líu vì thiếu bằng chứng.
Ba cựu lãnh đạo công ty Securency bị cáo buộc đã âm mưu hối lộ các quan chức Việt Nam nhằm tác động đến quyết định trao hợp đồng in tiền trị giá 184 triệu đôla Úc.
Công ty của ông Lương Ngọc Anh đã tham gia giúp dàn xếp hợp đồng của Securency ở Việt Nam.
Theo cáo buộc, những đặc quyền phi pháp dành cho phía Việt Nam bao gồm trả tiền đi lại, ăn ở cho quan chức ngân hàng tại các hội nghị ở Mexico, Brazil, Anh, Italy, trả tiền cho con trai Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy học ở Đại học Durham của Anh.
Tuy nhiên, tòa phán quyết không thể buộc tội ông Anh vì không đủ bằng chứng.
Theo BBC Vietnamese
Ngân hàng Trung ương Úc quyết định bán phần hùn ở công ty in giấy bạc Securency, vốn đang vướng bê bối hối lộ quan chức nước ngoài, có liên quan Việt Nam.
Ngân hàng Trung ương, tên viết tắt là RBA, cho biết hôm thứ Ba 12/2 rằng phần hùn 50% mà RBA sở hữu tại Securency đã được bán cho chủ sở hữu thứ hai - công ty Innovia Films của Anh, với giá 65 triệu Úc kim (66,7 triệu Mỹ kim).
RBA cũng nói một cuộc điều tra độc lập đã cho kết luận rằng ngân hàng này không bị dính líu làm trái.
Trong thông cáo của mình, RBA viết: "Việc chuyển nhượng hết cổ phần của RBA tại Securency cũng phù hợp với dự tính lâu nay của chúng tôi là rút khỏi liên doanh với Securency một khi công ty này khẳng định được bản thân với tư cách nhà cung cấp có tên tuổi trên thị trường quốc tế".
Tuy nhiên RBA tiếp tục giữ lại một công ty in tiền khác là Note Printing Australia, cũng từng bị vướng vào bê bối hối lộ quan chức Á châu để đổi lấy hợp đồngmà báo chí Úc phanh phui năm 2009.
RBA cũng công bố kết quả điều tra của nhà tư vấn độc lập Cameron Ralph, trong đó kêt luận RBA không vướng sai phạm lớn trong điều hành hai công ty in giấy bạc trên.
Cameron Ralph nói RBA "đã dàn xếp quản lý hai công ty nói trên một cách có cân nhắc và đưa ra các quy trình điều hành và báo cáo theo đúng yêu cầu của hoàn cảnh thực tế lúc đó".
RBA cũng được nói là đã có hành động phù hợp khi các công ty con tỏ ra có sai phạm trong hoạt động.
Tám người của hai công ty Securency và Note Printing Australia đang bị điều tra về việc hối lộ các quan chức ngân hàng nước ngoài nhằm giành hợp đồng in tiền polymer cho các nước.
Cả hai công ty trên cũng bị khởi tố vì liên quan đường dây hối lộ để giành các hợp đồng ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Nepal.
Trước đó, tháng 12 năm ngoái, Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh, người làm môi giới cho Securency ở Việt Nam, đã được tòa án xóa bỏ dính líu vì thiếu bằng chứng.
Ba cựu lãnh đạo công ty Securency bị cáo buộc đã âm mưu hối lộ các quan chức Việt Nam nhằm tác động đến quyết định trao hợp đồng in tiền trị giá 184 triệu đôla Úc.
Công ty của ông Lương Ngọc Anh đã tham gia giúp dàn xếp hợp đồng của Securency ở Việt Nam.
Theo cáo buộc, những đặc quyền phi pháp dành cho phía Việt Nam bao gồm trả tiền đi lại, ăn ở cho quan chức ngân hàng tại các hội nghị ở Mexico, Brazil, Anh, Italy, trả tiền cho con trai Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy học ở Đại học Durham của Anh.
Tuy nhiên, tòa phán quyết không thể buộc tội ông Anh vì không đủ bằng chứng.
Theo BBC Vietnamese